4.9/5 - (7 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Công việc SEO là gì? Cần chuẩn bị gì cho vị trí công việc này? Hãy cùng EZ Marketing giải đáp ngay trong bài viết này nhé!

Hiện nay, hầu hết các hoạt động tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số của doanh nghiệp luôn đi kèm với việc thúc đẩy và tối ưu thứ hạng tìm kiếm. Những người đảm nhận vị trí này được gọi chung là chuyên viên SEO. Vậy công việc SEO bao gồm những gì và cần chuẩn bị những gì cho vị trí này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Công việc SEO là gì?

Công việc SEO

Công việc SEO

SEO(Search Engine Optimization) – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là tập hợp các tất cả các phương pháp giúp cải thiện thứ hạng của website trên trang kết quả của Google hoặc Bing… Trong đó, 3 trụ cột cốt lõi quyết định thứ hạng trang web của doanh nghiệp là SEO OnpageSEO OffpageTraffic website

Về cơ bản, công việc SEO sẽ bao gồm: thực hiện các hoạt động nghiên cứu từ khóa SEO, phân tích đối thủ SEO, lập kế hoạch SEO, thực hiện dự án SEO nhằm mục đích gia tăng số lượng và chất lượng truy cập(Traffic) của người dùng tiềm năng vào website; đánh giá – đo lường hiệu quả SEO và nâng cao thứ hạng với các keyword hoặc cụm keyword giống nhau. Từ đó thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Công việc SEO đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Công việc SEO đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp

Công việc SEO đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp

Tối ưu ROI(Return On Investment)  – tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư

Nhờ các công việc SEO mà doanh nghiệp không chỉ đo lường được hiệu quả bán hàng, tính toán chính xác lợi nhuận khi thực hiện các chiến dịch mà còn mang lại một cái nhìn tổng quan hơn. Điều này giúp phát hiện nhanh chóng cũng như giải quyết các vấn đề trong đầu tư một cách hiệu quả nhất.

Tiết kiệm chi phí hiệu quả

SEO là một hạng mục quan trọng trong chiến lược Marketing nhắm tới việc tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu. Dựa vào nhu cầu hiện tại khi họ chủ động tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng internet. Do đó, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ mang lại một lượng lớn khách hàng tiềm năng truy cập vào website, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí marketing cho doanh nghiệp.

Nắm bắt insight của khách hàng 

Phân tích SEO cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu, phác họa chân dung nhóm khách hàng tiềm năng của mình. Những thông tin có thể thu thập được bao gồm: giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý đến thói quen hay hành vi tiêu dùng của họ. Điều này hỗ trợ rất lớn trong việc đề xuất các chiến dịch phù hợp và triển khai sao cho hiệu quả.

Xây dựng, củng cố và phát triển hình ảnh thương hiệu

Không thể phủ nhận vai trò của thứ hạng từ khóa tìm kiếm trong việc xây dựng niềm tin đối với khách hàng. Trên thực tế, người dùng có xu hướng tin rằng thứ hạng trang web càng cao thì website đó càng uy tín. Dựa trên nền tảng đó, họ sẽ yên tâm và mong muốn được trải nghiệm sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đứng top đầu. Từ đó giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, cũng như mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.

Các công việc của SEO Marketing

Các công việc SEO Marketing

Các công việc SEO Marketing

Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)

Đây là quá trình phân tích các từ, cụm từ mà người dùng tìm kiếm thường xuyên trên internet. Công việc này là nhiệm vụ mà bất kỳ người làm SEO hay website nào cũng phải thực hiện. Mục đích là để xác định nhu cầu tìm kiếm, từ đó xây dựng nội dung, cấu trúc website tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tối ưu Onpage để website đạt vị trí cao trên SERP

Công việc Nghiên cứu từ khóa

Công việc Nghiên cứu từ khóa

Các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa phổ biến dành cho SEOer:

Phân tích đối thủ

“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, trong một “trận chiến đua TOP” bạn phải biết đối thủ của mình là ai, họ có những điểm mạnh nào, điểm yếu nào.

Trong SEO cũng vậy, bạn cần nghiên cứu đối thủ đang trong TOP 10 như sau:

  • Bước 1. Search Google từ khóa chính trong lĩnh vực của bạn, để biết bạn đang cạnh tranh với đối thủ nào trong TOP 10
  • Bước 2. Phân tích Onpage những đối thủ trong TOP 10 & học hỏi từ họ: họ có bao nhiêu bài viết, trải nghiệm trên trang của họ có tốt không, có cung cấp thông tin trực quan, hữu ích cho người dùng?
  • Mình cần viết thêm bao nhiêu bài viết chất lượng để đối đầu với đối thủ, có học hỏi được gì từ cách trình bày nội dung của đối thủ, bố cục, trải nghiệm trên trang…
  • Bước 3. Phân tích Offpage của đối thủ  & học hỏi từ họ: đối thủ có bao nhiêu reffer domain chất lượng, bao nhiêu backlink chất lượng, có đi nhiều báo không, nhiều diễn đàn chất lượng không? Tỉ lệ nofollow, doffolow của đối thủ như nào? Mình cần đi thêm bao nhiêu backlink chất lượng để có thể tốt hơn đối thủ?
  • Bước 4. Phân tích Traffic của đối thủ & xem mình cần cải thiện những gì: Traffic của đối thủ có những nguồn nào? Đa dạng không? Lượng traffic lớn không? Mình có những nguồn traffic nào? Cần cải thiện để đa dạng nguồn hơn không? Cần tăng traffic không?

Sau khi biết điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và so sánh với mình, bạn đã biết bạn đang yếu ở đâu và cần cải thiện những gì về Onpage, Offpage và Traffic chưa? Bước tiếp theo chúng ta đến lập kế hoạch SEO chi tiết:

Lập kế hoạch SEO chi tiết

Kế hoạch SEO của bạn trong vòng mấy tháng dự kiến lên TOP? Cần làm những gì để đẩy website lọt TOP 10? Phân công ai làm gì? cần tuân thủ quy tắc 5W1H như sau:

  • What: Kế hoạch SEO của bạn cần làm những đầu việc gì về Onpage, Offpage, Traffic?
  • When: Thời gian của kế hoạch là bao lâu, đầu việc hàng ngày là gì, hàng tuần là gì, hàng tháng là gì
  • Where: Công việc thực hiện ở đâu: Onpage, Offpage hay Traffic?
  • Why: Tại sao bạn cần làm đầu việc đó, đầu việc đó giúp gì trong kế hoạch SEO của bạn?
  • Who: ai là người chịu trách nhiệm từng đầu việc?
  • How: từng đầu việc được thực hiện như thế nào, cách xử lý từng đầu việc?

Thực thi kế hoạch SEO

Sau khi lập kế hoạch SEO chi tiết, bạn cần thực thi kế hoạch SEO như đã lập về Onpage, Offpage và Traffic:

Tối ưu các yếu tố Onpage

Yếu tố kỹ thuật

Phân tích SEO Onpage giúp website thân thiện hơn với người dùng. Thông qua các hoạt động đánh giá, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát nội dung cũng như đưa ra giải pháp tối ưu cho bài viết. Công việc chính bao gồm: 

Công việc Phân tích SEO onpage

Công việc Phân tích SEO onpage

Tối ưu Content chuẩn SEO

Những năm gần đây, khi nghề SEO đang bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt thì content chuẩn SEO được coi là “chìa khóa then chốt” trong việc phục vụ nhu cầu tìm kiếm của người dùng. 

Tối ưu content chuẩn SEO là việc kiểm tra nội dung bài viết đã chuẩn các tiêu chí chuẩn SEO chưa, nhằm cải thiện chất lượng hướng tới nội dung thân thiện với người dùng và các tiêu chí của 1 bài content chuẩn SEO 

Một số câu hỏi cần lưu ý khi tối ưu Content chuẩn SEO:

  • Nội dung có phù hợp nhu cầu tìm kiếm của người dùng?
  • Đứng vào vị trí người dùng xem đọc nội dung có dễ tìm kiếm thông tin
  • Bài viết đã cung cấp thông tin chính xác nhất cho độc giả hay chưa?
  • Có thể cải thiện trải nghiệm khi đọc của người dùng không?
  • Nội dung của đối thủ có trực quan hơn mình không?
  • Các tiêu chí về SEO onpage như thế nào?

Tối ưu Featured Snippet 

Featured Snippet là đoạn thông tin trả lời truy vấn của người dùng, chứa nội dung được trích từ một đoạn của bài viết, hình ảnh và url trỏ ngược. Đoạn trích nổi bật là yếu tố rất quan trọng trong việc đưa website lên vị trí top #0. 

Các yếu tố ảnh hưởng chính đến vị trí này, bao gồm:

  • Website có độ uy tín nhất định ở bộ từ khóa
  • Thông tin chính xác, trực quan
  • Được tối ưu Readability(dễ đọc, dễ hiểu)

Tối ưu cấu trúc website, tối ưu URL cho website

Tối ưu cấu trúc website, URL cho website là việc tạo ra bộ mặt hoàn chỉnh đại diện cho thương hiệu, thể hiện các ý tưởng nội dung và tác động đến trải nghiệm truy cập của người dùng.

Công việc này có thể được hỗ trợ bằng việc sử dụng Heatmap(bản đồ nhiệt) nhằm phân tích đặc điểm điều hướng của người dùng. Chẳng hạn như vùng mắt tập trung nhiều nhất, vùng được click vào nhiều nhất,…Từ đó đề xuất các giải pháp giúp tối ưu giao diện đăng tải nội dung trên trang.

Tối ưu các yếu tố Offpage

Xây dựng liên kết 

Trái với SEO onpage, SEO offpage tập trung cải thiện độ uy tín cho trang web bằng cách xây dựng liên kết từ các trang chất lượng khác. Nội dung sẽ  được chia sẻ trên các website hoặc bình luận trao đổi trên các diễn đàn, trang báo uy tín… 

Social Media

Social Media

Social Media

Công việc SEO này cho phép sản xuất nội dung trên các nền tảng social media. Nhằm mục tiêu kết nối với những người cùng “chí hướng”, giúp các doanh nghiệp tăng khả năng hiển thị, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Một số mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam như: 

  • Facebook
  • Instagram
  • Tiktok
  • Zalo
  • Twitter
  • Linkedin

Tăng traffic cho website

Có rất nhiều cách tăng traffic cho website như đi bookmark các trang social lớn, chạy quảng cáo, email marketing…Bạn có thể xem chi tiết tại: Các cách tăng traffic cho website hiệu quả nhất.

Theo dõi, đo lường, đánh giá kết quả SEO

Công việc của SEO cần Theo dõi, đo lường số liệu (Metrics)

Công việc của SEO cần Theo dõi, đo lường số liệu (Metrics)

Sau khi thực hiện kế hoạch SEO, bạn cần thường xuyên đo lường tiến độ công việc theo tuần xem có tuân thủ đúng tiến độ không. Đo lường các chỉ số theo tháng để xem có tăng giảm gì không, cần cải thiện gì không?

Những kỹ năng cần có đối với chuyên viên SEO Marketing

Những kỹ năng cần có đối với chuyên viên SEO Marketing

Những kỹ năng cần có đối với chuyên viên SEO Marketing

Nghiên cứu và phân tích

Có thể nói, công việc phân tích dữ liệu là vô cùng quan trọng, người làm SEO giỏi cần phải đo lường và báo cáo được hiệu quả cũng như có khả năng đánh giá những điểm hạn chế tác động đến chiến lược của doanh nghiệp.

Thông qua đó có thể xác định được tiềm lực đầu tư, đồng thời hỗ trợ các nhà làm SEO tính toán được khối lượng công việc cụ thể.

Kỹ năng sáng tạo nội dung

Thông thường, công việc SEO bao gồm nghiên cứu, lên outline, trực tiếp sản xuất nội dung và đánh giá các bài viết đáp ứng các tiêu chuẩn SEO, mang lại giá trị hiểu biết cho độc giả. Do đó, SEOer cần trang bị cho mình kỹ năng truyền đạt như sử dụng các ngôn ngữ gần gũi, minh họa sống động, không ngừng sáng tạo và cập nhật nhiều nội dung, bài viết đa dạng nhằm thu hút đối tượng mục tiêu.

Am hiểu các công cụ SEO

Người làm SEO cần hiểu rõ về các công cụ SEO như công cụ theo dõi lưu lượng truy cập website, nghiên cứu từ khóa, thứ hạng từ khóa, hành vi của người dùng và các số liệu khác có liên quan đến kết quả chiến lược. Để có được kỹ năng này, SEOer sẽ phải nắm chắc những công cụ hỗ trợ cơ bản. 

Các kỹ năng mềm 

Kỹ năng mềm bao hàm tính sáng tạo, khả năng tư duy phản biện, đối thoại với khách hàng, xác định và giải quyết vấn đề, xây dựng mạng lưới quan hệ với cộng đồng nhằm mục đích kết nối, học hỏi và chia sẻ kiến thức ngành.

Đồng thời, các công việc SEO sẽ phải đứng trước nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bạn cần người có sự bản lĩnh, tầm nhìn xa nhằm đảm bảo tiến trình tối ưu hóa không bị ảnh hưởng hoặc hạn chế chi phối từ các tác nhân bên ngoài. 

Trên đây, EZ Marketing đã giới thiệu một số công việc SEO phổ biến cũng như các kỹ năng mà một chuyên viên cần có. Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thêm hiểu biết và có cái nhìn rõ hơn về lộ trình học tập của mình trong tương lai. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi để được nhanh chóng giải đáp nhé!