5/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 05/05/2023

Công cụ Google Webmaster Tool + công cụ Google Analytics của Google là 2 công cụ giúp người làm SEO dễ dàng trong việc quản lý website, phân tích người dùng, và có những hướng xử lý kịp thời khi website bị Google phạt. Bài này thuộc khóa học SEO Online miễn phí của chúng tôi.

Google Webmaster Tool là gì?

Công cụ Webmaster Tool(còn được gọi là Google Search Console) là một công cụ quản trị website không thể thiếu cho những người làm SEO. Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí của Google dành cho những người quản trị website. Nếu bạn mới bắt đầu học SEO bạn nên xem bài Các công cụ SEO Website bạn cần cài trước khi học SEO!

Nếu bạn đã làm SEO và không thấy hiệu quả, hãy thử tham khảo ngay Dịch vụ SEO tại EZ Marketing. Chi phí từ 6 triệu/tháng, chỉ lấy chi phí với những từ khóa lên TOP.

Google Webmaster Tool là một công cụ quản trị Website tuyệt vời mà bất kỳ SEOer nào cũng phải sử dụng

Google Webmaster Tool là một công cụ quản trị Website tuyệt vời mà bất kỳ SEOer nào cũng phải sử dụng

Các chức năng chính của công cụ Webmaster Tool

Giao diện Webmaster Tool

Giao diện Webmaster Tool

Chúng tôi sẽ giới thiệu các chức năng chính của công cụ Webmaster Tool trong phần này.

  1. Thông báo các lỗi Onpage như thiếu meta description, thiếu title, thẻ meta description ngắn, trùng lặp,…
  2. Thông báo các lỗi tác vụ thủ công như: Spam link, over optimize,…
  3. Bạn cũng có thể phân tích được Internal link trên website của mình để có kế hoạch onpage cho website. Để hiểu hơn về internal link, bạn có thể tham khảo: 6 cách đi internal link hiệu quả áp dụng với tất cả các website
  4. Bạn cũng có thể phân tích được các backlink tới website của mình để có kế hoạch offpage cho website của bạn
  5. Tôi rất thích chức năng, Yêu cầu lập chỉ mục trong Webmaster Tool. Vì sau khi bạn viết bài viết bạn sẽ rất sợ những người khác copy nội dung của bạn. Chức năng này sẽ index luôn bài viết bạn vừa viết nên bạn không sợ người khác copy bài viết của bạn. Ngoài ra, chức năng Sơ đồ trang web sẽ giúp bạn nộp sơ đồ trang web của bạn cho Google. Như vậy Google sẽ tìm được tất cả các bài viết trên website của bạn mà bạn muốn Google Index Website. Và chức năng Bộ kiểm tra Robots.txt sẽ giúp Google biết những bài viết nào không được Index trên website của bạn.
  6. Bạn cũng sẽ có thể phân tích tìm kiếm, phân tích traffic tới website của bạn. Xem họ đến website của bạn bằng những từ khóa gì, thứ hạng những từ khóa website của bạn trên Google, thứ hạng từ khóa tăng hay giảm,…
  7. Và quan trọng nhất, bạn có thể xem được các thông báo mới nhất từ Google liên quan tới website của bạn. Từ đó bạn có thể đưa ra những quyết định hợp lý cho website của mình.
  8. Xóa các link 404 trên website của bạn

Webmaster Tool còn rất nhiều chức năng phụ khác ít khi được sử dụng. Và chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết các chức năng của Webmaster Tool trong phần dưới bài viết này!

Hướng dẫn cài đặt công cụ Webmaster Tool

URL để đăng ký và cài đặt Webmaster Tool: https://search.google.com/search-console/about?hl=vi

Hướng dẫn đăng ký Webmaster Tool

Hướng dẫn đăng ký Webmaster Tool

Đầu tiên, bạn click URL phía trên. Sau đó đăng nhập bằng tài khoản Gmail bất kỳ. Sau khi đăng nhập bạn sẽ vào giao diện như hình dưới, bạn cần nhập URL website của bạn, nhớ nhập cả https, ví dụ như hình dưới là https://ezmarketing.vn/, rồi nhấn “Tiếp tục”:

Bạn nhập URL website cần đăng ký Webmaster Tool

Bạn nhập URL website cần đăng ký Webmaster Tool

Sau đó thì chờ Webmaster Tool kiểm tra trạng thái xác minh website của bạn xem website đó đã đăng ký Webmaster Tool chưa:

Tiếp theo, đến bước xác minh bạn chính là chủ website này. Bạn có thể chọn 1 trong các phương thức xác minh.

Cách 1: sử dụng phương thức xác minh bằng “Tải xuống tệp” HTML:

Đầu tiên, Bạn click vào mục “Tải tệp xuống”, sau đó upload file vừa tải xuống vào đúng thư mục public_html trên hosting chứa website của bạn. Sau khi tải file lên hosting thì bạn nhấn vào nút “Xác minh”:

Xác minh bạn chính là chủ website bằng cách tải file

Xác minh bạn chính là chủ website bằng cách tải file

Cách 2: sử dụng phương thức xác minh bằng “Thẻ HTML”:

Nếu bạn thấy cách 1 khó quá thì có thể làm theo cách 2. Bạn chọn phương thức xác minh “Thẻ HTML”, bạn chọn “Sao chép” và paste nó vào trước thẻ đóng </head>(thẻ header trên website) trên website của bạn(Bạn có thể xem Cách chèn code vào Header Website):

Các phương pháp xác minh quyền sở hữu khác

Ngoài 2 cách trên còn có các cách xác minh quyền sở hữu khác như Google Analytics, Google Tag Manager và Nhà cung cấp tên miền, bạn có thể chọn phương pháp xác minh phù hợp.

Sau khi xác minh thành công, bạn sẽ vào được trang quản trị của công cụ Webmaster Tool.

Hướng dẫn sử dụng công cụ Webmaster Tool

Khi bạn mới vào trang quản trị Website của công cụ Webmaster Tool bạn nên chú ý cột bên trái của nó. Đây là những chức năng chính mà bạn cần khám phá khi sử dụng công cụ này:

Các chức năng chính trong Webmaster Tool

Các chức năng chính trong Webmaster Tool

Nghiên cứu từ khóa sử dụng Webmaster Tool

Đây là một chức năng tuyệt vời của Google Webmaster Tool. Nếu bạn mới làm SEO thì có thể bạn chưa biết cách nghiên cứu từ khóa này. Và một số bên hướng dẫn làm SEO cũng có thể giấu không cho bạn biết cách nghiên cứu từ khóa sử dụng Webmaster Tool này.

Bảng điều khiển trong Webmaster Tool

Khi bạn chọn phần này nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về website của bạn.

Trang này sẽ hiển thị các thông báo mới nhất từ Google cho website của bạn. Và những thông báo này là những thông báo quan trọng giúp bạn chỉnh sửa website của bạn phù hợp với tiêu chí đánh giá của Google.

Chức năng của tab Bảng điều khiển trong Webmaster Tool

Chức năng của tab Bảng điều khiển trong Webmaster Tool

Và bạn cũng xem được các lỗi thu thập dữ liệu trên website của bạn.

Bạn cũng có thể xem được số index mà Google đã index thông qua sitemaps bạn gửi.

Và quan trọng nhất là xem được số người dùng tới website của bạn tăng hay giảm để có kế hoạch điều chỉnh website của bạn kịp thời.

Thông báo trong Webmaster Tool

Ở tab này sẽ có những thông báo mới nhất của Google cho website của bạn. Có thể thông báo về tác vụ thủ công, hoặc những hình phạt Google phạt website của bạn hoặc những thứ bạn cần thay đổi trên website của bạn,…

Bạn cần chỉnh sửa ngay theo yêu cầu các thông báo đến trong tab này để tránh website của bạn hoạt động tốt nhất trên Google.

Phần Giao diện tìm kiếm trên Webmaster Tool

Trong phần này, bạn chỉ cần quan tâm và theo dõi 2 mục.

Thứ nhất Cải tiến HTML: Phần này Google đưa ra các lỗi Onpage trên website của bạn. Bạn nên sửa ngay các lỗi có trong phần này. Như bạn thấy trong hình dưới có Thiếu thẻ tiêu đề, thẻ tiêu đề trùng lặp,…

Cải tiến HTML trong Webmaster Tool

Cải tiến HTML trong Webmaster Tool

Thứ hai Trang đã tối ưu cho thiết bị di động: Phần này thống kê các trang trên website của bạn đã tạo AMP để nó hoạt động nhanh nhất trên các thiết bị di động. Và nếu bạn thấy trang nào có thông báo lỗi là trang AMP có vấn đề nghiêm trọng thì cần sửa ngay. Bên hình dưới bạn sẽ thấy có 144 trang AMP được lập chỉ mục và 0 trang AMP có vấn đề nghiêm trọng:

Trang đã tối ưu cho thiết bị di động

Trang đã tối ưu cho thiết bị di động

 

Phần lưu lượng tìm kiếm trong Webmaster Tool

Phần Phân tích tìm kiếm

Trong phần này bạn sẽ có thể tùy chỉnh hiển thị những gì trong biểu đồ phân tích tìm kiếm. Có thể là chỉ hiển thị số lần nhấp chuột, hoặc số lần hiển thị, CTR(Click to Rate) tỉ lệ click, vị trí từ khóa trên Google. Hoặc bạn muốn hiển thị tất cả. Bạn cũng có thể lọc để hiển thị theo từ khóa, quốc gia, thiết bị, hiển thị trong bao nhiêu ngày,…

Tùy chọn hiển thị để phân tích tìm kiếm

Tùy chọn hiển thị để phân tích tìm kiếm

 

Thống kê theo ngày các chỉ số tìm kiếm

Thống kê theo ngày các chỉ số tìm kiếm

 

Các từ khóa và thứ hạng của chúng trên Google

Các từ khóa và thứ hạng của chúng trên Google

Ở hình trên bạn sẽ thấy từ khóa “khóa học SEO miễn phí” đang ở vị trí số 855 của Google. Điều này giúp bạn biết bạn đang có những từ khóa nào trên Google rồi và bạn phải cố gắng như thế nào để SEO từ khóa lên TOP 10 của Google.

Các liên kết tới trang web của bạn

Tại đây, bạn sẽ xem được các website nào trỏ backlink tới website của bạn. Và trỏ với số lượng bao nhiêu backlink, và trỏ tới những trang web nào trên website của bạn. Và họ trỏ backlink với những từ khóa nào.

Phần này xem chính xác nhất để phân tích backlink tới website của bạn. Chính xác hơn cả công cụ Ahrefs. Nhưng Ahrefs có một ưu điểm là thường cập nhật baclink nhanh hơn Google Webmaster Tool.

Phần liên kết nội bộ

Trong phần này sẽ thống kê chi tiết các trang web trên website của bạn được bao nhiêu trang web khác trỏ đến.

Số liên kết nội bộ

Số liên kết nội bộ

Như hình trên bạn sẽ thấy trang chủ có 9 liên kết từ các trang khác trên cùng website của bạn trỏ tới

Trang khoa-hoc-marketing có 4 liên kết trỏ tới Và bài quy-trinh-seo có 1 liên kết khác trỏ tới.

Nếu bạn muốn biết các trang nào trỏ tới hãy click trực tiếp vào link bạn muốn xem.

Tác vụ thủ công

Khi bạn có các lỗi như đi spam quá nhiều backlink, hoặc nhồi nhét từ khóa quá nhiều(Keyword Stuffing) trên trang web của bạn hoặc Over Optimize thì bạn sẽ được Google thông báo tác vụ thủ công trong Webmaster Tool. Một khi được thông báo ở đây là lỗi của bạn đã quá nặng. Và bạn nên sửa ngay lỗi đó cho website của bạn không bị Google phạt:

Thông báo lỗi tác vụ thủ công

Thông báo lỗi tác vụ thủ công

Như hình trên chúng tôi không bị mắc lỗi tác vụ thủ công nào.

Phần tính khả dụng trên thiết bị di động

Trong phần này, bạn sẽ xem được website của bạn có thân thiện với thiết bị di động không và có những lỗi nào trên thiết bị di động không.

Nếu bạn có dấu tích (V) màu xanh tức là Website của bạn hoàn toàn thân thiện với các giao diện Mobile:

Tính khả dụng website của bạn trên thiết bị di động

Tính khả dụng website của bạn trên thiết bị di động

 

Chỉ mục của Google

Trạng thái chỉ mục

Trong phần này bạn có thể xem tổng số chỉ mục được Google Index trên website của bạn. Và những trang chặn Robots của Google:

Số chỉ mục Google Index trên website của bạn

Số chỉ mục Google Index trên website của bạn

Tài nguyên bị chặn

Phần này giúp bạn xem được những phần nào bị chặn không cho Google index trên website của bạn

Tài nguyên bị chặn trên website của bạn

Tài nguyên bị chặn trên website của bạn

Xóa URL

Trên website của bạn có một số bài viết bạn đã xóa đi, hoặc bạn không muốn Google index nữa thì bạn có thể dùng chức năng Xóa Url này. Nó sẽ xóa các Url đang được Google Index. Bạn phải hết sức cẩn thận khi dùng chức năng này. Nếu bạn xóa nhầm Url đang có nhiều lượt xem hàng ngày thì bạn sẽ mất nhiều traffic tới website của bạn:

Xóa Url đang được Google lập chỉ mục

Xóa Url đang được Google lập chỉ mục

Thu thập dữ liệu

Lỗi thu thập dữ liệu

Phần này sẽ giúp bạn tìm được các lỗi vì sao mà Google không thể thu thập dữ liệu các trang web trên website của bạn. Có thể là lỗi do DNS, kết nối máy chủ hoặc do Robots.txt chặn không cho Google Index. Nhiều người bị mất thứ hạng nhiều từ khóa về sau mới phát hiện mình đã chặn Google Index bằng Robots.txt.

Lỗi Google không thể thu thập dữ liệu trên website của bạn

Lỗi Google không thể thu thập dữ liệu trên website của bạn

Ở trên bạn thấy Google không thể thu thập 32 dữ liệu trên Website của bạn từ điện thoại di động, Và 0 lỗi máy chủ trên máy tính để bàn.

Số liệu thống kê thu thập dữ liệu

Phần này giúp bạn xem được Google hàng ngày có vào website của bạn nhiều lần không. Và nó có thu thập nhiều dữ liệu trên website của bạn hàng ngày không. Thời gian để Google Bot tải xuống một trang trên website của bạn là bao nhiêu:

Thống kê số trang được Google thu thập dữ liệu mỗi ngày trên website của bạn

Thống kê số trang được Google thu thập dữ liệu mỗi ngày trên website của bạn

Thống kê số kilobyte được tải xuống mỗi ngày tren website của bạn

Thống kê số kilobyte được tải xuống mỗi ngày và thời gian để tải 1 trang trên website của bạn

Yêu cầu lập chỉ mục(index URL)

Phần này giúp Google Index nhanh một bài viết mới của bạn. Khi bạn viết xong một bài viết bạn chỉ cần paste Url vào phần này. Google sẽ nhanh chóng index bài viết của bạn nếu bài viết của bạn không sao chép nội dung và chất lượng tốt. Bạn có thể làm theo các bước sau để yêu cầu Google lập chỉ mục trang web của bạn:

Bước 1: Nhập URL cần index(lập chỉ mục)

Sau khi bạn vào Webmaster Tool, bạn chỉ cần nhập URL cần Index vào ô. Sau đó nhấn Enter, ví dụ ở dưới tôi cần Google Index URL https://ezmarketing.vn/time-on-site/:

Nhập URL cần index vào ô này

Nhập URL cần index vào ô này

Ví dụ nhập URL cần index

Ví dụ nhập URL cần index

Bước 2: Click vào nút “Yêu cầu lập chỉ mục”

Click Yêu cầu lập chỉ mục

Click Yêu cầu lập chỉ mục

Bước 3: Hoàn thành lập chỉ mục(index URL)

Việc lập chỉ mục website hoàn thành

Việc lập chỉ mục website hoàn thành

Sau khi click “Yêu cầu lập chỉ mục” thì việc lập chỉ mục website(index URL) hoàn thành. Đôi khi, bạn phải nhập Captcha của Google.

Bộ kiểm tra Robots.txt

Robots.txt là con dao 2 lưỡi. Nếu bạn sử dụng sai nó sẽ chặn nhầm không cho Google index các trang web trên website của bạn.

Bộ kiểm tra Robots.txt giúp bạn phát hiện ra các lỗi trên file Robots.txt

Bộ kiểm tra Robots.txt giúp bạn phát hiện ra các lỗi trên file Robots.txt

Chức năng Bộ kiểm tra Robots.txt giúp bạn xem Robots.txt trên website của bạn đã chuẩn cấu trúc của Google chưa. Và bạn có thể xem những lỗi trên file Robots.txt của bạn kẻo bạn chặn nhầm Google không index cho website của bạn.

Sơ đồ trang web

Nếu bạn muốn Google Index tất cả bài viết trên website của bạn nhanh nhất hãy gửi Sitemap cho Google. Bạn có thể gửi Sơ đồ trang web của bạn bằng cách chọn vào nút Thêm/kiểm tra sơ đồ trang web

Gửi sitemap tới Google

Gửi sitemap tới Google

Bạn phải copy đường dẫn sitemap của bạn để nhập vào đây. Xem hình trên. Thông thường sitemap nằm ở đường dẫn domaincuaban/sitemap_index.xml hoặc domaincuaban/sitemap.xml

Tại đây bạn cũng có thể xem các lỗi index từ Sitemap và những trang hoặc file nào đã được Google Index từ Sitemap bạn gửi:

Số trang được Index từ sitemap

Số trang được Index từ sitemap

Và việc thêm sitemap này giúp Google biết hết các trang có trên website của bạn để index. Và bạn không phải dùng nhiều lần chức năng Yêu cầu lập chỉ mục. Nhưng nhược điểm của chức năng này là nó index khá chậm, có khi phải mất cả tuần Google mới index xong website của bạn.

Trên đây là tất cả các chức năng quan trọng nhất có trong Webmaster Tool bạn cần biết!

Mong bài viết hữu ích cho bạn trong việc tìm hiểu công cụ Webmaster Tool để làm SEO tốt hơn!