4.6/5 - (5 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Bạn đang muốn tìm hiểu về các vị trí trong ngành Marketing để có thể cố gắng vươn lên các vị trí cao hơn? Hay bạn đang muốn theo học ngành Marketing và muốn tìm hiểu các vị trí trong ngành marketing để lựa chọn hướng đi phù hợp? Trong bài viết này, EZ Marketing muốn chia sẻ cho bạn Tất tần tật các vị trí trong ngành Marketing!

Tất tần tật các vị trí trong ngành Marketing

Tất tần tật các vị trí trong ngành Marketing

Có thể bạn đang tìm kiếm:

Ngành Marketing học những môn gì?

Học Marketing ra làm gì?

Tất cả 15+ vị trí trong ngành Marketing và mô tả công việc các vị trí Marketing

Dưới đây là các vị trí trong Marketing mà bạn có thể theo khi học ngành Marketing:

Internship Marketing/Thực tập sinh Marketing

Thực tập sinh Marketing sẽ thực hiện các công việc liên quan đến Marketing được giao từ nhân viên Marketing:

  1. Seeding trên các Group, Forum, post Ads,…
  2. Viết bài để đi diễn đàn, đi Forrum
  3. Thực hiện đi link diễn đàn, share MXH,…
  4. Lập dàn ý/outline cho các bài viết website
  5. Tạo và xây dựng nội dung cho các Fanpage, Group
  6. Quản lý các MXH, Bookmarking, diễn đàn

Nhân viên Marketing

Nhân viên Marketing sẽ nhận các công việc, mục tiêu(KPI) cần đạt từ trưởng nhóm Marketing, sau đó họ sẽ thực hiện các công việc như:

  1. Lên kế hoạch thực hiện các công việc đã được giao để đạt KPI công việc với ngân sách phù hợp
  2. Thực thi kế hoạch Marketing
  3. Đánh giá, đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo/truyền thông
  4. Quản lý hệ thống kênh Marketing của doanh nghiệp: Group, Fanpage Facebook, website, Youtube, Tiktok, Email Marketing,…

Nhân viên SEO

Nhân viên SEO sẽ thực hiện các công việc như:

  1. Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ của công ty, phân tích khách hàng
  2. Nghiên cứu và xây dựng từ khóa cần SEO
  3. Phân tích đối thủ SEO
  4. Lập kế hoạch SEO để đẩy các từ khóa SEO lên TOP các công cụ tìm kiếm
  5. Lên KPI(mục tiêu) và ngân sách dự kiến để SEO các từ khóa lên TOP
  6. Hợp tác với bộ phận Code để xây dựng website chuẩn SEO
  7. Hợp tác với bộ phận Nội dung hoặc cộng tác viên content để xây dựng content chuẩn SEO cho website
  8. Xây dựng và triển khai chiến lược link building
  9. Tăng traffic cho website từ nhiều nguồn như: Social Bookmarking, Group Facebook, quảng cáo…
  10. Quản lý chi phí của chiến dịch dựa vào ngân sách và dự tính chi phí hàng tháng
  11. Liên tục theo dõi, đo lường, phân tích, đánh giá hiệu quả SEO và tối ưu hiệu quả SEO để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch SEO.

Nhân viên Content/Sáng tạo nội dung/Copywriter

Nhân viên content/Copywriter/sáng tạo nội dung là bộ phận có nhiệm vụ:

  1. Tạo ra nội dung cho bài viết đăng website
  2. Tạo nội dung quảng cáo và các ấn phẩm
  3. Sáng tạo ý tưởng nội dung video
  4. Lên ý tưởng cho tờ rơi và tài liệu thư trực tiếp, email marketing
  5. Sáng tạo Slogan, Tagline, Headline để thu hút người dùng
  6. Xây dựng ý tưởng và nội dung cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị
  7. Viết thông cáo báo chí, bài PR

Strategy Planner

Bộ phận Strategy Planner phụ trách các công việc:

  1. Nghiên cứu thị trường, thu thập dữ liệu, phân tích thông tin dữ liệu, từ đó đề xuất ý tưởng/chiến lược truyền thông cho các chiến dịch.
  2. Xây dựng chiến lược truyền thông, chiến lược thương hiệu và lập kế hoạch truyền thông, kế hoạch Marketing
  3. Quản lý và giám sát chặt chẽ các chiến dịch marketing đang triển khai để đưa chiến dịch đến thành công.
  4. Liên tục cập nhật những kiến thức Marketing, xu hướng mới trong ngành để ứng dụng vào việc xây dựng kế hoạch truyền thông marketing.

Account Marketing

Account Marketing sẽ đảm nhiệm vai trò trung gian giữa công ty và khách hàng trong hoạt động Marketing. Công việc cụ thể của họ sẽ là:

  1. Thực hiện tư vấn, đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng.
  2. Tiếp nhận những yêu cầu/mong muốn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của công ty, sau đó truyền đạt lại cho nhóm dự án Marketing trong công ty để thực hiện chính xác những mong muốn của khách hàng.
  3. Đại diện nhóm dự án Marketing để trao đổi với khách hàng và cùng tìm phương án giải quyết các vấn đề.

Nhân viên thiết kế hình ảnh/Designer

Trong phòng Marketing sẽ có 1 vị trí nhân viên thiết kế hình ảnh. Vị trí này đảm nhiệm việc thiết kế:

  1. Thiết kế Banner, logo
  2. Thiết kế ảnh cho các chiến dịch quảng cáo
  3. Thiết kế ảnh đăng website
  4. Thiết kế backdrop cho sự kiện
  5. Thiết kế bao bì, hộp, túi đựng sản phẩm
  6. Thiết kế giao diện website

Nhân viên tổ chức sự kiện

Nhân viên tổ chức sự kiện sẽ thực hiện các công việc:

  1. Lên ý tưởng, nội dung, kịch bản cho sự kiện của công ty
  2. Ước tính ngân sách cho sự kiện của công ty
  3. Lập kế hoạch thực hiện cho các chương trình, hoạt động, sự kiện do công ty tổ chức
  4. Tìm kiếm các đối tác cung cấp dịch vụ, địa điểm tổ chức sự kiện.
  5.  Giám sát và xử lý những tình huống phát sinh khi thực hiện sự kiện của công ty
  6. Thiết kế hồ sơ sự kiện, proposal theo kịch bản đề ra.

Quản lý thương hiệu/quản lý nhãn hàng(Brand Manager)

Quản lý thương hiệu/nhãn hàng là người có nhiệm vụ xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ của công ty. Các nhiệm vụ chính của quản lý thương hiệu/nhãn hàng bao gồm:

  1. Thu thập và xử lý thông tin về thị trường, người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, tìm insight của khách hàng từ đó đưa ra chiến lược thương hiệu phù hợp.
  2. Đưa ra mục tiêu và lên kế hoạch Marketing tổng thể cho thương hiệu/nhãn hàng với ngân sách phù hợp
  3. Triển khai kế hoạch Marketing tổng thể cho nhãn hàng
  4. Theo dõi, đánh giá, đo lường hiệu quả của các kênh truyền thông, chiến dịch quảng cáo nhằm tối ưu chi phí và đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.
  5. Kết hợp cùng phòng kinh doanh, tài chính, kế toán để tạo ra các chính sách, chương trình bán hàng, khuyến mãi phù hợp cho nhãn hàng.

Nhân viên quan hệ công chúng – PR

Nhân viên truyền thông PR sẽ có nhiệm vụ chính là quản lý các mối quan hệ giữa công ty và mọi người, tạo sự thiện cảm mọi người đối với công ty, tạo uy tín của công ty với mọi người. Ngoài ra, nhân viên PR còn có vai trò to lớn trong việc ngăn chặn và xử lý khủng hoảng truyền thông. Cụ thể, các công việc của nhân viên PR bao gồm:

  1. Đưa ra các chiến lược quan hệ công chúng phù hợp với công ty
  2. Lên kế hoạch PR với ngân sách phù hợp
  3. Kết hợp với các bộ phận khác để thực hiện, tổ chức các hoạt động PR trên nhiều kênh truyền thông khác nhau
  4. Thực hiện các cuộc phỏng vấn, các sự kiện công chúng và sử dụng thông cáo báo chí để PR cho công ty
  5. Lên các kịch bản để xử lý khủng hoảng truyền thông
  6. Đo lường, đánh giá, phân tích kết quả của các chiến dịch PR

Nhân viên nghiên cứu thị trường

Các nhân viên nghiên cứu thị trường là một bộ phận cực kỳ quan trọng của phòng Marketing. Bộ phận này có thể quyết định sự thành bại của 1 dự án Marketing. Công việc cụ thể của nhân viên nghiên cứu thị trường bao gồm:

  1. Nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tìm ra Insight khách hàng, phân tích tình hình thị trường, đối thủ
  2. Lên kế hoạch khảo sát, nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh
  3. Thực hiện kế hoạch hoạt động khảo sát, nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh
  4. Đưa ra đề xuất cải tiến, phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường và khách hàng
  5. Tìm ra xu hướng(trend) thị trường trong lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh

Nhân viên Video Editor

Nhân viên Video Editor sẽ thực hiện các công việc bao gồm:

  1. Lên ý tưởng về kịch bản video, xây dựng nội dung chính của video
  2. Lập kế hoạch triển khai các kênh video Marketing cho sản phẩm/dịch vụ của công ty
  3. Quay phim, chụp ảnh, dựng video, cắt ghép các clip để tạo thành 1 video Marketing hoàn chỉnh
  4. Đưa ra các chiến lược, kế hoạch để tạo ra 1 video giới thiệu sản phẩm/dịch vụ có thể viral trên các kênh video như Tiktok/Facebook/Youtube
  5. Cập nhật các xu hướng và sáng tạo video mới theo trend
  6. Chỉnh sửa, tạo hiệu ứng âm thanh các video theo yêu cầu
  7. Tạo ra các video theo yêu cầu của các bộ phận khác như video đăng website, video quảng cáo,…

Leader Marketing/Trưởng nhóm(SEO, content, thiết kế, PR, sáng tạo,…)

Leader Marketing/trưởng nhóm sẽ quản lý 1 nhóm nhân viên để thực hiện 1 chuyên môn cụ thể, ví dụ trưởng nhóm SEO sẽ quản lý nhóm SEO, trưởng nhóm quảng cáo sẽ quản lý nhóm quảng cáo, trưởng nhóm content sẽ quản lý content…Công việc cụ thể của Leader Marketing/Trưởng nhóm có thể bao gồm:

  1. Lên mục tiêu cho cả nhóm
  2. Lên chiến lược, lập kế hoạch thực hiện công việc chuyên môn cụ thể để đạt mục tiêu đã đề ra(ví dụ trưởng nhóm SEO thì lên kế hoạch SEO, trưởng nhóm quảng cáo sẽ lên kế hoạch quảng cáo…)
  3. Tính toán ngân sách cần thiết để thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu đã đề ra
  4. Quản lý đội nhóm: chỉ đạo các thành viên trong nhóm thực hiện theo kế hoạch đề ra để đạt mục tiêu đề ra.
  5. Đào tạo đội nhóm, nhân sự mới
  6. Triển khai kế hoạch đã đề ra
  7. Đánh giá, đo lường kế hoạch đã thực hiện và cải thiện để đạt mục tiêu ban đầu.

Trưởng phòng Marketing

Trưởng phòng Marketing là người quản lý mọi hoạt động của phòng Marketing. Họ phải quản lý tất cả các nhân viên trong phòng Marketing. Các hoạt động của phòng Marketing dù thành công hay thất bại thì trưởng phòng Marketing sẽ là người chịu trách nhiệm báo cáo, giải thích lý do với giám đốc Marketing và ban lãnh đạo công ty. Các công việc cụ thể của trưởng phòng Marketing bao gồm:

  1. Trưởng phòng Marketing sẽ tiếp nhận định hướng Marketing của doanh nghiệp từ giám đốc Marketing(CMO) từ đó đưa ra mục tiêu của phòng Marketing phù hợp với định hướng đó.
  2. Đề xuất các chiến lược marketing và chiến thuật Marketing để đạt được mục tiêu đã đưa ra
  3. Lên kế hoạch tổng thể cho toàn bộ phòng Marketing để đạt được mục tiêu đề ra.
  4. Xây dựng các bộ phận, vị trí trong phòng Marketing
  5. Lên kế hoạch ngân sách Marketing
  6. Tổ chức thực hiện các chương trình Marketing theo kế hoạch marketing đã đề ra.
  7. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch Marketing. Đánh giá, đo lường kết quả đạt được. Đưa ra các giải pháp Marketing để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
  8. Tìm ra các cơ hội marketing từ các bản phân tích, nghiên cứu thị trường.

Giám đốc Marketing(CMO)

Nếu trưởng phòng Marketing là người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của phòng Marketing thì CMO là người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động marketing của công ty. Giám đốc Marketing(CMO) sẽ có các nhiệm vụ chính đó là:

  1. Tìm hiểu định hướng phát triển và tầm nhìn của doanh nghiệp, từ đó đưa ra định hướng Marketing, chiến lược Marketing phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
  2. Theo dõi xu hướng thị trường của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động để điều hướng hoạt động marketing của doanh nghiệp theo đúng xu hướng thị trường.
  3. Xây dựng chiến lược marketing phù hợp với chiến lược phát triển và tầm nhìn của công ty
  4. Tham gia xây dựng kế hoạch marketing cùng trưởng phòng marketing.
  5. Giám sát việc thực hiện kế hoạch marketing. Theo dõi kế hoạch Marketing có đi đúng theo định hướng Marketing của công ty. Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa phòng Marketing và các phòng ban khác trong công ty.
  6. Làm việc với giám đốc các bộ phận khác như bộ phận kinh doanh – bán hàng, tài chính – kế toán để cùng thống nhất chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh nói chung và marketing nói riêng

Có phải bạn đang tìm: Mức lương ngành Marketing bao nhiêu?

Các định hướng theo ngành Marketing

Các định hướng theo ngành Marketing

Các định hướng theo ngành Marketing

Trở thành chuyên gia Marketing

Để trở thành 1 chuyên gia Marketing thì trước tiên bạn phải lựa chọn 1 chuyên ngành Marketing và đào sâu, tìm hiểu thật sâu, thực hành thật nhiều 1 chuyên ngành đó. Ví dụ: bạn có thể trở thành chuyên gia SEO, chuyên gia Content, chuyên gia thiết kế đồ họa…

Trở thành quản lý Marketing

Nếu muốn trở thành chuyên gia Marketing thì bạn tìm hiểu sâu 1 chuyên ngành Marketing, còn nếu muốn trở thành quản lý Marketing thì bạn tìm hiểu “thật rộng” với nhiều chuyên ngành Marketing. Bạn cũng phải biết cách phân tích đối thủ, cách lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá và đo lường sau khi thực hiện dự án…

Ngoài ra, các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng quản lý thời gian, quản lý dự án…là không thể thiếu!

Giảng dạy Marketing

Nếu bạn không muốn làm việc tại công ty mà bạn muốn đào tạo kiến thức Marketing cho thế hệ trẻ, thì bạn có thể xin việc tại các trung tâm đào tạo Marketing, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có giảng dạy ngành Marketing.

Mở công ty Marketing

Nếu bạn không muốn đi làm thuê thì mở công ty Marketing là một lựa chọn thú vị dành cho bạn. Nhưng để mở được công ty Marketing thì ngoài các kiến thức, kỹ năng về Marketing + các kỹ năng mềm, thì bạn còn cần rất nhiều các kiến thức, kỹ năng khác như kiến thức về tài chính, kế toán, pháp luật,…

Do vậy, nếu bạn muốn đi theo hướng mở công ty thì bạn nên hợp tác với một số bạn bè đã có kinh nghiệm về các mảng khác(pháp luật, tài chính, kế toán, nhân sự…). Hoặc bạn cũng có thể tham gia vào công ty khởi nghiệp để có thể hiểu về cách vận hành của 1 công ty Marketing, sau đó thì mở công ty Marketing cũng chưa muộn!

Bài viết về chủ đề “Các vị trí trong ngành Marketing” còn nhiều thiếu sót, mong các bạn có thể đóng góp các ý kiến để EZ Marketing hoàn thiện bài viết này!

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề “Các vị trí trong ngành Marketing”, xin hãy để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ sớm giải đáp câu hỏi của bạn! Nếu bạn thấy bài viết này có ích đối với bạn, hãy chia sẻ nó cho bạn bè của bạn ngay nhé!