5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Ngày nay, các chiến dịch marketing cho các sản phẩm/dịch vụ và nhãn hàng ngày càng trở nên phổ biến. Có thể nói để một chiến dịch marketing thành công, các bài viết content đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thậm chí là then chốt. Để tạo một content chất lượng outline content “chuẩn” là 1 phần không thể thiếu trước khi viết bài hoàn chỉnh. 

Vậy outline là gì? Làm thế nào để có thể tạo ra một outline chi tiết, đúng và đủ các ý cần có? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.

Outline là gì? Vì sao cần viết outline trước khi viết bài?

Outline là gì?

Outline là gì?

Outline là gì?

Outline theo nghĩa tiếng Việt là đề cương, dàn bài,… 

Trong lĩnh vực marketing và viết content, outline có thể được hiểu đơn giản là dàn bài hay mục lục của bài viết. Thông thường, mỗi outline sẽ bao gồm các đầu mục lớn trong bài và các đầu mục nhỏ trình bày các ý chính trong bài viết đó.

Vì sao cần viết outline trước khi viết bài hoàn chỉnh?

Vì sao cần viết outline trước khi viết bài hoàn chỉnh?

Vì sao cần viết outline trước khi viết bài hoàn chỉnh?

Vậy tại sao khi xây dựng nội dung, đặc biệt là nội dung trong marketing, người viết cần bắt đầu bằng việc viết outline bài viết? Nói cách khác, vì sao người làm nội dung cần viết outline trước khi viết bài?

Dưới đây là một số lý do, cũng là lợi ích của việc viết outline trước khi bắt tay vào triển khai bài viết.

Giúp bài viết không bị lan man

Đây là lợi ích lớn nhất của việc viết outline trước khi viết bài. Có thể nói, outline giống như một “khung xương” vững chắc của bài viết. Khi đã xây dựng và hoàn thành outline, ta chỉ việc viết nội dung theo đó, giống như là “đắp da thịt” lên “khung xương” ấy vậy. Việc có một bộ xương hoàn chỉnh, chính xác sẽ giúp cho việc hoàn thiện các phần còn lại không bị lan man, dài dòng và không đúng trọng tâm.

Giúp tác giả bao quát được các ý lớn và nhỏ trong bài viết

Khi đã nắm rõ và hiểu được mình cần viết gì, viết như thế nào, người viết bài có thể bắt tay vào thực hiện như đã lên outline một cách vô cùng dễ dàng và xuyên suốt. Mạch văn trong xây dựng nội dung là vô cùng quan trọng, và outline chính là “sợi chỉ đỏ” giúp tác giả có thể giữ đúng mạch ấy trong suốt quá trình viết bài.

Giúp tác giả tiết kiệm thời gian khi viết bài

Sau khi đã biết được các ý lớn và ý nhỏ trong bài viết của mình là gì, tác giả sẽ có thể cân nhắc và phân bố lượng thời gian phù hợp cho mỗi mục. Thời gian sẽ không thừa với những ý nhỏ và thiếu với những ý lớn. Nhờ đó, tác giả có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi viết bài. 

Quy trình từng bước viết outline content chi tiết

Quy trình từng bước viết outline content chi tiết

Quy trình từng bước viết outline content chi tiết

Có thể thấy, outline, đặc biệt là outline content đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình xây dựng nội dung. Đây có thể coi là bước đặt nền móng cho toàn bộ bài viết hay nội dung sau đó. 

Vậy làm thế nào để có thể viết một outline content chi tiết, đúng và đủ mà không tốn quá nhiều thời gian? Dưới đây là quy trình từng bước cụ thể để người đọc tham khảo và biết cách viết outline content. 

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi bắt đầu viết outline content chi tiết cho một bài viết, sản phẩm hay nhãn hàng, người viết bài cần tìm hiểu kỹ sản phẩm, dịch vụ đó. Nói cách khác, tác giả cần hiểu rõ chủ đề của bài viết họ sẽ viết.

Nếu viết về một sản phẩm bất kì

Người viết bài cần tìm hiểu kỹ các thông tin như công dụng, tính năng cơ bản và nâng cao (nếu có), các thông số của sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, các chính sách bảo trì, bảo hành, khuyến mãi,… 

Người viết bài có thể tham khảo các thông tin này trên catalogue giới thiệu sản phẩm hoặc tìm đọc các bài viết trên Website của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc của chính đối thủ để biết thêm thông tin.

Nếu viết về dịch vụ

Người viết bài cần tìm hiểu kỹ các thông tin như đây là dịch vụ gì, có thể đem lại giá trị gì cho khách hàng, các tiêu chí của dịch vụ hướng tới,… 

Cũng giống như khi viết về một sản phẩm bất kỳ, người viết bài có thể tham khảo các thông tin trên catalogue giới thiệu dịch vụ hoặc tìm đọc các bài viết trên Website của doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ hoặc của chính đối thủ để biết thêm thông tin.

Bước 2: Xác định từ khóa chính và các từ khóa liên quan 

Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết về sản phẩm/dịch vụ chuẩn bị được viết bài, người viết cần nghiên cứu từ khóa và lựa chọn từ khóa chính, cộng với các từ khóa liên quan tới sản phẩm, dịch vụ đó.

Để làm được điều này, tác giả phải đặt mình vào vị trí của độc giả và giả sử rằng nếu bản thân là họ thì sẽ tìm kiếm những từ khóa nào về các sản phẩm, dịch vụ này. 

Bên cạnh đó, để xác định từ khóa chính và một số từ khóa liên quan, người viết bài cũng cần nghiên cứu thêm một số yếu tố khác của khách hàng như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…, qua đó phát triển nội dung sao cho thích hợp và đúng hướng nhất.

Qua các thông tin đã tìm hiểu được, người viết bài có thể bắt đầu lên ý tưởng, đặt ra một từ khóa chính và các từ khóa liên quan cho bài viết của mình. Lưu ý tránh phân nhóm theo một cách rập khuôn có thể khiến Google không đánh giá cao bài viết của bạn. Từ khóa nên có độ dài phù hợp, không quá dài cũng không quá ngắn để việc search intent diễn ra dễ dàng.

Bước 3: Lập LSI Keywords cho bài viết

Ngoài từ khóa chính và từ khóa phụ, thì LSI Keyword giúp Google hiểu ngữ nghĩa của bài viết hơn.

LSI Keyword(Latent Semantic Indexing Keyword) là một loại từ khóa đồng nghĩa với từ khóa chính. Từ khóa LSI giúp các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google có thể hiểu được nội dung của bài viết đang đề cập đến chủ đề gì mà không cần phải viết trực tiếp đến chủ đề đó.

Có thể nói, đây là yếu tố then chốt và không thể thiếu trong outline content. Từ khóa LSI xuất hiện càng nhiều, Google càng dễ nắm được nội dung bài viết và đánh giá cao chất lượng bài đăng; từ đó giúp bài viết của tác giả tiếp cận được nhiều người dùng.

Bước 4: Tham khảo và chắt lọc bài viết trong TOP 10 của các đối thủ cùng đề tài 

Tiếp theo đó, bạn hãy tìm kiếm từ khóa chính của bài viết trên Google và tìm đọc các bài viết nằm trong TOP 10 của đối thủ cùng đề tài với bạn. Sau đó, bạn hãy liệt kê chi tiết các nội dung mới, khác lạ của họ. 

Thông qua cách xếp hạng của Google và đánh giá kĩ lưỡng các bài viết của đối thủ như thế này, người viết bài có thể thấy được loại concept bài thường được đối thủ sử dụng và Google yêu thích; từ đó xây dựng concept bài của mình chứa nhiều thông tin hữu ích và nêu nổi bật điểm khác biệt và nổi trội trong sản phẩm của mình so với đối thủ.

Bước 5: Brief Heading cho bài viết

Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, người viết bài tiến tới sắp xếp và đề ra các mục Heading(Tiêu đề). 

Theo đó, 1 bài chỉ có duy nhất 1 Heading 1(Tiêu đề 1), Heading 1 chính là tiêu đề của bài viết, sẽ bao gồm từ khóa chính.

Heading 2(Tiêu đề 2) là các ý chính quan trọng nhất cần có trong bài viết, chứa từ khóa chính hoặc từ khóa phụ.

Heading 3(Tiêu đề 3) là phân ý nhỏ của Heading 2, giúp người dùng dễ đọc hiểu và nắm bắt thông tin ý chính của đoạn Heading 2.

Bằng việc viết các Heading 1, 2, 3 này, tác giả có thể dễ dàng truyền đạt nội dung cũng như giúp quá trình tiếp cận độc giả đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó, tác giả có thể nâng cao tỉ lệ thuyết phục được người đọc mua sản phẩm, dịch vụ được đề cập trong bài.

Bước 6: Brief Meta Title và Meta Description cho bài viết

Meta Title là tiêu đề chứa nội dung, đề tài chính mà brief hướng tới. Để đặt tiêu đề giúp bài viết nổi bật và máy chủ dễ nhận diện, người viết nên đặt tiêu đề số lượng từ là <70 từ, có thể thêm số hoặc ký tự để làm nổi bật, chứa từ khóa chính và những từ ngữ thu hút người đọc.

Meta Description cần ngắn gọn, chứa từ khóa chính và từ khóa phụ. Độ dài của đoạn văn rơi vào khoảng 160 từ là hợp lý. Người viết không nên viết quá dài và lan man ở phần này, dễ khiến người đọc cảm thấy khó hiểu và nhàm chán. 

Trên đây là 6 bước chi tiết áp dụng khi viết 1 outline, đã được áp dụng trong nhiều dạng bài viết và nhiều lĩnh vực. Từ đó, giúp người viết dễ dàng viết hoàn chỉnh bài viết, đầy đủ ý không bị bỏ sót hoặc quên phần nào. 

Để outline được hoàn chỉnh hơn, bạn cần đọc kỹ một số lưu ý khi viết outline được trình  bày sau đây.

Một số lưu ý khi viết outline bài viết

Một số lưu ý khi viết outline bài viết

Một số lưu ý khi viết outline bài viết

Bên cạnh việc nắm vững các bước viết outline bài viết, các tác giả cũng cần biết một số lưu ý quan trọng sau đây để tiết kiệm thời gian khi viết outline và đạt được hiệu quả tốt nhất: 

Nhờ người khác cùng kiểm tra outline

“Người khác” ở đây có thể là đồng nghiệp hoặc cấp trên của bạn. Sau khi hoàn thành outline nội dung, bạn có thể xin nhận xét, góp ý từ sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng. Họ có thể cho bạn biết dàn ý đã đủ các ý cần triển khai chưa, đã đi đúng hướng mà doanh nghiệp mong muốn chưa,…

Kiểm tra chính tả

Đây là điều vô cùng quan trọng. Lỗi sai chính tả trong outline có thể dẫn tới lỗi sai chính tả trong bài viết hoàn chỉnh. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng chính tả trong outline và kịp thời chỉnh sửa lỗi sai nếu có. 

Kiểm tra outline đã có điểm sáng tạo so với đối thủ TOP 10 chưa

Điểm sáng tạo là 1 yếu tố rất quan trọng giúp bài viết của bạn vượt được TOP các đối thủ, và giúp Google đánh giá cao nội dung hữu ích của bạn.

Bạn cần soát lại xem outline của bạn đã có điểm khác biệt, điểm nổi trội so với đối thủ chưa, nếu chưa bạn cần thêm ngay điểm khác biệt của sản phẩm mình vào outline.

Trên đây là quy trình 6 bước để viết outline content chi tiết, đúng và đủ mà không tốn quá nhiều thời gian để có thể tạo ra được những outline content marketing đạt hiệu quả cao nhất. 

Rất mong rằng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ là nguồn tham khảo hữu ích dành cho độc giả, đặc biệt là các độc giả và doanh nghiệp đã, đang và sẽ có dự định viết các bài viết content marketing. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các quý độc giả đã tìm đọc bài viết của công ty chúng tôi!