5/5 - (1 vote)

Trong nền công nghiệp 4.0, Marketing dường như là yếu tố chủ chốt trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây là giải pháp tiếp thị hiệu quả, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Các hoạt động Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, lên chiến lược và quảng bá sản phẩm hiệu quả. Cùng EZ Marketing tìm hiểu chi tiết 10 hoạt động chủ chốt trong Marketing của doanh nghiệp nhé.

Hoạt động Marketing là gì?

Hoạt động Marketing bao gồm tất cả các quy trình, hành động, giải pháp để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của người dùng. Bao gồm các hoạt động như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm đến truyền thông, phân phối sản phẩm…

Ví dụ: thương hiệu mỹ phẩm L’oreal sắp ra mắt sản phẩm nước tẩy trang mới. Họ sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh. Sau đó đề ra chiến lược sản phẩm, chiến lược tiếp thị, tìm kênh phân phối, chiến lược giá sản phẩm. Cuối cùng là bán hàng trực tiếp cho khách hàng qua các nền tảng. Đó là những hoạt động cơ bản từ bộ phận Marketing.

Hoạt động Marketing bao gồm tất cả các quy trình, hành động, giải pháp để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của người dùng

Hoạt động Marketing bao gồm tất cả các quy trình, hành động, giải pháp để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của người dùng

Các hoạt động trong Marketing bắt nguồn từ nhu cầu mua bán, kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến, xu hướng mua sắm của con người ngày càng phát triển. Khi đó, các chiến lược Marketing được ra đời.

Các hoạt động Marketing chủ chốt trong một doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển của thị trường, Marketing luôn đổi mới mỗi ngày. Các hoạt động trong Marketing cũng đòi hỏi sự cải tiến và cập nhật nhiều hơn. Như vậy mới đủ sức cạnh trạnh với thị trường và tiếp thị thành công đến khách hàng.

Thông thường, trong một doanh nghiệp sẽ có các hoạt động Marketing phổ biến sau:

Các hoạt động Marketing chủ chốt trong một doanh nghiệp

Các hoạt động Marketing chủ chốt trong một doanh nghiệp

Quảng cáo – Advertising

Quảng cáo là một trong những cách tiếp thị sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ thực hiện quảng cáo trên các nền tảng tiếp thị như Google, Facebook, Instagram, Tiktok. Thông qua quảng cáo, những hình ảnh, video, sản phẩm, thông điệp sẽ được truyền tải tới đúng tệp khách hàng mục tiêu.

Thông thường, doanh nghiệp nên phối hợp hiệu quả giữa tiếp thị tự nhiên và chạy quảng cáo. Sự kết hợp này vừa nhanh chóng bán được hàng vừa tối ưu hóa chi phí cho chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.

Ví dụ: khi cần quảng bá sản phẩm dầu gội đầu ra thị trường. Thương hiệu Clear vừa thực hiện chạy quảng cáo Google Adwords vừa kết hợp với các hoạt động Marketing khác để sản phẩm nhanh chóng được người dùng tiếp cận.

Quan hệ công chúng – Public Relations

Public Relations bao gồm các hoạt động truyền thông trong mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Bao gồm các công việc quản lý các mối quan hệ cộng đồng và duy trì hình ảnh của thương hiệu. Doanh nghiệp thường tạo các nội dung đăng tải trên tạp chí, báo, diễn đàn…để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Ngoài ra, các hoạt động như tổ chức sự kiện, họp báo, bản tin cũng là hoạt động của quan hệ công chúng.

Thẩm mỹ viện Việt Mỹ đăng tải bài viết với tiêu đề “Ưu và nhược điểm của nâng mũi sụn Sugiform” lên trang báo Vnexpress là một ví dụ của PR.

Chăm sóc khách hàng – Customer Service

Chăm sóc khách hàng là một trong những hoạt động Marketing vô cùng quan trọng. Bạn không chỉ dừng lại ở việc bán được sản phẩm cho khách hàng, điều quan trọng là bạn phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng để họ quay lại vào những lần sau.

Do đó, chăm sóc khách hàng là giải pháp làm cho khách hàng hài lòng sau khi mua hàng. Doanh nghiệp có thể hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn hoặc đưa ra lời khuyên cho khách hàng. Dịch vụ tốt sẽ giúp khách hàng cảm thấy được đáp ứng đúng nhu cầu. Tăng khả năng tiếp thị truyền miệng cho chiến dịch Marketing của thương hiệu.

Tiếp thị trực tiếp – Direct Marketing

Đây là bộ phận chịu trách nhiệm mang những thông điệp của thương hiệu đến tận tay khách hàng. Thông qua các tờ rơi, các tờ quảng cáo, biểu mẫu, danh thiếp…

Chúng tốn ít chi phí nhưng hiệu quả mang lại không cao. Bạn cũng khó kiểm soát được hiệu quả của số lượng tờ rơi phát ra nên bạn hãy cân nhắc khi lựa chọn hoạt động Marketing này. 

Phân phối – Distribution

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận phân phối để vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán hàng. Với những doanh nghiệp lớn, họ sẽ phân phối sản phẩm đến siêu thị, cửa hàng, các nhà phân phối, tiệm tạp hóa. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ lẻ thì sẽ vận chuyển sản phẩm đến trực tiếp khách hàng cuối cùng.

Đây được xem là bộ phận trung gian quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có nhiệm vụ kết nối giữa doanh nghiệp và thị trường tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều kênh phân phối trên cả online và offline.

Nghiên cứu thị trường – Market Research

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nghiên cứu thị trường, đối thủ và khách hàng mục tiêu. Nghiên cứu thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chiến lược và chiến dịch Marketing của thương hiệu.

Thị trường luôn không ngừng thay đổi nên doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, phân tích thị trường thường xuyên. Việc thu thập, phân tích dữ liệu thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình chung của thị trường trong ngành. Từ đó, hiểu rõ mong muốn, nhu cầu của khách hàng cũng như phản ứng của họ với sản phẩm của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường mang đến cho doanh nghiệp nhiều dữ liệu hữu ích, tạo điều kiện cho việc cải tiến sản phẩm để phù hợp hơn với khách hàng. Bộ phận nghiên cứu thị trường cần biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ thu thập dữ liệu thị trường để quá trình nghiên cứu chính xác hơn.

Lập kế hoạch truyền thông – Media Planning

Hoạt động lập kế hoạch truyền thông là giai đoạn quan trọng giúp chiến dịch Marketing đi đúng hướng. Kế hoạch càng rõ ràng, càng chi tiết, bám sát mục tiêu sẽ càng dễ thành công.

Kế hoạch truyền thông sẽ bao gồm mục tiêu, hành động, kênh tiếp thị, chi phí, nhân lực. Bạn cần xác định rõ kênh truyền thông chính cho thương hiệu như truyền hình, báo chí, radio, mạng xã hội, tạp chí…

Định giá sản phẩm – Product Pricing

Trước khi bán sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp nào cũng trải qua quá trình định giá sản phẩm. Mức giá bán ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định doanh thu của doanh nghiệp.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ tiến hành khảo sát giá trên thị trường. So sánh mức giá với những đối thủ đang kinh doanh mặt hàng tương tự. Tính toán dựa trên giá vốn, chi phí vận chuyển, nhân sự, dịch vụ đi kèm…

Đây là hoạt động Marketing tất yếu, luôn cập nhật liên tục theo sự thay đổi của thị trường. Mức giá sản phẩm cũng không cố định trong thời gian dài, chúng sẽ thay đổi khi chi phí sản xuất, vận chuyển thay đổi.

Bán hàng – Sales

Bộ phận chính đảm nhiệm vai trò quảng bá trực tiếp đến người dùng cuối cùng và bán hàng của doanh nghiệp đó là Sale.

Nhân viên Sale sẽ có trách nhiệm tư vấn, thuyết phục, bán hàng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Chỉ khi bán được hàng thì mới thu về doanh thu cho doanh nghiệp nên đây là hoạt động không thể thiếu trong doanh nghiệp. Đây cũng là bộ phận liên kết chặt chẽ với Marketing trong việc thực thi các chiến lược Marketing.

Phát triển thương hiệu – Branding

Branding là bộ phận thực hiện các chiến lược nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu rộng rãi ra thị trường, nhằm khắc sâu hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Hoạt động phát triển thương hiệu cần tốn rất nhiều thời gian và công sức thực hiện. Để ghi được dấu ấn trong tâm trí khách hàng, doanh nghiệp bạn thực hiện chiến lược Branding có quy trình rõ ràng, bài bản từng bước, nhằm làm cho hình ảnh thương hiệu đọng lại trong tâm trí khách hàng, gần gũi và dễ nhớ, để mỗi khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm, họ sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn.

Quy trình triển khai từng bước các hoạt động Marketing để tạo nên chiến dịch Marketing hiệu quả

Một chiến dịch Marketing hiệu quả cần được thực hiện theo kế hoạch rõ ràng, chi tiết. Doanh nghiệp cần kết hợp các hoạt động Marketing thật chặt chẽ để dễ dàng đạt được hiệu quả như mong đợi

Quy trình triển khai các hoạt động theo chiến dịch Marketing sẽ trải qua các bước sau:

Quy trình triển khai từng bước các hoạt động Marketing để tạo nên chiến dịch Marketing hiệu quả

Quy trình triển khai từng bước các hoạt động Marketing để tạo nên chiến dịch Marketing hiệu quả

Nghiên cứu thị trường

Đầu tiên, nghiên cứu thị trường là giai đoạn quan trọng giúp bạn biết được doanh nghiệp hiện đang ở đâu. Xu hướng tiêu dùng của thị trường đang thay đổi mỗi ngày ra sao. Đặc biệt, quá trình nghiên cứu thị trường giúp bạn thu thập được nhiều dữ liệu quan trọng về thị trường, ngành hàng, đối thủ, giá cả…

Doanh nghiệp nên có đội ngũ chuyên triển khai hoạt động này. Kết hợp nghiên cứu cả thị trường online và offline. Từ đó rút ra được nhu cầu, mong muốn của khách hàng tiềm năng. 

Xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể

Kế hoạch Marketing tổng thể bao gồm tất cả các nhiệm vụ sẽ triển khai cho chiến dịch. Từ nghiên cứu, thu thập dữ liệu đến tính toán ngân sách, nguồn lực phù hợp.

Bạn cần xác định rõ phân khúc khách hàng chính của thương hiệu. Bao gồm các yếu tố như địa lý, thu nhập, giới tính, sở thích, nhu cầu mua sắm. 

Tiếp theo, phân tích đối thủ cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch Marketing tổng thể. Phân tích đối thủ đang triển khai các chiến lược tiếp thị nào, mức giá ra sao. Những phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của họ như thế nào. Từ đó đề ra hướng giải quyết phù hợp cho doanh nghiệp.

Ví dụ: thương hiệu Vingroup đã định vị thương hiệu với phân khúc khách hàng cao cấp. Những khách hàng của họ là cá doanh nhân trẻ, có nhu cầu sở hữu căn hộ sang trọng ở vị trí đắc địa. 

Ngoài ra, sản phẩm cần có tính độc đáo, khác biệt mới tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có thể là chất lượng, thiết kế, dịch vụ hậu mãi hoặc chính sách giá…

Xây dựng chiến lược Marketing Mix

Marketing Mix chủ yếu thực hiện theo mô hình tiếp thị 4P (Product – Place – Price – Promotion).

Đây là một trong những giai đoạn quan trọng của các hoạt động Marketing. Việc xác định rõ từng yếu tố sẽ giúp doanh nghiệp định hướng đúng mục tiêu. Doanh nghiệp cần nghiên cứu chuyên sâu về sản phẩm, chính sách giá, kênh phân phối cũng như các hoạt động truyền thông, tiếp thị.

Marketing Mix giúp doanh nghiệp biết được mình có những điểm mạnh và hạn chế nào. Mức độ cạnh tranh với đối thủ thị trường ra sao. Từ đó tìm ra cách xúc tiến thương mại, tiếp thị sản phẩm hiệu quả.

Phát triển Content theo chiến dịch

Content tốt sẽ giúp truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Tăng tỷ lệ chuyển đổi và định vị giá trị tốt trong tâm trí người tiêu dùng. Ở mỗi chiến dịch Marketing, việc sản xuất Content sẽ có sự khác biệt.

Bạn cần dựa vào phân khúc khách hàng, mục tiêu chiến dịch mà tạo ra dạng Content phù hợp. Lưu ý, nội dung của thương hiệu cần có tính nhất quán. Mang đậm dấu ấn đặc trưng của thương hiệu để dễ dàng tạo ấn tượng với khách hàng.

Phân phối sản phẩm

Tiếp theo, bạn cần tìm ra giải pháp phân phối sản phẩm ra thị trường. Tùy vào quy mô và loại hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có hướng phân phối khác nhau. Có công ty sẽ phân phối qua đại lý, tạp hóa, siêu thị, các điểm bán lẻ. Và cũng có công ty phân phối sản phẩm trực tiếp đến người dùng cuối.

Ngoài ra, kênh phân phối cũng đóng vai trò quyết định sự thành công của thương hiệu. Bạn cần kết hợp cả các kênh phân phối online và offline. Kết hợp quảng cáo trên mạng xã hội với việc tổ chức sự kiện, quảng cáo trên truyền hình, báo chí.

Đánh giá, tổng kết

Hoạt động Marketing cuối cùng của doanh nghiệp đó là đánh giá và tổng kết. Sau mỗi chiến dịch, bạn cần theo dõi kết quả, đánh giá hiệu quả đạt được. Từ đó đề ra các giải pháp cải tiến phù hợp hơn.

Các loại hình Marketing phổ biến hiện nay

Hiện nay, Marketing là giải pháp giúp khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu một cách nhanh chóng.

Cùng với sự phát triển của thị trường, Marketing ngày càng trở nên quan trọng và cần được kết hợp cả 2 loại hình là Marketing truyền thống và Digital Marketing:

Các loại hình Marketing phổ biến hiện nay

Các loại hình Marketing phổ biến hiện nay

  • Traditional Marketing: Đây là hình thức tiếp thị thực hiện trên các nền tảng truyền thống. Bạn không sử dụng Internet hoặc kỹ thuật số cho các chiến dịch Marketing truyền thống. Mà Marketing truyền thống các hoạt động như: phát tờ rơi, PR, TVC, sự kiện, Workshop, hội chợ, triển lãm, truyền hình, catalogue… Doanh nghiệp sẽ tốn khá nhiều thời gian và chi phí để triển khai hiệu quả Traditional Marketing.
  • Digital Marketing: Hoạt động Marketing Online diễn ra trên các nền tảng số, đặc biệt là mạng xã hội. Bao gồm các hình thức như email Marketing, SEO, Facebook Ads, Google Ads, Video Advertising, Influencer… Digital Marketing có thể tiếp cận được khách hàng mọi lúc mọi nơi và khá tiết kiệm chi phí.

Tìm hiểu về 4P trong hoạt động Marketing

4P là mô hình Marketing phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng khi triển khai các chiến dịch tiếp thị. Phương pháp này giúp doanh nghiệp nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu. Từ đó đề ra phương án Marketing hiệu quả nhất.

Các yếu tố trong 4P bao gồm:

Tìm hiểu về 4P trong hoạt động Marketing

Tìm hiểu về 4P trong hoạt động Marketing

  • Product (Sản phẩm): Sản phẩm là yếu tố then chốt kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Bạn cần xác định rõ chu kỳ vòng đời của sản phẩm trong doanh nghiệp, từ lúc ra mắt giới thiệu sản phẩm đến quá trình tăng trưởng, thời gian bão hòa và cuối cùng là giai đoạn suy thoái. Xác định rõ sản phẩm có ưu điểm gì, mang lại lợi ích gì cho khách hàng mục tiêu. Thiết kế bao bì, nhãn hiệu của sản phẩm có phù hợp không….
  • Place (Phân phối): Kênh phân phối là nơi mà bạn chọn để bán sản phẩm. Tùy theo mô hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có các kênh bán hàng khác nhau. Có thể bán qua đại lý, doanh nghiệp, nhượng quyền, phân phối độc quyền hoặc cũng có thể là bán đại trà, bán lẻ ngoài thị trường…
  • Price (Giá cả): Chiến lược giá giữ vai trò quyết định doanh thu chính của doanh nghiệp. Bạn cần có nhiều chiến lược giá khác nhau để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức giá thường phụ thuộc vào nhu cầu, khách hàng, chi phí, vận chuyển, xu hướng thị trường. Một số chiến lược giá phổ biến: giá hớt váng, giá cạnh tranh, giá khuyến mãi, giá thâm nhập thị trường…
  • Promotion (Xúc tiến): Đây là giai đoạn quảng cáo, tiếp thị, quảng bá sản phẩm ra thị trường. Lúc này, doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược Promotion phù hợp nhằm truyền tải thông điệp đến đúng tệp khách hàng mục tiêu. 

Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi triển khai các hoạt động trong Marketing?

Hoạt động Marketing càng chặt chẽ, thống nhất sẽ càng dễ dàng thực hiện. Doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng cho từng hoạt động của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý như sau:

Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi triển khai các hoạt động trong Marketing?

Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi triển khai các hoạt động trong Marketing?

  • Lựa chọn hoạt động tiếp thị phù hợp với doanh nghiệp bạn
  • Xác định rõ mục tiêu cần đạt được
  • Kết hợp các hoạt động Marketing một cách khoa học, hiệu quả
  • Sử dụng mô hình 4P
  • Tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đại lý
  • Không nên triển khai quá nhiều hoạt động Marketing khi chưa chắc chắn hoặc doanh nghiệp còn quá nhỏ

 

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về hoạt động Marketing trong doanh nghiệp. EZ Marketing hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều giải pháp hiệu quả cho chiến dịch tiếp thị thương hiệu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ cho chúng tôi ngay nhé.