Bài viết được cập nhật ngày 14/09/2024
Chiến dịch Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến dịch Marketing như thế nào? Và những chiến dịch Marketing thành công ở Việt Nam! Tất cả sẽ được EZ Marketing trình bày trong bài viết này!
Nội dung bài viết
- Chiến dịch Marketing là gì?
- Vị trí nào trong công ty sẽ quản lý và xây dựng chiến dịch Marketing
- Các bước xây dựng chiến dịch Marketing hiệu quả
- Điểm chung của những chiến dịch Marketing thành công
- Những chiến dịch Marketing thành công ở Việt Nam và trên thế giới
- Chiến dịch Rebrand/Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk
- Chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola
- Chiến dịch “Just Do It” của Nike
- Chiến dịch “Think Different” của Apple
- Chiến dịch “Real Beauty” của Dove
- Chiến dịch “The Man Your Man Could Smell Like” của Old Spice
- Chiến dịch “Do Us A Flavor” của Lays
- Chiến dịch “The Best Job In The World” của Sở du lịch Queensland
- Chiến dịch “Like A Girl” của Always
- Chiến dịch “You’re Not You When You’re Hungry” của Snickers
- Chiến dịch “Dilly Dilly” của Bud Light
- Chiến dịch “Find Your Greatness” của Nike
- Chiến dịch “Got Milk?” của California Milk Processor Board
- Chiến dịch “Thank You Mom” của Procter & Gamble
- Chiến dịch “Dumb Ways to Die” của Metro Trains Melbourne
- Chiến dịch “Ice Bucket Challenge” của ALS Association
- Chiến dịch “Fearless Girl” của State Street Global Advisors
- Chiến dịch “Daily Twist” của Oreo
- Chiến dịch “The Most Interesting Man in the World” của Dos Equis
Chiến dịch Marketing là gì?
Chiến dịch Marketing là tập hợp tất cả các hoạt động Marketing với mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ của công ty thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau như tivi, báo chí, mạng xã hội, website, PR…
Để chiến dịch Marketing thành công thì người quản lý chiến dịch Marketing cần lên các chiến lược marketing, chiến thuật marketing và lập kế hoạch Marketing kĩ lưỡng.
Vị trí nào trong công ty sẽ quản lý và xây dựng chiến dịch Marketing
Trưởng phòng Marketing sẽ là người xây dựng chiến dịch Marketing(lên chiến lược, kế hoạch), quản lý và giám sát thực hiện chính của 1 chiến dịch Marketing.
Ngoài ra, giám đốc Marketing và giám đốc công ty sẽ là người theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả của 1 chiến dịch Marketing.
Bạn cần phải biết: Pod trong Marketing là gì? Vì sao pod giúp chiến dịch Marketing thành công?
Các bước xây dựng chiến dịch Marketing hiệu quả
Mỗi doanh nghiệp sẽ có các bước xây dựng chiến dịch Marketing khác nhau. Dưới đây là các bước xây dựng chiến dịch Marketing đang được EZ Marketing áp dụng và đạt được hiệu quả:
Bước 1: Nghiên cứu, phân tích thị trường
Trong bước nghiên cứu, phân tích thị trường gồm có các bước:
- Nghiên cứu thị trường tổng thể
- Nghiên cứu KH mục tiêu(Độ lớn, xu hướng tăng trưởng, mong muốn, hành trình KH…)
- Nghiên cứu Đối thủ cạnh tranh(số lượng, quy mô,…)
- Nghiên cứu Pháp luật(quy định ràng buộc trong lĩnh vực kinh doanh)
- Các yếu tố khác tác động doanh nghiệp
Bước 2: Phân tích thực trạng doanh nghiệp
Trong bước phân tích thực trạng doanh nghiệp sẽ bao gồm các bước:
- Phân tích Doanh thu, lợi nhuận, thị phần so độ lớn thị trường, thương hiệu, tốc độ phát triển tăng hay giảm
- Kiểm tra lại các chiến lược Marketing Tổng thể và Marketing Mix, chương trình Marketing,…hiện tại
- Kiểm tra chi phí Marketing để đạt mức doanh thu ở trên và chi phí để sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ
- Mục tiêu(doanh thu, lợi nhuận, thị phần, thương hiệu,…) Marketing trước đây đã đạt được chưa
- Nguồn lưc hiện tại(Số nhân sự, Ngân sách dự kiến để đạt Mục tiêu)
- Hiểu rõ về sản phẩm(thành phần, công dụng, chức năng, USP,…)
- Đánh giá doanh nghiệp sử dụng SWOT
- Quản lý dữ liệu(CRM, SCM, ERP,…) hiện tại
Bước 3: Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể cho chiến dịch Marketing
Trong bước Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể sẽ gồm có các bước:
- Phân khúc thị trường
- Chọn phân khúc mục tiêu(Chọn Thị trường ngách)
- Định vị sản phẩm
- Xây dựng chiến lược Marketing Mix(Các chiến thuật)
Có thể bạn đang cần: Ứng dụng mô hình BCG trong lập chiến lược Marketing
Bước 4: Lập kế hoạch Marketing cho chiến dịch Marketing
Trong bước Lập kế hoạch Marketing sử dụng phương pháp lập kế hoạch 5W1H:
- What(Có những việc gì? – Các đầu việc, khối lượng mỗi đầu việc)
- Who(Việc ai làm? – Phân công từng đầu việc cho mỗi nhân sự)
- Where(Làm trên kênh nào?)
- When(Khi nào làm? – Số ngày, ngày bắt đầu, kết thúc)
- Why(Mục tiêu chung về doanh thu, lợi nhuận, thị phần, thương hiệu, mục tiêu từng đầu việc?)
- How(Làm việc đó ntn, công cụ hỗ trợ, tài nguyên – Hướng dẫn thực hiện)
Ngoài ra, trong bản kế hoạch Marketing sẽ cần có:
- Dự toán ngân sách(chi phí) Marketing
- Tìm ra Điểm hòa vốn
Bước 5: Thực thi/triển khai chiến dịch Marketing
Bước này sẽ triển khai chiến dịch Marketing theo bản kế hoạch Marketing đã lập ra ở bước 4. Người quản lý chiến dịch Marketing sẽ phải giám sát thực thi những công việc đã lập ra trong bản kế hoạch Marketing.
Bước 6: Đo lường, đánh giá, thay đổi
Người quản lý chiến dịch sẽ phải theo dõi thật sát chiến dịch và đưa ra các đo lường, đánh giá để có những thay đổi kịp thời. Các công việc chi tiết gồm có:
- Đánh giá, đo lường kết quả đạt được
- Đưa ra và thực hiện những thay đổi về chiến lược, chiến thuật, kế hoạch để dự án đi đúng tiến độ, đi đúng mục tiêu chiến dịch Marketing đã đề ra.
Điểm chung của những chiến dịch Marketing thành công
Dưới đây là những điểm chung của những chiến dịch Marketing thành công:
- Phân tích “chính xác” về nhu cầu thị trường, khách hàng tiềm năng
- Đánh giá đúng hiện trạng doanh nghiệp và đối thủ
- Có mục tiêu chiến dịch Marketing rõ ràng
- Có sự sáng tạo trong việc thiết kế và thực hiện chiến dịch Marketing, việc sáng tạo sẽ giúp sản phẩm/dịch vụ dễ dàng thu hút khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
- Lên chiến lược, chiến thuật Marketing và thực hiện bám sát những chiến lược, chiến thuật đó
- Lập kế hoạch Marketing chi tiết và phân công nhiệm vụ cụ thể
- Theo dõi sát và đánh giá chính xác hiệu quả mà chiến lược, chiến thuật mang lại.
- Thay đổi chiến lược, chiến thuật, kế hoạch để chiến dịch Marketing đi đúng tiến độ và mục tiêu đã đưa ra.
- Chiến dịch Marketing cần phân tích xu hướng thị trường hiện tại và tương lai. Ngoài ra, cần lựa chọn các kênh tiếp thị mới nhất theo xu hướng người dùng để đạt được hiệu quả tối đa.
Có thể bạn đang tìm: Các bước Marketing sản phẩm
Những chiến dịch Marketing thành công ở Việt Nam và trên thế giới
Dưới đây là các chiến dịch Marketing thành công ở Việt Nam và trên thế giới:
Chiến dịch Rebrand/Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk
Vinamilk thực hiện chiến dịch Rebrand, cho ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới vào ngày 6/7/2023. Theo bà Mai Kiều Liên(Tổng giám đốc của Vinamilk) thì bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk có ý nghĩa: “Đánh dấu sự chuyển mình lịch sử sau gần 5 thập kỷ hiện diện trong mỗi gia đình người Việt. Giá trị thương hiệu không đổi, nhưng cách thức vận hành có điều chỉnh để tạo sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh mới”.
Ngoài ra, Vinamilk còn cho phép mọi người tạo logo theo phong cách Vinamilk tại https://est1976.vinamilk.com.vn/. Từ đó, tạo ra 1 trend cực HOT, thu hút hàng nghìn người tham gia tạo logo theo phong cách Vinamilk. Và EZ Marketing cũng bắt trend với một Logo theo phong cách Vinamilk:
Chiến dịch Rebrand của Vinamilk đã cực kỳ thành công với độ phủ sóng rộng khắp cả nước và có hàng nghìn logo theo phong cách Vinamilk được tạo ra.
Đây là một chiến dịch không chỉ thành công ở Việt Nam mà thành công trên toàn thế giới của Coca-Cola. Coca-Cola đã thay thế tên thương hiệu của họ trên hộp Coca-Cola bằng các tên cá nhân như Lan, Việt, Tú, Linh, Vân… Điều này đã khuyến khích khách hàng mua sản phẩm có tên của mình hoặc tên của bạn bè, người thân để tặng họ. Sau đó, họ chụp ảnh, chia sẻ hình ảnh chai Coca có tên của mình với bạn bè trên mạng xã hội.
Chiến dịch Marketing này giúp Coca-Cola đạt được những thành công vang dội với hơn 500.000 hình ảnh với hashtag #ShareaCoke đã được chia sẻ, đã có hơn 6 triệu chai coca ảo được chia sẻ bởi các khách hàng của hãng, Coca-Cola đã có thêm gần 25 triệu người theo dõi trên Facebook.
Chiến dịch “Just Do It” của Nike
Có lẽ bạn không còn xa lạ với Slogan “Just Do It” của Nike. Câu Slogo “Just Do It” khuyến khích mọi người vượt sự đắn đo, lưỡng lự của bản thân và bắt tay vào hành động.
Công ty Nike đã sử dụng các nhân vật nổi tiếng và các vận động viên thể thao để quảng bá sản phẩm của mình.
Chiến dịch “Think Different” của Apple
Apple là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ. Apple chuyên sản xuất và bán các thiết bị công nghệ như điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad, laptop Macbook, đồng hồ Apple Watch, tai nghe AirPods,…
Câu Slogan “Think Different” muốn truyền đi thông điệp về lối sống, suy nghĩ và tư duy sáng tạo, vượt qua mọi suy nghĩ của số đông và chiến thắng những quan niệm cũ kỹ để khẳng định mình.
Chiến dịch này đã giúp thương hiệu Apple trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng và có giá trị nhất trên thế giới. Ngoài ra, nó còn giúp Apple có 2 quý lãi liên tiếp sau gần 2 năm thua lỗ 2 tỷ USD.
Chiến dịch “Real Beauty” của Dove
Dove là thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc cá nhân như các sản phẩm: sữa tắm, lăn xịt khử mùi, sữa rửa mặt, dầu gội, dầu xả….Chiến dịch “Real Beuty” của Dove muốn mọi người phụ nữ tự tin về sắc đẹp của riêng mình, không nên sử dụng các tiêu chuẩn “đẹp” của xã hội đề ra mà áp đặt vào bản thân mình.
Chiến dịch “Real Beauty” đã thành công trong việc tạo ra những tác động tích cực của khách hàng về nhận thức thương hiệu, chiến dịch này đã tiếp cận 3,8 tỷ lượt tiếp cận trên toàn cầu, thu hút 73,4 triệu lượt xem trên YouTube chỉ sau 2 tuần ra mắt.
Có thể bạn quan tâm: Cách tăng subscribe Youtube nhanh nhất
Chiến dịch “The Man Your Man Could Smell Like” của Old Spice
Old Spice là thương hiệu của Mỹ, chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho nam với các dòng dầu gội, lăn khử mùi, sữa tắm. Chiến dịch này của Old Spice muốn đưa ra thông điệp về tầm quan trọng của “hương thơm nam tính”. Old Spice đã sử dụng một nhân vật nam hài hước để quảng bá sản phẩm chăm sóc cá nhân cho nam giới.
Video quảng cáo của chiến dịch đã được xem hàng chục triệu lần trên các MXH, YouTube và giúp doanh số của Old Spice tăng mạnh.
Chiến dịch “Do Us A Flavor” của Lays
Đây là một cuộc thi khuyến khích tất cả mọi người đưa ra ý tưởng về hương vị để tạo ra một loại snack khoai tây chiên mới của Lays. Khách hàng có thể gửi ý tưởng của họ trên trang Facebook của Lays và Lays sẽ chọn ra những ý tưởng tốt nhất để tạo ra những snack khoai tây chiên mới. Chiến dịch này đã giúp Lays tăng mạnh doanh số bán hàng.
Chiến dịch “The Best Job In The World” của Sở du lịch Queensland
Chiến dịch này là một cuộc thi do Sở Du Lịch Queensland của Úc tổ chức, ai chiến thắng cuộc thi sẽ được nhận công việc chăm sóc quần đảo Great Barrier Reef của Úc với mức lương cực lớn – 150.000 đô la Úc(tương đương 105.000 ngàn USD) cho 6 tháng làm việc tại đây(năm 2009). Cuộc thi này đã thu hút hàng nghìn ứng viên trên toàn thế giới. Mục đích của chiến dịch nhằm quảng bá quần đảo Great Barrier Reef.
Chiến dịch “Like A Girl” của Always
Always là một thương hiệu băng vệ sinh phụ nữ của tập đoàn P&G. Chiến dịch “Like A Girl” của Always muốn gia tăng sự tự tin của các cô gái ở độ tuổi dậy thì vì các cô gái ở độ tuổi dậy thì có độ tự tin rất thấp, nhất là trong kỳ kinh đầu tiên. Các video quảng cáo đã truyền tải thông điệp tích cực đến hàng triệu cô gái ở tuổi dậy thì.
Chiến dịch “You’re Not You When You’re Hungry” của Snickers
Snickers là thương hiệu với các loại sô-cô-la thỏi thuộc sở hữu của công ty Mỹ, Mars, Incorporated. Chiến dịch “You’re Not You When You’re Hungry”, tạm dịch là “Bạn không còn là chính mình khi bạn đói”. Chiến dịch này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn uống đúng giờ. Chiến dịch đã tận dụng các nền tảng MXH để tăng tương tác với khách hàng trên mạng xã hội và tăng doanh số bán hàng của Snickers trong 3 năm trở lên.
Chiến dịch “Dilly Dilly” của Bud Light
Bud Light là thương hiệu bia bán chạy hàng đầu tại Mỹ. Cụm từ “Dilly Dilly” được Bud Light tạo ra và sử dụng trong chiến dịch “Dilly Dilly” với ý nghĩa “Một sự cổ vũ, một nụ cười của Bud Light”. Từ đó, nó đã trở thành một cụm từ thịnh hành và giúp tăng doanh số bán hàng của Bud Light.
Chiến dịch “Find Your Greatness” của Nike
Nike là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, chuyên thiết kế, sản xuất và bán giày dép, phụ kiện thể thao trên toàn thế giới. Chiến dịch này của Nike tập trung vào việc khuyến khích mọi người nỗ lực và bứt phá khỏi những giới hạn của chính mình và bắt đầu với việc chạy bộ. Nó đã trở thành một chiến dịch thành công về mặt sáng tạo và giúp tăng doanh số bán hàng của Nike.
Chiến dịch “Got Milk?” của California Milk Processor Board
“Got Milk?” – Tạm dịch là “Có sữa chưa?”. Chiến dịch này tạo ra bối cảnh về một thế giới thiếu sữa, mục đích chính của chiến dịch tập trung vào việc tăng cường nhận thức của mọi người về lợi ích sức khỏe khi sử dụng sữa. Với câu khẩu hiệu đơn giản “Got Milk?” và các quảng cáo ấn tượng, chiến dịch này đã tạo ra một hiệu ứng lan tỏa và giúp tăng doanh số bán sữa của thương hiệu sữa California Milk Processor Board.
Chiến dịch “Thank You Mom” của Procter & Gamble
Procter & Gamble(viết tắt là P&G) là tập đoàn đa quốc gia chuyên về nhóm ngành hàng tiêu dùng đến từ Mỹ. Chiến dịch này của P&G tập trung vào việc vinh danh các bà mẹ trên toàn thế giới. Chiến dịch này sử dụng các câu chuyện cảm động về tình cảm của người mẹ dành cho con, để thể hiện vai trò quan trọng của các người mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái.
Chiến dịch “Dumb Ways to Die” của Metro Trains Melbourne
Metro Trains Melbourne là đơn vị quản lý các dịch vụ trên mạng lưới đường sắt chở khách ngoại ô được điện khí hóa ở Melbourne, Victoria, Úc.
Chiến dịch này của Metro Trains Melbourne sử dụng một video nhạc hoạt hình ngộ nghĩnh để nêu lên tầm quan trọng của an toàn khi đi qua đường sắt. Chiến dịch này đã trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội và giúp nâng cao ý thức an toàn cho những người qua đường sắt.
Chiến dịch “Ice Bucket Challenge” của ALS Association
Đây là chiến dịch “Thử thách dội nước đá lên đầu”. Chiến dịch này được tạo ra với mục đích quyên góp cho tổ chức từ thiện ALS Association và giúp mọi người tham gia thử thách phần nào cảm nhận dược nỗi đau mà người bị bệnh ALS đang phải chịu đựng.
Trò chơi thử thách dội nước đá lên đầu: Một người sẽ thách đố một người khác tham giả thử thách dội 1 xô nước đá lên đầu, và trong vòng 24 giờ thì người bị thách thức phải trả lời là có tham gia thử thách hay không, nếu họ không đồng ý thì sẽ phải quyên góp 100 USD cho quỹ từ thiện của Hiệp hội ALS.
Chiến dịch “Fearless Girl” của State Street Global Advisors
Chiến dịch này sử dụng tượng một cô gái trẻ đứng đối diện với tượng bò tót bằng đồng tại Wall Street. Chiến dịch muốn truyền tải thông điệp về sức mạnh của phụ nữ không hề thua kém nam giới trong lĩnh vực tài chính, kinh tế. Chiến dịch này đã giành giải thưởng nghệ thuật Cannes và giúp tăng nhận diện thương hiệu của công ty tài chính State Street Global Advisors.
Chiến dịch “Daily Twist” của Oreo
Chiến dịch Oreo Daily Twist, sử dụng video hướng dẫn cách ăn bánh Oreo độc đáo, với khẩu hiệu “xoáy bánh (Twist), liếm kem và nhúng sữa”. Chiến dịch này đã giúp Oreo trở thành thương hiệu bánh quy được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Chiến dịch “The Most Interesting Man in the World” của Dos Equis
Chiến dịch này tạo ra một nhân vật hư cấu – “người đàn ông thú vị nhất thế giới” để giới thiệu sản phẩm bia Dos Equis. Người đàn ông được xuất hiện như 1 người đàn ông sành điệu, có gu thẩm mỹ, tinh tế và sử dụng bia Dos Equis. Chiến dịch này đã tạo ra sự chú ý cực kỳ lớn và tăng doanh số bán hàng cho Dos Equis.
Nếu bạn thấy chủ đề về chiến dịch Marketing này hữu ích đối với bạn, hãy chia sẻ nó cho mọi người cùng biết nhé! Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này, hãy để lại câu hỏi của bạn ở phần comment của bài viết này, chúng tôi sẽ sớm giải đáp thắc mắc cho bạn!
Dù đã cố gắng hết sức, nhưng bài viết về chủ đề “Chiến dịch Marketing” vẫn còn nhiều thiếu sót. Do vậy, chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn để chúng tôi hoàn thiện chủ đề này! Nếu có bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, hãy chat trực tiếp với EZ Marketing nhé! EZ Marketing trân trọng mọi ý kiến đóng góp của các bạn!
Hãy để lại bình luận