4.7/5 - (6 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 20/02/2024

Bạn mới bước chân vào ngành Marketing, và bạn thấy nhiều người nói về chiến lược marketing. Bạn lên mạng tìm hiểu về thuật ngữ marketing này, nhưng mỗi website lại giải thích một kiểu, làm cho bạn càng khó hiểu về thuật ngữ này! Trong bài viết này, EZ Marketing sẽ giải thích chi tiết chiến lược marketing là gì và các vấn đề liên quan tới thuật ngữ marketing này!

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là gì?

Có thể bạn quan tâm: Tất cả các thuật ngữ Marketing quan trọng nhất

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược marketing là tổng hợp các quyết marketing như quyết định về định phân khúc thị trường và lựa chọn các phân khúc thị trường phù hợp, định vị sản phẩm/dịch vụ để đạt được những mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp đã đề ra.

Sau khi có chiến lược marketing thì ta xác định các phương pháp(chiến thuật marketing) để có thể triển khai các chiến lược đó tới khách hàng mục tiêu bằng cách sử dụng nhóm marketing mix(như chiến lược giá, chiến thuật phân phối, chiến thuật truyền thông, chiến thuật sản phẩm…).

Các chiến thuật marketing phải phù hợp với chiến lược marketing. Ví dụ chiến lược phân khúc khách hàng cao cấp thì chiến thuật kênh phân phối phải ở những nơi bán sản phẩm cao cấp chứ không thể ở những kênh bán sản phẩm bình dân như Shopee.

Vì sao cần xây dựng chiến lược Marketing? Lợi ích của chiến lược Marketing

Giúp doanh nghiệp có 1 tầm nhìn xuyên suốt về “con đường Marketing”

Nếu không có chiến lược marketing, doanh nghiệp sẽ như một người mù dò đường, không biết mình đi đã đúng đường hay chưa. Sau khi có chiến lược marketing, doanh nghiệp chỉ cần đi theo chiến lược đó, và khi chiến dịch marketing không hiệu quả thì doanh nghiệp chỉ cần thay đổi chiến lược Marketing.

Giúp toàn bộ nhân viên trong công ty hiểu được nhiệm vụ của chính mình

Khi có chiến lược Marketing, mỗi nhân viên trong công ty sẽ dễ dàng hiểu được cách triển khai chiến dịch marketing của công ty, từ đó sẽ nắm bắt các nhiệm vụ của mình dễ dàng hơn. Và họ cũng sẽ có niềm tin vào sự thành công của doanh nghiệp hơn.

Chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng của mình hơn

Khi có chiến lược Marketing, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thấu hiểu khách hàng của mình hơn. Họ sẽ tìm ra các nhu cầu, mong muốn của khách hàng tiềm năng của mình.

Giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh một phân khúc thị trường dễ dàng

Một doanh nghiệp mới khởi nghiệp sẽ không có nhiều ngân sách. Do vậy, nếu có chiến lược marketing thì doanh nghiệp sẽ tìm ra phân khúc thị trường phù hợp và từ đó dễ dàng chiếm lĩnh phân khúc đó.

Giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhanh chóng

Khi có chiến lược Marketing, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm ra phân khúc thị trường và thấu hiểu khách hàng của mình, định vị sản phẩm/dịch vụ của mình. Từ đó, dễ dàng ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

Các chiến lược Marketing hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều chiến lược Marketing đang được áp dụng! Nhưng chỉ có 1 số chiến lược Marketing phát huy hiệu quả! Hãy cùng EZ Marketing tìm hiểu các chiến lược Marketing hiệu quả nhất hiện nay:

Chiến lược Marketing Mix

Chiến lược Marketing Mix tập hợp 1 nhóm các chiến lược, chiến thuật bên trong. Bao gồm: chiến lược giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược kênh phân phối, chiến lược truyền thông xúc tiến, chiến lược con người, chiến lược quy trình, chiến lược cơ sở hạ tầng,…

Chiến lược phân khúc thị trường

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, mới bước vào thị trường, không có nhiều ngân sách. Do vậy, các doanh nghiệp đó phải áp dụng các chiến lược phân khúc thị trường để tìm ra phân khúc mà họ có thể dễ dàng thành công nhất. Doanh nghiệp nào càng có ít ngân sách thì càng phải phân khúc thị trường kỹ càng để có thể chiếm lĩnh phân khúc đó.

Ví dụ: doanh nghiệp A bán quần áo. Nếu có ít ngân sách thì doanh nghiệp đó không thể bán quần áo cho tất cả mọi người. Họ có thể chọn phân khúc bán quần áo nữ, dân văn phòng, tuổi từ 23 – 40 tuổi, tại khu vực Hà Nội. Như vậy thì doanh nghiệp A mới dễ chiếm lĩnh phân khúc đó.

Chiến lược định vị sản phẩm

Sau khi tìm ra chiến lược phân khúc thị trường thì doanh nghiệp phải tìm ra chiến lược định vị sản phẩm để doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh phân khúc thị trường đó.

Ví dụ: với doanh nghiệp A ở trên với phân khúc bán quần áo nữ, dân văn phòng, tuổi từ 23 – 40 tuổi, tại khu vực Hà Nội thì doanh nghiệp nên chọn chiến lược định vị sản phẩm tầm trung. Không thể chọn định vị sản phẩm giá rẻ được vì dân văn phòng kiếm được khoản tiền kha khá và họ muốn mặc đẹp hơn khi đi làm, nhưng cũng không thể định vị sản phẩm cao cấp được vì dân văn phòng không dành nhiều tiền cho việc mua quần áo.

Chiến lược thang phễu

Đây là một chiến lược Marketing khá phổ biến và được áp dụng rộng rãi hiện nay! Chiến lược này được phân chia làm 2 chiến lược nhỏ đó là chiến lược thang và chiến lược phễu. Bạn cần áp dụng cả 2 chiến lược này để tạo ra chiến lược tổng thể hiệu quả.

Để hiểu về chiến lược thang, bạn hãy tưởng tượng về 1 cái thang, ở đây là thang giá cả. Càng lên cao trên thang giá cả thì sản phẩm/dịch vụ có giá càng cao, và đương nhiên là giá trị của sản phẩm/dịch vụ cũng phải cao tương ứng với giá cả. Mới đầu, khi khách hàng mới biết đến doanh nghiệp, hãy dẫn khách hàng đến với những sản phẩm/dịch vụ ở nấc thang thấp, đây là những sản phẩm miễn phí hoặc có giá thấp, khách hàng sẽ dễ dàng chi tiền mà không phải suy nghĩ nhiều. Sau đó, khi khách hàng đã tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ đó thì từ từ dẫn khách càng lên các nấc thang càng cao hơn với các sản phẩm có giá cao hơn.

Ví dụ về chiến lược thang cho nha khoa: bạn cung cấp các dịch vụ khám răng miệng, lấy cao răng, làm trắng răng, niềng răng, phẫu thuật thẩm mỹ. Thì dịch vụ khám răng miệng sẽ ở nấc thang thấp nhất, bạn có thể miễn phí dịch vụ này hoặc lấy giá rất thấp. Sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ khám răng miệng thì bạn dẫn họ lên nấc thang cao hơn là lấy cao răng, sau đó là làm trắng răng, niềng răng, phẫu thuật thẩm mỹ.

Chiến lược thang

Chiến lược thang

Còn về chiến lược phễu: sau khi tạo thang giá cả thì bạn sẽ tạo ra phễu để thúc đẩy khách hàng mua hàng. Bạn sắp xếp các sản phẩm/dịch vụ ở thang giá cả vào phễu, sản phẩm ở nấc thang thấp nhất sẽ xếp vào phần đầu tiên của phễu, cứ thế lần lượt xếp các sản phẩm tiếp theo của thang vào phần dưới của phễu.

Sau khi xếp xong thang giá cả vào phễu, doanh nghiệp sẽ cho tất cả các nguồn lưu lượng truy cập(người dùng) đi vào phễu. Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ sử dụng sản phẩm mồi ở đầu phễu để thu hút người dùng mua sản phẩm mồi đó. Sau đó, dùng các phương pháp, chiến thuật, lời chào hàng khác nhau để đưa càng nhiều người dùng xuống sâu phễu càng tốt. Các sản phẩm ở cuối phễu là những sản phẩm có giá cao nhất và mục tiêu cuối cùng là đưa người dùng tới cuối phễu.

Chiến lược phễu

Chiến lược phễu

Chiến lược phễu ống kèn

Chiến lược phễu ống kèn là kết hợp của 3 chiến lược: phễu + ống + kèn.

Chiến lược phễu là làm sao chuyển đổi được càng nhiều khách hàng tiềm năng thành người mua hàng của doanh nghiệp càng tốt.

Sau khi người dùng mua hàng, thì áp dụng chiến lược ống để giữ chân khách hàng và làm cho khách hàng mua lại nhiều lần sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhất có thể.

Và cuối cùng, là sử dụng chiến lược kèn, làm cho các khách hàng hiện tại thành đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, tức là làm sao cho khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới mọi người xung quanh, những người thân quen, hoặc các nhóm mà khách hàng đó tham gia.

Các bước/Quy trình xây dựng chiến lược Marketing

Dưới đây là các bước/Quy trình xây dựng chiến lược Marketing mà EZ Marketing đang áp dụng và thấy khá hiệu quả:

Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch Marketing

Để đưa ra chiến lược marketing tốt nhất thì đầu tiên doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu của chiến dịch marketing. Mục tiêu của chiến dịch phải cụ thể, rõ ràng, đo lường được. Ví dụ mục tiêu năm nay là tăng trưởng 20% doanh thu so với năm trước, hoặc mục tiêu là tăng 50% số người theo dõi trang Fanpage Facebook của doanh nghiệp so với năm trước…

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng

Sau khi xác định mục tiêu của chiến dịch Marketing, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để xem độ lớn thị trường, các đối thủ cạnh tranh. Từ đó phân chia thị trường thành các phân khúc.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng

Sau khi chia thị trường thành các phân khúc thì doanh nghiệp phải tìm hiểu khách hàng trong các phân khúc. Từ đó, tìm ra các phân khúc phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.

Bước 4: Chọn chiến lược Marketing tốt nhất và lập kế hoạch marketing

Sau khi hoàn thành các bước trên thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng lựa chọn các chiến lược Marketing tốt nhất:

  1. Doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định đánh chiếm phân khúc thị trường nào
  2. Sử dụng chiến lược định vị sản phẩm nào để phù hợp với chiến lược phân khúc
  3. Làm sao để áp dụng chiến lược Marketing mix vào chiến dịch Marketing

Sau khi đưa ra được các chiến lược Marketing tốt nhất, doanh nghiệp sẽ lập kế hoạch marketing. Lưu ý rằng, kế hoạch marketing phải phù hợp với chiến lược marketing đã đề ra.

Bước 5: Triển khai từng công việc trong kế hoạch marketing

Sau khi có kế hoạch marketing, doanh nghiệp sẽ thực hiện đúng theo kế hoạch Marketing đã lập ra.

Bước 6: Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing và đánh giá chiến lược Marketing

Sau mỗi khoảng thời gian nhất định(1 tuần, 1 tháng, 1 quý…), doanh nghiệp sẽ đo lường hiệu quả chiến dịch marketing và đánh giá chiến lược Marketing hiện tại có giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu chiến dịch marketing đã đề ra không. Doanh nghiệp có cần thay đổi chiến lược marketing không.

Có nên áp dụng nhiều chiến lược Marketing vào doanh nghiệp không?

Hiện nay, thị trường biến động liên tục, do vậy các doanh nghiệp nên thử nghiệm các chiến lược marketing khác nhau cho doanh nghiệp mình vì có thể thời điểm này thì chiến lược marketing này có hiệu quả nhưng sau 1 thời gian thì chiến lược marketing hiện tại không còn hiệu quả nữa.

Do vậy, để tìm ra chiến lược marketing hiệu quả thì doanh nghiệp phải thử nghiệm nhiều chiến lược marketing khác nhau.

Ngoài ra, một số chiến lược Marketing phải được áp dụng cùng nhau để đạt được kết quả tốt nhất. Ví dụ chiến lược phân khúc thị trường phải kết hợp với chiến lược định vị sản phẩm. Hoặc nhóm các chiến lược Marketing mix phải kết hợp với nhau.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề “Chiến lược marketing”, hãy để lại bình luận dưới bài viết này hoặc chat trực tiếp với chúng tôi! Các chuyên gia Marketing của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất!