Bài viết được cập nhật ngày 21/06/2024
Pod là một khái niệm căn bản mà bất cứ marketer nào cũng nên biết.Theo dõi ngay bài viết này để hiểu rõ hơn.
Một trong những cách tăng khả năng nhận diện thương hiệu là sử dụng Pod. Các marketer hẳn đã quá quen thuộc với Pod, nhưng đối với những “newbie” thì thuật ngữ marketing này còn khá xa lạ và khó hiểu. Những thắc mắc Pod trong Marketing là gì và có những hình thức nào đều được EZ Marketing giải đáp ngay bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Thế nào là Pod trong marketing?
Pod(Point-of-difference) là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Đó có thể là tính năng, hình thức hoặc mức độ hiệu quả. Từ đó mà PoD góp phần tạo nên sự nổi bật của thương hiệu đồng thời giúp tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường.
Trong quá trình định vị, doanh nghiệp không thể bỏ qua điểm khác biệt của sản phẩm. Bởi đây là tiền đề để tăng mức độ nhận dạng và khả năng mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng cần có giới hạn khi tạo sự khác biệt. Một sản phẩm quá khác biệt với các mặt hàng cùng loại sẽ khiến nhiều người cảm thấy e dè và không dám sử dụng. Điều đó làm cho thương hiệu giảm độ uy tín và doanh số bán cũng giảm theo.
Tại sao Pod lại cần thiết trong Marketing?
Những thương hiệu càng lớn thì càng phải tạo sự khác biệt hóa bởi sự cạnh tranh trên thị trường là rất lớn. Điều này cho thấy được vai trò của Pod là rất cần thiết.
Khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
Khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu qua sự khác biệt, đậm chất riêng mà chỉ doanh nghiệp bạn có. Chỉ nhờ điểm này thôi là đã giảm thiểu được nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc và mang lại rất nhiều lợi ích khác.
Ví dụ: Công ty A cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đã tạo ra sự khác biệt bằng cách gắn vị trí trên các xe tải và cung cấp thông tin liên quan về thời gian di chuyển, tình trạng hàng hóa trong xe,… Nhờ đó, công ty có thể quản lý và giám sát quá trình chuyển hàng một cách chính xác nhằm tránh việc hàng hóa bị mất hoặc giao trễ.
Điều này cũng giúp cho khách hàng nắm được tình trạng của đơn hàng của họ thông qua ứng dụng kết nối với hệ thống. Từ đó mà dịch vụ của A được người dùng ưa thích và tin tưởng sử dụng so với đối thủ.
Xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu
Ví dụ trên cho thấy sự khác biệt hóa sẽ giúp hình ảnh thương hiệu được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng lựa chọn hơn. Do đó, cần tập trung nghiên cứu nhu cầu và tâm lý khách hàng để đảm bảo cung cấp những sản phẩm vừa đáp ứng thị hiếu mà vẫn giữ được nét riêng biệt. Có như thế lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu mới được bền vững.
Thu được lợi nhuận cao hơn
Khi khách hàng tin tưởng thì việc doanh nghiệp tăng giá sản phẩm cao hơn so với thị trường một chút vẫn được sự đón nhận nhờ những tính năng khác biệt và sáng tạo. Trong chiến lược ngắn hạn, doanh nghiệp có thể tham khảo việc cung cấp giá bán thấp hơn để tạo sự khác biệt. Đây là cách hiệu quả để thu hút lượt mua cao mà vẫn đem lại lợi nhuận.
Thu hẹp đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp
Lợi ích tiếp theo mà Pod mang lại đó là “thu hẹp” đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc tạo ra chiến lược khác biệt hóa với từng sản phẩm giúp doanh nghiệp hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình.
Việc tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Hơn thế, chúng còn giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí khi không cần phải tiếp thị hết tất cả khách hàng mà chưa rõ nhu cầu của họ.
Ưu và nhược điểm của Pod trong marketing
Ưu điểm của PoD
- Thể hiện sự đổi mới cho các sản phẩm.
- Thu hút sự chú ý của công chúng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Tạo doanh thu lớn hơn nếu sự khác biệt hóa của sản phẩm dựa trên thực tế.
- Lấy lòng trung thành với thương hiệu nếu khách hàng thích sản phẩm.
- Góp phần nâng cao tỷ lệ giữ chân khách hàng.
Nhược điểm của PoD
- Đòi hỏi chi phí cao và nhiều thời gian, các công ty cần cân nhắc khi triển khai thực hiện.
- Để xây dựng một PoD thích hợp đòi hỏi một quá trình dài nên doanh nghiệp có thể không tung sản phẩm ra thị trường vào thời điểm mong muốn.
- Nguy cơ cạnh tranh với các sản phẩm bắt chước các tính năng, bao bì,… của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Pod và Pop có mối quan hệ chặt chẽ
Doanh nghiệp muốn ra mắt một sản phẩm hoặc lấn sân vào thị trường mới, cần đảm bảo sản phẩm đó có điểm tương đồng (Pop) và điểm khác biệt (Pod) so với đối thủ cùng phân khúc.
Để đạt được mục tiêu thay đổi hành vi mua hàng sẵn có, sản phẩm mới phải là một giải pháp cho nhu cầu của người tiêu dùng. Tức là có điểm tương đồng(Pop) với các sản phẩm cạnh tranh. Đồng thời cũng cần có một sự độc đáo khác biệt mà chỉ riêng chúng sở hữu(Pod).
Pod và Pop là hai điểm mấu chốt, chúng không những có quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau mà còn giúp doanh nghiệp giành lấy thị phần ở thị trường mới.
Top 3 hình thức Pod trong chiến dịch Marketing phổ biến hiện nay
Với tầm quan trọng của Pod mà nhiều marketer luôn muốn khai thác và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Sau đây là 3 hình thức Pod trong chiến dịch Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.
Khác biệt về sản phẩm
Hình thức Pod đầu tiên chính là khác biệt về sản phẩm. Muốn đạt được sự khác biệt này, doanh nghiệp cần chú ý như sau:
- Thứ nhất, sản phẩm phải có tính độc đáo và khác biệt với các đối thủ. Bởi vì sự khác biệt hoá sẽ giúp bạn trở thành người dẫn đầu thị trường.
- Thứ hai, doanh nghiệp có thể khác biệt về hình thức, tính năng, và chất lượng vận hành. Tập trung nghiên cứu tìm ra thế mạnh của sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ: Hệ điều hành IOS của Apple được cho ra mắt để cạnh tranh với Android. Chúng sở hữu nhiều tính năng và ưu điểm chú trọng vào người dùng như dễ sử dụng, các ứng dụng chạy mượt,… Điều này đã gây sức ép lớn với các hệ điều hành có mặt trên thị trường.
Khác biệt về định giá sản phẩm
Một chiến lược PoD thường hay được sử dụng trong ngắn hạn chính là khác biệt về định giá. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải đưa ra một mức giá khác (thấp hơn hoặc cao hơn) so với thị trường. Thông thường, họ sẽ đưa ra một mức giá thấp hơn vì dễ thu hút người tiêu dùng mua hàng.
Tuy nhiên, mức giá cao hơn với thị trường vẫn được sự chú ý. Bởi ý tưởng này sẽ khiến cho khách hàng mặc định rằng sản phẩm đó cao cấp và chất lượng hơn. Tuy nhiên, chiến lược này như con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp. Bởi nếu chất lượng không xứng đáng với mức giá mà người mua bỏ ra, đồng nghĩa với việc họ sẽ quay lưng và uy tín doanh nghiệp cũng sụt giảm. Ngược lại, sản phẩm tốt phù hợp với giá trị bỏ ra sẽ tăng uy tín thương hiệu và có nhiều khách hàng tiềm năng mới.
Khác biệt trong tập trung vào phân khúc cụ thể
Khác biệt tập trung còn gọi lại khác biệt trong chiến lược, là hình thức PoD khá phổ biến. Một điểm chung trong tất cả các chiến lược này là làm nổi bật điểm độc đáo của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Hầu hết sự khác biệt trong tập trung nhắm vào một phân khúc cụ thể trong một thị trường. Bởi đây là nơi mà các doanh nghiệp thể hiện thế mạnh của họ với sự am hiểu về phân khúc nhất định.
Cụ thể, tính năng hẹn hò trên Facebook hoặc ứng dụng hẹn hò trực tuyến Tinder nhắm vào mục tiêu là giới trẻ thích kết bạn qua mạng xã hội. Nhờ thuật toán riêng biệt, ứng dụng cho phép người dùng kết nối với nhiều đối tượng khác nhau dựa trên thông tin và sở thích của họ một cách dễ dàng mà hiếm có mạng xã hội nào làm được. Nhờ đó, ứng dụng thu được nhiều lượt tải và số người sử dụng đã lên đến trăm triệu với thời điểm hiện tại.
Những thông tin trên mà EZ Marketing cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Pod và 3 hình thức phổ biến nhất hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc muốn chúng tôi giải đáp. Đừng ngần ngại mà liên lạc với chúng tôi nhé!
Hãy để lại bình luận