Bài viết được cập nhật ngày 14/09/2024
Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn giúp bạn hiểu rõ về đối thủ, mức độ cạnh tranh và cơ hội để có thể phát triển. Vậy làm cách nào để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiệu quả? Cùng EZ Marketing tìm hiểu 5 bước cơ bản trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Đối thủ cạnh tranh là gì? Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Trên thị trường kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng sẽ có các đối thủ cạnh tranh. Họ là những doanh nghiệp, thương hiệu cùng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hoặc cùng làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tương tự như doanh nghiệp của bạn.
Đối thủ cạnh tranh là những đơn vị cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tương tự như doanh nghiệp bạn, thỏa mãn cùng 1 nhu cầu của khách hàng. Còn đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các đơn vị không cung cấp cùng sản phẩm nhưng có cùng mục đích kinh doanh, cùng giải quyết nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Pepsi và Cocacola là đối thủ cạnh tranh trực tiếp rất nổi tiếng trên thị trường kinh doanh. Cả 2 đều cung cấp cùng loại nước uống có ga, cùng phân khúc giá và cùng đối tượng mục tiêu.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là gì?
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là quá trình quan sát, thu thập dữ liệu, phân tích hoạt động kinh doanh của đối thủ. Sau đó xem xét những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong chiến lược tiếp thị của họ. Từ đó bạn có thể đưa ra các chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp bạn.
Quá trình nghiên cứu đối thủ mang đến cho doanh nghiệp bạn nhiều cơ hội giành lấy thị phần. Bạn sẽ hiểu sâu sắc về những đối thủ đang cạnh tranh với doanh nghiệp. Có thể học hỏi những yếu tố mà họ đang làm tốt. Cũng có thể thấy được điểm yếu của đối thủ để mình đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp.
Đúng như câu nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Có cạnh tranh mới có sự bứt phá, nỗ lực để giành lấy thị phần. Phân tích đối thủ là cơ hội giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Thực hiện nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có những lợi ích gì?
Việc phân tích tốt đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp hiểu chi tiết về đối thủ, thị trường. Từ đó định hình tốt về chiến lược hoạt động của doanh nghiệp bạn. Một số lợi ích mà nghiên cứu đối thủ cạnh tranh mang đến như:
Xác định rõ thế mạnh, điểm yếu
Quá trình phân tích đối thủ càng chi tiết sẽ càng mang đến nhiều dữ liệu chính xác. Bạn sẽ hiểu rõ đối thủ đang có những thế mạnh, điểm yếu nào, doanh nghiệp có thể tận dụng chúng để tạo ra nhiều sự bứt phá so với đối thủ nhằm giành lấy thị phần. Đây là cơ hội để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
Nắm rõ năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ
Thông qua đối thủ, doanh nghiệp cũng sẽ phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình(Sử dụng ma trận SWOT để phân tích). Việc hiểu rõ năng lực doanh nghiệp mình sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Khi thấy đối thủ có những sản phẩm chất lượng được nhiều người tin dùng thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn cũng sẽ nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Từ đó, xây dựng các chiến lược tiếp thị hiệu quả và thành công hơn.
Hiểu rõ về xu hướng thị trường
Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ về thị trường kinh doanh. Từ đó, bạn sẽ biết được khách hàng đang có mong muốn gì, kỳ vọng của khách hàng như thế nào.
Điều này tạo cho doanh nghiệp động lực để có hướng đi chính xác hơn, dễ dàng xâm nhập thị trường, tạo chỗ đứng riêng cho thương hiệu.
Tối ưu hóa các chiến lược Marketing
Doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian triển khai, đưa ra hướng tiếp cận nhanh và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ. Bằng cách phân tích đối thủ, doanh nghiệp có thể triển khai chương trình ưu đãi, khuyến mãi, PR tốt hơn.
Nhờ đó, các chiến lược Marketing được hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hút được nhiều khách hàng quan tâm.
Đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn
Nhờ việc thu thập dữ liệu của đối thủ, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. Bạn sẽ nắm rõ xu hướng thị trường, hành vi khách hàng thông qua việc phân tích đối thủ. Do đó, có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp.
Quy trình xác định, nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh luôn cần sự đầu tư lâu dài về thời gian và chi phí, bởi xu hướng thị trường luôn thay đổi mỗi ngày. Mức độ cạnh tranh sẽ càng khốc liệt do số lượng đối thủ ngày càng nhiều. Nếu doanh nghiệp không thích ứng kịp sẽ rất dễ rơi vào khủng hoảng.
Để có kế hoạch nghiên cứu hiệu quả, EZ Marketing gợi ý đến bạn quy trình như sau:
Các tiêu chí để xác định đối thủ cạnh tranh
Đầu tiên, bạn cần xác định được các tiêu chí để xác định đối thủ cạnh. Đây là bước quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp về sau.
Tiêu chí xác định đối thủ cạnh tranh bạn có thể dựa trên 2 loại đối thủ cạnh tranh sau:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là những doanh nghiệp có cùng sản phẩm, dịch vụ, phân khúc khách hàng, mức giá hoặc tệp khách hàng mục tiêu với doanh nghiệp bạn. Mô hình kinh doanh của 2 doanh nghiệp sẽ tương tự hoặc tương đương nhau. Tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp, khách hàng sẽ so sánh 2 doanh nghiệp với nhau. Ví dụ: Coca Cola & Pepsi, Grab & Bee, Apple & Samsung…
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ khác doanh nghiệp bạn nhưng lại cùng giải quyết nhu cầu nào đó cho khách hàng. Ví dụ: xôi & bánh mì, cà phê & trà…
Bạn có thể tìm kiếm đối thủ cạnh tranh trên cả Google, Facebook và các nền tảng Thương mại điện tử. Danh sách cần có ít nhất 10 đối thủ (bao gồm thương hiệu lớn và nhỏ).
Thu thập thông tin, dữ liệu về các đối thủ(doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối, truyền thông, khách hàng…)
Sau khi đã biết được các loại đối thủ cạnh tranh, bạn cần thu thập đầy đủ thông tin của họ. Việc thu thập dữ liệu phải thật chi tiết, rõ ràng và đầy đủ để mang đến hiệu quả tốt nhất. Đây là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Một số thông tin nhất định bạn phải thu thập:
- Doanh nghiệp: Bạn cần thu thập những thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp đối thủ. Bao gồm mô hình kinh doanh, vị thế, định vị thương hiệu, kết cấu công ty. Điều này giúp bạn hình dung rõ ràng phương thức hoạt động của đối thủ.
- Sản phẩm, dịch vụ: Thu thập chi tiết thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ đang cung cấp. Đó là những mặt hàng nào, có ưu điểm và nhược điểm gì. Giá cả, đặc tính, chính sách hậu mãi, bảo hành của sản phẩm ra sao.
- Kênh phân phối: Tìm hiểu đối thủ đang sử dụng những kênh phân phối sản phẩm nào. Họ chuyên bán sỉ hay bán lẻ, hiện đang có bao nhiêu chi nhánh, cơ sở, cửa hàng. Cấu trúc hoạt động của từng kênh phân phối ra sao.
- Hình thức truyền thông: Sản phẩm của đối thủ được truyền thông và tiếp thị bằng cách nào. Họ đang sử dụng hình thức Marketing online hay offline. Đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch truyền thông của đối thủ gần đây.
- Tệp khách hàng mục tiêu: Tìm hiểu tệp khách hàng tiềm năng của đối thủ là ai. Phân khúc khách hàng mục tiêu mà họ đang nhắm tới ở mức độ nào. Ngoài ra, bạn cần đánh giá mức độ phản ứng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.
Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Tiếp theo, bạn cần đánh giá các đối thủ cạnh tranh dựa trên các dữ liệu đã thu thập. Bạn có thể dựa vào các tiêu chí khác như: thị phần, quy mô hoạt động, lợi thế cạnh tranh…
Một số câu hỏi bạn có thể đặt ra để đánh giá chính xác về đối thủ:
- Đối thủ có mạnh hay không?
- Họ đang chiếm giữ bao nhiêu % thị phần trên thị trường?
- Tệp khách hàng mục tiêu có giống với doanh nghiệp bạn không?
- Đối thủ có điểm mạnh, điểm yếu nào?
- Mức độ ảnh hưởng của họ tới thị trường như thế nào?
- …
Lập bảng phân tích đối thủ
Một bảng phân tích đối thủ càng chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng so sánh, phân tích tốt. Bạn cần sàng lọc thông tin để điền đầy đủ vào bảng phân tích. Một số thông tin nên có trong bảng:
- Tên các đối thủ
- Sản phẩm cung cấp
- Mức giá
- Hình thức truyền thông
- Mức độ tương tác của khách hàng
- Khách hàng mục tiêu
- …
Ứng dụng các mô hình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Để phân tích tốt đối thủ cạnh tranh, bạn cần dựa vào các mô hình nghiên cứu chuyên sâu. Các công thức này sẽ chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm của từng doanh nghiệp. Mang đến cho doanh nghiệp nhiều thông tin thực sự giá trị.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ sử dụng các mô hình sau để phân tích đối thủ:
- Mô hình SWOT: Đây là một trong những mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh phổ biến nhất hiện nay. Bạn sẽ nghiên cứu: điểm mạnh(Strength), điểm yếu(Weaknesses), cơ hội(Opportunities) và thách thức(Threats) của đối thủ và doanh nghiệp. Từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh và tiếp thị phù hợp nhất.
- Mô hình CPM(Competitive Profile Matrix): Giúp bạn xác định được mức độ cạnh tranh với đối thủ chính. Cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp khi so sánh với đối thủ.
- Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh: Đây là mô hình được phát minh bởi Michael Porter xác định 5 lực lượng cạnh tranh chính. Bao gồm đối thủ tiềm năng, mức độ cạnh tranh trong ngành, sức mạnh của nhà cung cấp, sức mạnh khách hàng, thách thức từ sản phẩm thay thế.
Lập báo cáo tổng kết
Cuối cùng, bạn cần lập bảng báo cáo chi tiết về tất cả quá trình nghiên cứu đối thủ. Bảng báo cáo cần tổng hợp đầy đủ những dữ liệu đã nghiên cứu được. Mang đến cho doanh nghiệp bức tranh toàn diện về thị trường kinh doanh hiện tại. Từ đó xây dựng nên các chiến lược kinh doanh và tiếp thị hiệu quả nhất.
Những lưu ý quan trọng khi tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Để có chiến dịch nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả, bạn cần lưu ý như sau:
- Nên tìm hiểu thông tin ở đa dạng các kênh khác nhau
- Thu thập đầy đủ những dữ liệu cần thiết về đối thủ
- Có chiến lược nghiên cứu nhanh chóng, tối ưu
- Thường xuyên thực hiện nghiên cứu để cập nhật thông tin mới từ đối thủ
- Có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ nếu cần thiết
- …
Như vậy, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là giai đoạn quan trọng khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Cạnh tranh luôn là điều tất yếu trong các mối quan hệ kinh doanh trên thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp mới có cơ hội phát triển, phát huy thế mạnh của mình. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng liên hệ cho EZ Marketing ngay nhé.
Hãy để lại bình luận