5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 21/06/2024

Conversion rate là gì? Conversion rate có quan trọng không? Làm thế nào để Cách nâng cao tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất! Và tất cả những gì liên quan tới Conversion rate sẽ được trình bày chi tiết trong nội dung dưới đây!

Conversion rate là gì?

Conversion rate(dịch ra là tỷ lệ chuyển đổi, viết tắt là CVR hoặc CR) được hiểu đơn giản là tỷ lệ phần trăm số người dùng truy cập vào kênh marketing của bạn hoàn thành 1 hành động theo mong muốn của bạn(chuyển đổi). CVR càng cao càng tốt.

Conversion rate là gì?

Conversion rate là gì?

Mong muốn của bạn có thể là người dùng điền vào 1 form để lại thông tin, chat trực tiếp, tạo tài khoản trên website, chia sẻ bài viết lên MXH hoặc đặt hàng.

Kênh marketing có thể là website, Fanpage Facebook, kênh Tiktok, Youtube…

Cách tính tỷ lệ chuyển đổi(Conversion rate)

Cách tính tỷ lệ chuyển đổi(Conversion rate)

Cách tính tỷ lệ chuyển đổi(Conversion rate)

Tỷ lệ chuyển đổi được tính theo công thức:

CVR = Tổng số người dùng thực hiện hành động / Tổng số người truy cập vào kênh marketing.

Ví dụ: bạn muốn người dùng điền form khi họ truy cập vào website của bạn để thu thập thông tin người dùng(lead). Có 60 khách truy cập, trong đó có 30 khách điền form, thì CVR = 30 / 60 = 0.5 = 50%.

Lợi ích của việc nâng cao Conversion rate trong chiến dịch marketing?

Lợi ích của việc nâng cao tỷ lệ chuyển đổi(Conversion rate) đó là:

Lợi ích của việc nâng cao Conversion rate trong chiến dịch marketing?

Lợi ích của việc nâng cao Conversion rate trong chiến dịch marketing?

  1. Tối ưu Conversion Rate giúp bạn đạt được mục tiêu tiếp thị của chiến dịch marketing: Khi 1 chiến dịch marketing không đạt được mục tiêu ban đầu đề ra thì việc đầu tiên bạn cần làm là tối ưu Conversion Rate chứ không phải tăng chi phí cho chiến dịch đó, cũng không phải tạo thêm nhiều mẫu quảng cáo mới.
  2. Tiết kiệm tối đa chi phí: nếu bạn tối ưu tốt chỉ số Conversion rate thì bạn sẽ tiết kiệm 1 khoản chi phí lớn cho chiến dịch marketing.
  3. Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp: việc tối ưu Conversion rate sẽ giúp doanh nghiệp có thêm 1 lượng khách hàng lớn, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.

Tỷ lệ chuyển đổi(Conversion rate) bao nhiêu là tốt?

Tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Không có 1 con số chính xác để đánh giá tỷ lệ chuyển đổi bao nhiêu là tốt vì:

  1. Tỷ lệ chuyển đổi của sản phẩm và dịch vụ là khác nhau
  2. Tỷ lệ chuyển đổi của từng ngành hàng là khác nhau: ngành bất động sản thì tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn nhiều so với ngành đồ gia dụng)
  3. Tỷ lệ chuyển đổi trên các kênh marketing là khác nhau: cùng là 1 sản phẩm nhưng tỷ lệ chuyển đổi của sản phẩm đó trên kênh Facebook sẽ khác trên kênh Website
  4. Tỷ lệ chuyển đổi trên các thiết bị là khác nhau: cùng bán 1 ngôi nhà, nhưng trên laptop có thể có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn trên điện thoại vì người xem nhà thường thích xem hình ảnh lớn trên laptop hơn là xem trên điện thoại.
  5. Tỷ lệ chuyển đổi khác nhau ở các khu vực, vị trí địa lý khác nhau: ví dụ bạn bạn laptop thì có thể tỷ lệ chuyển đổi ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn.

Tỷ lệ chuyển đổi trung bình tham khảo

Như đã trình bày ở trên, không có con số chính xác để đánh giá tỷ lệ chuyển đổi bao nhiêu là tốt, nhưng bạn có thể tham khảo thước đo chuẩn(Benchmark) của tỷ lệ chuyển đổi do WordStream cung cấp:

  1. Tỷ lệ chuyển đổi trung bình trên Google Search Ads là 4,40% và Google Display Ads là 0,57%.
  2. Tỷ lệ chuyển đổi trung bình trên Quảng cáo Facebook là 9,21%.
  3. Tỷ lệ chuyển đổi trên thiết bị di động trung bình trên Google Search Ads là 3,48% và Google Display Ads là 0,72%.
  4. Tỷ lệ chuyển đổi trung bình trên Google Mua sắm là 1,91%.
  5. Tỷ lệ chuyển đổi trung bình trên Quảng cáo Bing là 2,94%.

9 lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi(Conversion rate) thấp và 20 giải pháp

Những lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi(Conversion rate) thấp

Dưới đây là 1 số lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi(CVR) thấp:

  1. Cách trình bày nội dung không hấp dẫn: nếu nội dung của bạn toàn văn bản, không có hoặc có rất ít hình ảnh thì sẽ khiến người dùng nhàm chán khi mới truy cập vào kênh marketing của bạn. Bạn nên đa dạng loại nội dung bao gồm text, hình ảnh, video, infographic, podcast,…
  2. Nội dung khó hiểu: nếu bạn dùng toàn thuật ngữ chuyên ngành trong nội dung của bạn, nó sẽ làm người dùng khó hiểu và điều này khiến người dùng thoát khỏi kênh marketing của bạn ngay.
  3. Tốc độ website chậm: nếu người dùng vào website của bạn mà website của bạn load mãi không xong thì người dùng sẽ thoát ngay. Ví dụ nếu người dùng đến trang điền form đặt hàng mà form load mãi không xong thì bạn sẽ mất 1 số lượng lớn khách hàng chỉ vì tốc độ website quá chậm.
  4. Giao diện xấu, không chuyên nghiệp: các cụ có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, nếu 1 người đẹp đến đâu mà mặc trang phục không phù hợp thì sẽ bị đánh giá thấp, cũng như vậy website có giao diện không chuyên nghiệp sẽ không tạo được niềm tin cho khách hàng. Từ đó làm cho chỉ số CVR thấp.
  5. Nội dung không đúng thứ người dùng mong muốn: nếu bạn bán 1 sản phẩm cao cấp, đắt tiền mà bạn toàn dùng các từ ngữ như giá rẻ, miễn phí thì có thể người dùng sẽ không đánh giá cao sản phẩm của bạn. Từ đó, họ sẽ không mua sản phẩm của bạn, CVR sẽ rất thấp.
  6. Không có lời kêu gọi hành động hoặc lời kêu gọi hành động chưa mạnh mẽ: đôi khi chỉ cần 1 lời kêu gọi hành động mạnh mẽ được đặt đúng vị trí sẽ khiến CVR tăng mạnh.
  7. Lỗi website: người dùng đã đến bước thanh toán rồi nhưng website bị lỗi làm cho người dùng không thanh toán được. Hoặc khi người dùng đăng ký thành viên nhưng lỗi website khiến họ không thể hoàn tất form đăng ký. Từ đó khiến CVR thấp.
  8. Hỗ trợ/tư vấn: nhiều người dùng trước khi mua hàng, họ cần hỗ trợ/tư vấn từ người bán hàng. Nếu không có người tư vấn/hỗ trợ kịp thời thì có thể người dùng không mua hàng. 
  9. Chưa cung cấp bằng chứng đủ thuyết phục: Nếu bạn chưa đưa ra đủ bằng chứng thuyết phục người dùng thì họ sẽ không bao giờ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ví dụ nếu bạn bán đồ ăn vặt, bạn bảo sản phẩm của bạn rất an toàn với người dùng, không chất bảo quản. Nếu bạn chỉ nói như vậy thì người dùng sẽ không tin là sản phẩm của bạn an toàn, mà bạn cần cung cấp thêm các giấy tờ được cục an toàn thực phẩm cấp chứng nhận sản phẩm của bạn là hợp vệ sinh, an toàn cho người dùng và bạn quay các video sản xuất đồ ăn vặt an toàn với các thiết bị máy móc hiện đại.

20 phương pháp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên cao bất ngờ

Nếu tỷ lệ chuyển đổi thấp, bạn đang lãng phí rất nhiều ngân sách marketing, lãng phí nguồn nhân lực, vật lực và nguy hại hơn là có thể làm cho công ty phá sản vì không có đơn hàng nào. Vậy làm sao để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Dưới đây là những phương pháp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên cao bất ngờ dành cho bạn:

  1. Đảm bảo dòng tiêu đề truyền đạt rõ ràng đề xuất giá trị của bạn: ví dụ tiêu đề là mua đồ gia dụng được giảm giá 30% chỉ trong hôm nay.
  2. Sử dụng lời kêu gọi hành động(CTA) mạnh mẽ để lôi kéo người dùng hành động ngay
  3. Khuyến mại: giảm giá hoặc tặng món quà nhỏ ý nghĩa đối với khách hàng
  4. Thử nghiệm A/B các phần tử khác nhau trên trang web của bạn(ví dụ phóng to nút CTA, thay đổi text tiêu đề…) để xem phiên bản nào của trang web có CVR tốt hơn.
  5. Chỉ sử dụng hình ảnh sản phẩm rõ nét: không sử dụng các hình ảnh sản phẩm mờ, mất góc…
  6. Đa dạng loại nội dung: như text, hình ảnh, video, infographic, podcast,…để tạo trải nghiệm tốt cho người dùng.
  7. Sẵn sàng hỗ trợ/giải đáp thắc mắc của khách hàng: trên các kênh marketing(website, fanpage Facebook, kênh Tiktok,…)phải luôn có người sẵn sàng giải đáp thắc mắc của người dùng
  8. Tạo sự khan hiếm/cấp thiết: ví dụ giảm giá 50% chỉ trong hôm nay, quà tặng sẽ hết sau 1 giờ, sản phẩm chỉ còn 3 cái…
  9. Sử dụng nội dung dễ hiểu: sử dụng các từ ngữ thông dụng hàng ngày, không sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành, tiếng lóng địa phương…
  10. Cải thiện tốc độ website và xử lý các lỗi trên website: tốc độ load website tối ưu là dưới 3 giây. Xử lý các lỗi hiển thị và các lỗi ở trang bạn muốn khách hàng hành động chuyển đổi.
  11. Thiết kế website chuyên nghiệp, bắt mắt, dễ sử dụng(tối ưu UX, tối ưu UI): bạn có thể tham khảo các đối thủ của bạn để biết thế nào là 1 trang web chuyên nghiệp trong lĩnh vực của bạn. Ví dụ trang web bán đồ chơi trẻ em thì phải vui nhộn, nhiều màu sắc còn trang web bán ô tô thì phải sử dụng các màu tối, đen trắng…
  12. Tìm hiểu những điều mà khách hàng thực sự mong muốn ở sản phẩm/dịch vụ của bạn: từ đó tạo ra nội dung đáp ứng những mong muốn của khách hàng.
  13. Cung cấp các bằng chứng đủ thuyết phục khác hàng tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ của bạn: ví dụ các giấy phép kinh doanh, giấy phép an toàn thực phẩm, giấy phép sản phẩm chính hãng, các review của khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ bên bạn…
  14. Đơn giản hóa thủ tục mua hàng: nếu thủ tục mua hàng quá phức tạp thì người dùng có thể chán nản và không mua sản phẩm của bạn. Bạn chỉ nên xây dựng trang thanh toán với các trường đơn giản nhất có thể như tên, số điện thoại, địa chỉ nhận hàng và hình thức thanh toán.
  15. Đa dạng hình thức thanh toán: Nếu bạn có càng nhiều hình thức thanh toán thì khách hàng càng dễ hoàn tất đơn hàng, ví dụ bạn cho phép khách hàng thanh toán trả góp hoặc thanh toán 1 lần, thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng, trả qua thẻ tín dụng hoặc COD(thanh toán khi nhận hàng).
  16. So sánh khéo léo sản phẩm/dịch vụ của bạn so với các sản phẩm/dịch vụ trên thị trường hiện nay: bạn không nên so sánh trực tiếp với 1 sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào đó, mà bạn chỉ nên khéo léo đưa ra các ưu điểm nổi trội sản phẩm/dịch vụ của bạn so với các sản phẩm/dịch vụ hiện có trên thị trường
  17. Xác định những điều khiến khách hàng còn do dự chưa hoàn tất đơn hàng: ví dụ nếu bạn thấy khách hàng đã đưa sản phẩm vào giỏ hành nhưng chưa tới bước thanh toán, có thể khách hàng đang chờ sản phẩm giảm giá. Lúc này, hãy lấy 1 cái cớ để cung cấp mã giảm giá ngay cho khách hàng.
  18. Tạo niềm tin vững chắc vào thương hiệu cho khách hàng: đôi khi khách hàng chưa mua hàng của bạn vì chưa thực sự tin tưởng vào thương hiệu của bạn. Lúc này bạn cần thêm các thông tin quan trọng như giới thiệu về doanh nghiệp(Địa chỉ công ty, số điện thoại, email, giấy phép kinh doanh…), đưa thông tin doanh nghiệp nên các báo điện tử uy tín như VNExpress, báo Dân Trí, VTV.vn…, các khách hàng nổi tiếng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn..
  19. Giảm rủi ro từ phía khách hàng: bạn có thể giảm rủi ro cho khách hàng bằng các phương pháp như xem hàng trước khi thanh toán, hoàn tiền 100% nếu không ưng ý sau 7 ngày sử dụng, 1 đổi 1 trong 30 ngày nếu lỗi từ sản phẩm, bảo hành 2 năm, sửa ngay tại nhà,…
  20. Remarketing: rất ít người dùng mua hàng ngay sau 1 lần truy cập vào kênh marketing của bạn. Do vậy, để tăng CVR thì bạn cần remarketing.

Bạn có thể tham khảo Remarketing Facebook và Remarketing Google

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Conversion rate, hãy chat ngay với EZ Marketing, các chuyên gia Marketing của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu bạn muốn đóng góp cho chủ đề Conversion rate, hãy chat trực tiếp với chúng tôi, EZ Marketing trân trọng mọi đóng góp của bạn cho chủ đề này!

Nếu thấy bài viết này hữu ích đối với bạn, hãy lan tỏa bài viết này bằng cách chia sẻ nó cho bạn bè và các hội nhóm marketing mà bạn đang tham gia.