5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 26/01/2024

Ngày nay, các công cụ tìm kiếm trực tuyến, đặc biệt là Google đã và đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh việc hỗ trợ người dùng tìm kiếm hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thông tin trên mạng Internet mỗi ngày, Google còn giữ vai trò như một công cụ quảng cáo các mặt hàng và sản phẩm, hỗ trợ người dùng quảng cáo, tiếp thị bằng công cụ con Google Search Ads. 

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm tổng quát cùng một số kiến thức cơ bản về Google Search Ads dành cho người dùng của Google. 

Google Search Ads là gì? Lợi ích khi sử dụng Google Search Ads 

Google Search Ads là gì? Lợi ích khi sử dụng Google Search Ads

Google Search Ads là gì? Lợi ích khi sử dụng Google Search Ads 

Trước khi giới thiệu những kiến thức cơ bản về Google Search Ads, chúng tôi sẽ chỉ ra khái niệm về Google Search Ads và lợi ích khi sử dụng Google Search Ads 

Google Search Ads là gì?

Google Search Ads(quảng cáo Google tìm kiếm) là một công cụ được cung cấp bởi công ty Google. Công cụ này giúp cho nhà quảng cáo và người dùng có thể dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh của họ trên hệ thống tìm kiếm có trả phí mà Google cung cấp cho người dùng.

Nói cách khác, các nhà quảng cáo chỉ cần trả tiền cho mỗi click từ Google tìm kiếm vào website của bạn.

Bên cạnh đó, Google Search Ads còn là công cụ kết nối giữa khách hàng và nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Cụ thể, công cụ có thể giúp người mua hàng tìm kiếm một cách dễ dàng các sản phẩm, dịch vụ, mặt hàng của các doanh nghiệp cung cấp thông qua các mục tiêu chiến dịch mà người quảng cáo và doanh nghiệp hướng đến.

Kết quả tìm kiếm quảng cáo từ Google Search Ads sẽ xuất hiện với 7 vị trí(4 vị trí đầu trước các kết quả tìm kiếm tự nhiên và 3 vị trí cuối dưới các kết quả tìm kiếm tự nhiên). Các vị trí này có thể được nhận biết bằng chữ Ad hay chữ Quảng cáo nếu người dùng sử dụng tiếng Việt, nằm ở phía trước địa chỉ trang web của doanh nghiệp.

Lợi ích khi sử dụng Google Search Ads 

Có thể nói đối với công cụ Google Search Ads, Google giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số ý nghĩa nổi bật của Google trong quá trình chạy Google Search Ads. 

Google cung cấp khối lượng lớn thông tin cho người dùng

Theo một kết quả thống kê của Google cung cấp, mỗi ngày có khoảng 3,5 tỷ lượt tìm kiếm được người dùng tìm hiểu các nội dung về sản phẩm, dịch vụ, mặt hàng,… trên hệ thống Google Search. 

Lúc này, hành vi của người dùng (Customer Behavior) càng trở nên phức tạp và đa dạng, vì họ đang tìm kiếm rất nhiều thông tin về những thông tin sản phẩm, dịch vụ họ có nhu cầu mua, sử dụng mà được người bán cung cấp thông qua mạng Internet.

Nhiệm vụ của Google chính là sử dụng công cụ máy học, trí thông minh nhân tạo để phân loại và sắp xếp các thông tin trên một cách logic, hợp lý. Nhờ đó, người dùng có thể tìm đúng và chính xác được những thông tin sản phẩm mà họ mong muốn. Nói cách khác, mạng tìm kiếm Google đã và đang ngày càng trở thành một “kho”cung cấp các thông tin tốt nhất một cách nhanh nhất cho người dùng.

Google giúp kết nối nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ và người dùng 

Để thực hiện điều này, những từ khóa(keywords) được người dùng sử dụng khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm phải khớp với nội dung mà các nhà quảng cáo/doanh nghiệp đã đăng tải lên Google thông qua các bài viết hoặc chiến dịch quảng cáo trên mạng lưới Google. 

Có thể nói, đối với những người kinh doanh trực tuyến hoặc các doanh nghiệp có trang web bán hàng trực tuyến thì chiến lược quảng cáo Google Search Ads với sự hỗ trợ tối đa từ Google sẽ giúp cho người kinh doanh trực tuyến hoặc các doanh nghiệp có trang web bán hàng trực tuyến tiếp cận được với vô số khách hàng trong tệp khách hàng tiềm năng. 

Đặc biệt, người bán hàng không cần phải tốn quá nhiều thời gian và chi phí để quảng cáo được hiển thị ở những vị trí cao trên Google. Đây là một ưu điểm nổi bật của quảng cáo Google Search Ads mang lại cho những doanh nghiệp cần tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.

Ưu nhược điểm khi chạy Google Search Ads so sánh với SEO

So với SEO, việc chạy Google Search Ads dành cho doanh nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, song song với đó là một số nhược điểm còn tồn tại của công cụ này. 

Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của công cụ Google Search Ads khi so sánh với SEO:

Ưu nhược điểm khi chạy Google Ads so sánh với SEO

Ưu nhược điểm khi chạy Google Ads so sánh với SEO

Ưu nhược điểm khi chạy Google Ads so sánh với SEO

Mức độ tiếp cận tới khách hàng cao và nhanh

Các doanh nghiệp và nhà quảng cáo có thể dễ dàng tiếp cận các khách hàng tiềm năng của họ thông qua những từ khóa (keywords), hành vi khách hàng(Customer Behavior) hay mục tiêu chiến dịch mà Google mang đến như: cải thiện lượng truy cập, nâng cao độ nhận diện thương hiệu, gia tăng doanh số sản phẩm bán ra ,…

Khả năng lọt vào TOP kết quả nhanh chóng

Sau khi tạo và tải lên quảng cáo tìm kiếm của Google Ads thì trang web của bạn chỉ mất khoảng 24 giờ, tức xấp xỉ một ngày chờ qua kiểm duyệt của Google.Một khi đã qua kiểm duyệt, trang web sẽ được hiển thị nhanh chóng trên kết quả tìm kiếm của Google.

Nếu nhà quảng cáo và doanh nghiệp khi đăng bài có đủ từ khoá (keywords) và đảm bảo đủ các tiêu chí SEO, bài viết còn có thể lọt TOP kết quả cao một cách rất nhanh chóng. 

Khả năng triển khai chiến lược

Trong trường hợp  quảng cáo hoặc doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh về sản phẩm có tính thời vụ hoặc các sản phẩm theo xu hướng, cần triển khai ngay, thì quảng cáo Google sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện điều đó một cách dễ dàng. Điều này là bởi Google Search Ads cực kỳ nhạy bén và cập nhật liên tục, vậy nên các doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để tiếp cận khách hàng mục tiêu đúng lúc nhất.

Chỉ cần trả phí cho mỗi lượt hành động của khách hàng

Đối với việc quảng cáo tìm kiếm của Google Search Ads, các doanh nghiệp và nhà quảng cáo chỉ cần trả phí khi các khách hàng của họ thực hiện một hành động như: gọi điện, nhấp vào quảng cáo, mua hàng hay điền thông tin liên hệ,…

Nhược điểm của Google Search Ads so với SEO

Như đã nói ở trên, song song với những ưu thế khi so sánh với SEO, công cụ Google Search Ads vẫn còn tồn tại một số nhược điểm khiến nó bị “lép vé” trước đối thủ SEO đầy tiềm năng và vốn được ưa chuộng từ lâu. 

Dưới đây là một số nhược điểm của công cụ Google Search Ads khi so sánh với SEO

Ngừng quảng cáo khi hết chi phí

Với hình thức SEO ban đầu, “thuần”,  trang web vẫn có thể duy trì được xếp hạng trên TOP loạt kết quả tìm kiếm của Google khi doanh nghiệp hoặc nhà quảng cáo ngưng làm SEO. Ngược lại, đối với Google Search Ads, khi doanh nghiệp và nhà quảng cáo ngừng cung cấp chi phí chạy quảng cáo thì trang web sẽ không còn được hiển thị trên TOP loạt kết quả tìm kiếm của Google.

Chi phí cao

Chi phí cho chạy quảng cáo Google Search Ads cao hơn nhiều so với các hình thức khác như: Facebook Ads, Zalo Ads,… và cao hơn hẳn cho phí với dịch vụ SEO thông thường

Dễ bị triệt hạ bởi đối thủ

Đối với những môi trường cạnh tranh không lành mạnh  hoặc cạnh tranh khốc liệt thì điều này xảy ra thường xuyên. Nếu doanh nghiệp và nhà quảng cáo không chuẩn bị sẵn sàng cho các phương án đối phó, thì những lượt nhấp của một hay nhiều đối thủ sẽ khiến họ nhanh chóng cạn kiệt ngân sách, làm cho quảng cáo bị tạm ngưng.

Có thể thấy, nếu xét một cách công bằng, Google Search Ads sẽ giúp cho quảng cáo của nhà quảng cáo và doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng đúng lúc, đúng nhu cầu tiêu thụ trong thời gian ngắn. Song song với đó, doanh nghiệp và nhà quảng cáo cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về tài chính, mục tiêu kinh doanh của công ty sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. 

Bên cạnh đó, nhằm khắc phục những nhược điểm còn tồn tại của Google Search Ads so với hình thức SEO truyền thống thì doanh nghiệp và nhà quảng cáo nên kết hợp song song chạy quảng cáo với việc làm SEO thông thường. Điều này sẽ giúp công ty xây dựng thương hiệu, sản phẩm theo mục tiêu kinh doanh dài hạn.

Các dạng quảng cáo Google Search? Nên chạy loại quảng cáo Google Ads nào?

Các dạng quảng cáo Google Search

Hiện nay, trên thị trường đang phổ biến 6 loại hình quảng cáo của Google. Dù mỗi loại hình đều có đặc trưng và ưu điểm, nhược điểm riêng, song tựu chung lại, các loại hình này đều góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh sản phẩm tới người tiêu dùng. 

Các dạng quảng cáo Google Search

Các dạng quảng cáo Google Search

Chiến dịch quảng cáo thông minh

Loại quảng cáo này sẽ giúp doanh nghiệp và nhà quảng cáo làm nổi bật điểm bán hàng của họ và thu hút khách hàng thông qua Quảng cáo xuất hiện trên Google, Google Maps và các trang web đối tác khác. Quảng cáo Thông minh của công ty có thể xuất hiện khi khách hàng tiềm năng trong khu vực địa lý gần đó được hướng mục tiêu tìm kiếm cụm từ liên quan đến doanh nghiệp của bạn trên Google hoặc Google Maps.

Quảng cáo của các doanh nghiệp và nhà quảng cáo cũng có thể xuất hiện với những người nằm ngoài khu vực lân cận của họ nhưng tìm kiếm của những khách hàng này lại chứa các từ hoặc cụm từ liên quan đến doanh nghiệp cũng như vị trí doanh nghiệp của công ty.

Có thể bạn quan tâm: Các phương pháp SEO Google Maps hiệu quả nhất

Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Apps)

Là những nhà quảng cáo ứng dụng, các doanh nghiệp và nhà quảng cáo sẽ muốn đưa ứng dụng đến với nhiều người dùng trả tiền hơn là sử dụng miễn phí. Vì vậy, chiến dịch quảng cáo ứng dụng toàn cầu sẽ giúp hợp lý hóa quá trình này cho doanh nghiệp và nhà quảng cáo, giúp họ dễ dàng quảng cáo ứng dụng của công ty trên các sản phẩm lớn nhất của Google như: Google Play, Google Tìm kiếm, Mạng hiển thị của Google và YouTube.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn SEO App lên TOP 1

Quảng cáo video(Video Ads)

Doanh nghiệp và nhà quảng cáo có thể sáng tạo chiến dịch quảng cáo video hấp dẫn với các định dạng quảng cáo bằng video nhằm thu hút khách hàng trên YouTube và trên các trang web đối tác video. Quảng cáo video cho phép doanh nghiệp và nhà quảng cáo hiển thị video quảng cáo của họ trên YouTube và trên Mạng hiển thị của Google.

Hiển thị loại hình quảng cáo video trong nội dung video của chính các chiến dịch quảng cáo đó hoặc trong nội dung video khác trên YouTube và trên Mạng hiển thị của Google. Thời lượng, tùy chọn có được bỏ qua quảng cáo hay không,… hoàn toàn phụ thuộc vào chủ đích sử dụng quảng cáo của doanh nghiệp và nhà quảng cáo. 

Quảng cáo mua sắm(Google Shopping Ads)

Google Shopping Ads là một xu hướng quảng cáo mới rất được ưa chuộng của Google. Loại hình quảng cáo này vô cùng phù hợp với những doanh nghiệp có cửa hàng bán lẻ trực tuyến trên mạng Internet. Hình thức quảng cáo này còn cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về sản phẩm, giá bán, các thông tin liên lạc cơ bản của doanh nghiệp, thương hiệu sản xuất mặt hàng,…

Quảng cáo mạng hiển thị(Google display network)

Google Display Network là loại hình quảng cáo được Google thiết kế nhằm hỗ trợ người dùng tìm đúng đối tượng cần truy vấn. Các tùy chọn hướng tới mục tiêu của loại hình này sẽ cho phép doanh nghiệp và nhà quảng cáo hiển thị thông điệp của họ một cách có chiến lược và logic cho các khách hàng tiềm năng ở đúng vị trí và vào đúng thời điểm (chèn vào trình duyệt trên các trang web ưa thích, trong các video trên YouTube,…)

Quảng cáo tìm kiếm(Google Search Ads)

Đây là một dạng quảng cáo được Google cung cấp trên công cụ tìm kiếm. Khi người dùng Google truy vấn một khái niệm, từ khóa nào đó trên thanh tìm kiếm, Google sẽ cho ra các kết quả tìm kiếm dưới dạng quảng cáo được hiển thị chính xác hoặc gần chính xác những cụm từ, từ khóa có liên quan đến từ khóa của quảng cáo của người dùng vừa tìm kiếm.

Nên chạy loại quảng cáo Google Ads nào?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, dù mỗi loại hình đều có đặc trưng và ưu điểm, nhược điểm riêng, song tựu chung lại, các loại hình này đều góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh sản phẩm tới người tiêu dùng. 

Việc lựa chọn loại hình quảng cáo nào của Google và triển khai thực hiện ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu và mong muốn tầm ảnh hưởng của chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.

Chi phí chạy quảng cáo Google Search Ads bao nhiêu?

Xét trên mặt bằng chung hiện nay, mỗi lượt nhấp quảng cáo sẽ dao động trong khoảng 3.000 VNĐ đến 30.000 VNĐ trên mạng Internet, tùy thuộc vào từng ngành hàng mà giá thành sẽ có sự chênh lệch nhất định. Đặc biệt, mức giá này có thể lên đến hơn 200.000 VNĐ nếu mức độ cạnh tranh cao. 

Cách hoạt động của Google Search Ads là gì? 

Về cơ bản, Google Search Ads được vận hành như sau: Doanh nghiệp và nhà quảng cáo sẽ xác định từ khóa mà họ muốn quảng cáo trên Google. Sau đó, họ sẽ cần đăng ký quảng cáo từ khóa được chọn với Google hoặc với các đối tác của Google. Quảng cáo của công ty sẽ xuất hiện trên Google khi có khách hàng tìm kiếm từ khóa chính xác hoặc gần đúng với từ khóa ban đầu.

Vị trí hiển thị quảng cáo phụ thuộc vào điều gì?

Vị trí hiển thị quảng cáo phụ thuộc vào:

  • Mật độ từ khóa có trong bài quảng cáo của doanh nghiệp và nhà quảng cáo
  • Mức chi phí mà họ chi trả cho mỗi lượt nhấp của khách hàng. 

Mật độ từ khóa càng lớn, giá thành càng cao thì bài quảng cáo của doanh nghiệp và nhà quảng cáo càng lọt vào TOP kết quả tìm kiếm cao của Google. 

Google đánh giá điểm chất lượng của Google Ads dựa trên yếu tố nào?

Google đánh giá điểm chất lượng của Google Ads dựa trên hiệu suất tổng hợp của thành phần: 

  • Tỷ lệ nhấp(CTR) dự kiến: là khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo của doanh nghiệp khi quảng cáo đó hiển thị
  • Mức độ liên quan của quảng cáo: Quảng cáo của doanh nghiệp liên quan đến ý định của người dùng (thể hiện qua cụm từ tìm kiếm) ở mức nào.
  • Mức độ liên quan của trang đích(website/landing page): nếu nội dung của trang đích có liên quan tới truy vấn tìm kiếm của người dùng thì Google sẽ tăng điểm chất lượng của mẫu quảng cáo Google Ads của bạn.

Hướng dẫn tạo quảng cáo chạy Google Search Ads hiệu quả

Cuối cùng, chúng tôi sẽ chỉ ra phương pháp để chạy Google Search Ads đạt hiệu quả cao nhất.

Cấu trúc chuẩn của một chiến dịch quảng cáo Google Ads

Trước hết, độc giả cần nắm được cấu trúc của một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm. 

Nói một cách đơn giản, mỗi chiến dịch quảng cáo Google Search Ads sẽ chứa nhiều nhóm quảng cáo, thường là từ hai hoặc ba nhóm quảng cáo trở lên. 

Trong mỗi nhóm quảng cáo nhỏ lại được phân ra từ 3 đến 5 mẫu quảng cáo. Việc lựa chọn đa dạng từ 3 đến 5 mẫu quảng cáo không trùng nhau sẽ giúp cho doanh nghiệp có điểm chất lượng cao hơn trong mỗi phiên đấu giá.

Cấu trúc chuẩn của một chiến dịch quảng cáo Google Ads

Cấu trúc chuẩn của một chiến dịch quảng cáo Google Ads

Hướng dẫn từng bước tạo quảng cáo Google Search Ads hiệu quả

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Tại giao diện quảng cáo, độc giả hãy tạo một chiến dịch mới với một trong số các mục tiêu dưới đây:

Khách hàng tiềm năng: Thúc đẩy các hành động tạo chuyển đổi như điền thông tin, cuộc gọi,….

Doanh số: Thúc đẩy bán hàng trên trang web.

Cân nhắc thương hiệu và sản phẩm: Khuyến khích người dùng khám phá sản phẩm của doanh nghiệp.

Lưu lượng truy cập: Tăng lượt nhấp truy cập vào trang web của doanh nghiệp.

Quảng bá ứng dụng: Thúc đẩy việc tải về các ứng dụng trên thiết bị di động (thường là điện thoại).

Phạm vi tiếp cận và nhận thức về thương hiệu: Thúc đẩy việc tiếp cận được nhiều khách hàng.

Sau đó, độc giả hãy  chọn loại chiến dịch là: Tìm kiếm.

Bước 2: Nhập thông tin cấp chiến dịch.

Ở bước này, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn bên dưới và cần chú ý tới những vấn đề sau:

Vị trí nhắm mục tiêu: Bạn nên sử dụng nhắm mục tiêu và loại trừ theo hướng dẫn như ảnh bên dưới.

Mạng hiển thị: Không khuyến khích bạn chọn.

Đặt giá thầu: Lựa chọn chiến lược giá thầu CPC thủ công.

Ngôn ngữ: Bạn nên lựa chọn Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Bước 3: Nhập thông tin cấp nhóm quảng cáo.

Ở đây, độc giả hãy chọn loại nhóm quảng cáo là “Chuẩn”. Sau đó hãy lần lượt điền thông tin về: Tên nhóm quảng cáo, Giá thầu mặc định, Từ khóa.

Bước 4: Viết mô tả cho mẫu quảng cáo.

Ở bước này, bạn đọc cần tuân thủ các quy tắc cơ bản sau để có thể viết mẫu quảng cáo một cách chuyên nghiệp và đạt hiệu quả:

Dòng tiêu đề: Nên viết hoa các chữ cái đầu (tiêu đề 1: nên chứa từ khóa), tiêu đề 3 chỉ hiển thị trên thiết bị mobile. Mỗi tiêu đề sẽ được tự động phân biệt bằng dấu |.

URL cuối cùng:  Là trang đích mà doanh nghiệp muốn khách hàng truy cập khi nhấp vào quảng cáo.

Đường dẫn: Là URL phụ mà doanh nghiệp muốn khách hàng nhìn thấy.

Nội dung mô tả: Là mẫu quảng cáo mà bạn muốn thể hiện (nội dung mô tả 1: nên chứa từ khóa)

Sau đó ở bên phải màn hình, bạn đọc sẽ được xem trước mẫu quảng cáo hiển thị trên các thiết bị như Mobie, PC hay máy tính bảng.

Trên đây là các bước tạo quảng cáo Google Ads hiệu quả mà mọi người dùng, doanh nghiệp cần biết về công cụ Google Search Ads. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý một số đặc điểm quan trọng và các bước sử dụng công cụ này để có thể tận dụng tối đa các lợi ích mà công cụ mang lại và có trải nghiệm tốt nhất trên nền tảng tìm kiếm thông tin và mua bán sản phẩm lớn nhất thế giới – Google. 

Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ là nguồn tham khảo hữu ích dành cho độc giả, đặc biệt là người dùng Google và người dùng, doanh nghiệp đã, đang và sẽ có dự định sử dụng công cụ Google Search Ads. Xin chân thành cảm ơn các quý độc giả đã tìm đọc bài viết của công ty chúng tôi!