5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 11/09/2023

SEO Google Maps giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhờ hiển thị địa chỉ maps của doanh nghiệp khi search trên các công cụ tìm kiếm. Cùng đọc ngay bài viết để hiểu rõ!

SEO Google Maps là giải pháp giúp việc xây dựng thương hiệu trở nên thuận lợi hơn nhờ điều hướng được khách hàng về trang web. Vậy doanh nghiệp đã biết cách thực hiện SEO trên Google Maps hiệu quả chưa? Cùng EZ Marketing hiểu rõ hơn về chúng thông qua bài viết dưới đây. 

Có thể bạn quan tâm: Các bước tạo Google Maps nhanh nhất

SEO Maps là gì?

Seo maps được viết tắt từ Seo Google Maps, là cách giúp hiển thị bản đồ của doanh nghiệp khi người dùng tìm trên trên Google, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm địa chỉ của doanh nghiệp trên bản đồ. 

Seo maps được viết tắt từ Seo Google Maps, là cách giúp hiển thị bản đồ của doanh nghiệp khi người dùng tìm trên trên Google, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm địa chỉ của doanh nghiệp trên bản đồ.

Seo maps được viết tắt từ Seo Google Maps, là cách giúp hiển thị bản đồ của doanh nghiệp khi người dùng tìm trên trên Google, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm địa chỉ của doanh nghiệp trên bản đồ. 

Hiểu đơn giản thì đây là các hoạt động tối ưu để địa chỉ doanh nghiệp xuất hiện khi người dùng truy vấn.

Ví dụ: A là một sinh viên sống tại TP.HCM. A đang tìm kiếm từ khóa “trung tâm học tiếng Anh uy tín tại HCM”. Lúc này, nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh tại HCM và thực hiện SEO Maps tốt, thì Google sẽ tự động đề xuất địa chỉ trung tâm của bạn ở những vị trí đầu trong kết quả tìm kiếm của A. 

Ví dụ về SEO Maps

Ví dụ về SEO Maps

Từ ví dụ trên, ta có thể nhận thấy những lợi ích mà SEO Google Map mang lại như: 

  • Tăng hiển thị thương hiệu trực tuyến của doanh nghiệp.
  • Doanh số bán hàng được nhiều hơn khi được nhiều người dùng biết đến.
  • Độ uy tín cho doanh nghiệp và lòng tin khách hàng tăng cao.
  • Liên kết với các chiến dịch Marketing online để cải thiện website một cách tối ưu,…

10 bước SEO Google Maps giúp địa chỉ doanh nghiệp xuất hiện trên tìm kiếm Google

10 bước SEO Google Maps giúp địa chỉ doanh nghiệp xuất hiện trên tìm kiếm Google

10 bước SEO Google Maps giúp địa chỉ doanh nghiệp xuất hiện trên tìm kiếm Google

Thêm doanh nghiệp vào Google Maps

Cách này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp mới trên thị trường và chưa có mặt trên Google Maps. 

  • Bước 1: Vào trang chủ của Google.com/maps hoặc ứng dụng Google Maps trên điện thoại sau đó tìm kiếm tên của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Nếu doanh nghiệp xuất hiện trong menu drop-down kèm theo vị trí thì bạn có thể bỏ qua bước này. Còn không thì thực hiện tiếp các bước tiếp theo.
  • Bước 3: Chọn Add A Missing Place để thêm doanh nghiệp vào Google Maps.
  • Bước 4: Cung cấp các thông tin như: tên doanh nghiệp, loại hình và vị trí. Như vậy là bạn đã thành công trong việc thêm doanh nghiệp vào Google Maps. Sau khi điền đầy đủ thông tin thì bạn cần xác minh Google Maps trước khi thông tin doanh nghiệp của bạn có thể hiển thị trên Google Maps.
Thêm doanh nghiệp vào Google maps

Thêm doanh nghiệp vào Google maps

Xác nhận hồ sơ doanh nghiệp 

Việc xác nhận hồ sơ sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết và tăng sự uy tín ở những giai đoạn đầu. Nếu bạn không thực hiện xác nhận, thì tất cả những bước tiếp theo điều không thể tiến hành được vì Google sẽ hiểu là công ty của bạn không tồn tại.

Thêm thông tin vào Google My Business

Trước khi thêm thông tin vào Google My Business, bạn cần biết rằng: Doanh nghiệp càng có nhiều thông tin thì thứ hạng trên Maps sẽ càng cao hơn. Tuy nhiên, việc thêm nhiều thông tin cũng không đồng nghĩa với việc viết thật nhiều và dài dòng. 

Bổ sung thông tin vào trình quản lý doanh nghiệp bằng các bước sau: Truy cập vào tài khoản Google My Business → Trên thanh Dashboard của công cụ, chọn vào tab Info và tiến hành điền các thông tin: tên, loại hình, địa chỉ, khu vực kinh doanh (nếu có), thời gian làm việc,… 

Để việc Seo Maps diễn ra hiệu quả, khi điền thông tin cần lưu ý những điều sau:

Lưu ý khi seo maps

Lưu ý khi seo maps

  • Nhất quán trong Tên và Địa chỉ: Nếu đặt tên không nhất quán sẽ làm mất đi tuy tín của doanh nghiệp trên Google Maps theo thuật toán định sẵn.
  • Nên sử dụng số điện thoại ở địa phương: Thuật toán của Google thường gạt bỏ các đầu số điện thoại miễn phí để tránh bị spam. Chính vì thế, doanh nghiệp cần thiết lập số điện thoại với mã vùng của địa phương để cải thiện thứ hạng và người dùng cũng yên tâm hơn khi cần liên lạc. 
  • Thường xuyên cập nhật giờ làm việc: Giúp cho khách hàng có trải nghiệm tốt hơn, đề phòng trường hợp đến tận cửa hàng thì mới biết doanh nghiệp không làm việc.
  • Mô tả chi tiết doanh nghiệp: Khi mô tả một cách chi tiết kết hợp với những keyword của sản phẩm kinh doanh sẽ giúp người đọc thu hút và làm nổi bật hơn so với những đối thủ cùng ngành. 
  • Phân loại doanh nghiệp chính xác: Có hai sự lựa chọn để phân loại trên Google My Business là Primary và Secondary. Lưu ý, không thể tự thêm danh mục tự chọn trên Trình quản lý doanh nghiệp mà chỉ có thể chọn các mục sẵn có.

Chèn ảnh vào hồ sơ doanh nghiệp

Google rất ưa thích các hình ảnh rõ ràng và xác thực. Việc chèn ảnh vào hồ sơ không những giúp cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm mà còn cho khách hàng có cái nhìn trực quan và trải nghiệm về doanh nghiệp tốt hơn. Doanh nghiệp muốn chèn ảnh vào hồ sơ trên maps cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Vào phần Photos trong dashboard của Google My Businesss.
  • Bước 2: Chọn vào biểu tượng thêm ảnh. Sau đó, thực hiện upload hoặc kéo thả ảnh, hơn thế còn có thể thêm cả video vào. hay thậm chí là video vào. 

Chúng tôi khuyến khích bạn nên đăng ít nhất 1 ảnh/ ngày để cải thiện thứ hạng SEO và cập nhật tình hình cho khách hàng.

Bài đánh giá từ Google Maps

Doanh nghiệp càng được đánh giá trên Google Maps tích cực thì thứ hạng xếp hạng càng được ưu ái. Thông qua các bài review, doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng hoặc dịch vụ nếu khách hàng cảm thấy chưa tốt. Điều này vô cùng có ích cho sự phát triển lâu dài.

Đồng bộ hóa hồ sơ doanh nghiệp

Để đồng bộ hóa hồ sơ trên Google Maps, doanh nghiệp thực hiện các bước: 

  1. Truy cập vào trang chủ Google My Business.
  2. Đăng nhập tài khoản Google và thực hiện các bước như phần Thêm thông tin vào Google My Business.
  3. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các thông tin trên hồ sơ doanh nghiệp. 
Đồng bộ hóa hồ sơ doanh nghiệp

Đồng bộ hóa hồ sơ doanh nghiệp

Với 3 bước trên, bạn đã đồng bộ hóa hồ sơ thành công. Các bước làm này sẽ giúp doanh nghiệp được hiển thị trên Google Maps, đồng thời quản lý các bài đánh giá và phản hồi của khách hàng một cách hiệu quả.

Thường xuyên đăng bài lên Google My Business

Tương tự như tính năng của mạng xã hội, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật nội dung mới lên Google My Business. Bởi như đã đề cập phía trên, chúng không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động quản lý danh sách mà còn tăng tương tác với khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm cách chèn WordPress vào Google Maps để thuận tiện trong việc tìm kiếm và di chuyển tới các thông tin quan trọng.

Đảm bảo trang web hoạt động ổn

Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng tìm kiếm bằng điện thoại luôn cao hơn các thiết bị khác. Vì vậy, nhà quản trị cần đảm bảo các trang web không bị hỏng hay tải chậm ở mọi phiên bản. Người dùng luôn có được trải nghiệm tốt hơn với trang web của những doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu này. Điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện thứ hạng trên Google Maps.

Thêm từ khóa vào trang web

Bạn cũng có thể nhắm tới mục tiêu tìm kiếm của khách hàng bằng việc thêm các từ khóa vào trang web. Tuy nhiên, thực hiện chèn từ khóa cần đảm bảo kết hợp keyword dựa trên vị trí và xuất hiện đồng bộ ở tiêu đề, nội dung, thẻ hình ảnh và cả chú thích, URL.

Nhúng địa chỉ Google maps vào trang web

Nhúng địa chỉ Google Maps vào trang web là một cách thông báo cho Google biết rằng, doanh nghiệp của bạn nằm ở vị trí mà hồ sơ đã đề cập. Những bước thực hiện như sau: Tìm kiếm tên doanh nghiệp trong Google Maps → Click chuột vào “Chia sẻ” trong danh sách hồ sơ của doanh nghiệp và chọn tab “Nhúng bản đồ” → Sao chép và dán liên kết lên trang web mà doanh nghiệp muốn. 

4 cách tối ưu Google Maps nâng cao

Việc tối ưu Google Maps là một phần quan trọng trong mỗi chiến dịch SEO Maps. Cùng EZ Marketing tham khảo 4 cách tối ưu hóa nâng cao ngay dưới đây nhé! 

Cách tối ưu Google Maps nâng cao

Cách tối ưu Google Maps nâng cao

Direction – Tips SEO nâng cao đáng học hỏi

Direction đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu Google maps vì xác định được địa chỉ doanh nghiệp và hướng dẫn người dùng đường đi chi tiết. Nói cách khác, Direction là một cách CTA “Chỉ đường” bên dưới Google Maps. Do đó, muốn cải thiện SEO Maps thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua tips nâng cao này.

Google Street View & 360 độ

Một mẹo nhỏ giúp thu hút người dùng và tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp là sử dụng Google Street View & 360 độ. Với tính năng quay bắt mắt, khi hiển thị trên bản đồ sẽ giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm và thích thú hơn về doanh nghiệp của bạn. 

Question & Answer – Giải đáp thắc mắc cho khách hàng

Doanh nghiệp muốn cải thiện trải nghiệm khách hàng hơn Question & Answer được xem là một giải pháp hiệu quả. Đây là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng thông qua việc giải đáp và đề xuất những câu hỏi thường gặp cho người dùng. Do đó, việc cập nhật thông tin đầy đủ sẽ giúp tăng khả năng xuất hiện trên trang tìm kiếm và góp phần tạo được uy tín trong mắt người tiêu dùng.

Local Guide

Đặc điểm của Local Guide là giúp doanh nghiệp cung cấp đánh giá, hình ảnh và thông tin mới nhất về các điểm đến trên Google Maps. Hơn thế, nếu bạn làm tốt trên chương trình Local Guide, Google sẽ đánh giá cao và thuật toán tự động sẽ làm trang web của bạn hiển thị lên trang chủ của họ.

Như vậy, ta đã tìm hiểu về SEO Maps và 10 cách giúp doanh nghiệp tăng thứ hạng trong Google Maps. EZ Marketing hy vọng bài viết cung cấp đủ thông tin giúp ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, bạn nhanh chóng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận dưới đây để được giải đáp nhé!