5/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 03/08/2023

Google Business là công cụ cực kỳ phổ biến trong những năm gần đây trong các doanh nghiệp. Cùng EZ Marketing tìm hiểu ngay 5 cách tối ưu Google Business hiệu quả sau. 

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, Google Business dần trở thành một loại “giấy phép kinh doanh” và được xem như người trợ lý đắc lực giúp hỗ trợ quản lý, kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Trong bài viết này, hãy theo chân EZ Marketing tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của Google Business cũng như cách tối ưu hóa Google doanh nghiệp một cách hiệu quả nhé! 

Google Business là gì?

Google Business hay Google My Business (GMB) - Trình quản lý Trang doanh nghiệp

Google Business hay Google My Business (GMB) – Trình quản lý Trang doanh nghiệp

Google Business hay Google My Business(GMB) – Trình quản lý Trang doanh nghiệp, là công cụ trực tuyến miễn phí được cấp bởi Google. Nó cho phép các doanh nghiệp quản lý sự hiện diện của họ trên các công cụ tìm kiếm bao gồm Google Search và Google Maps.

Có thể bạn cần: Các bước SEO Google Maps nhanh nhất

GMB hỗ trợ liên kết các cơ sở kinh doanh, quán ăn, khách sạn,..cung cấp thông tin trực quan cho người dùng như hiển thị: địa điểm, vị trí trên bản đồ, giờ hoạt động, thông tin liên hệ, hình ảnh, đánh giá từ khách hàng,…

Thông qua các thông tin trong hồ sơ Google My Business, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có thể dễ dàng tiếp cận cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với một lượng lớn khách hàng tiềm năng. 

Những lợi ích của Google My Business

Những lợi ích của Google My Business

Những lợi ích của Google My Business

1.Quản lý hồ sơ doanh nghiệp

Google Business là công cụ giúp dễ dàng quản lý thông tin và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, chủ động trong việc tạo dựng niềm tin, uy tín với khách hàng, góp phần hạn chế tối đa các trường hợp lừa đảo, giả mạo thông tin doanh nghiệp nhằm mục đích xấu.

Khách hàng có thể nhìn thấy hồ sơ của doanh nghiệp kinh doanh bao gồm các thông tin như:

  • Tên Thương hiệu, Cửa hàng, Nhà hàng, Khách sạn, Quán ăn…
  • Địa chỉ/ cơ sở kinh doanh
  • Thông tin liên hệ
  • Địa chỉ Web
  • Thời gian hoạt động
  • Lĩnh vực, sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
  • Hình ảnh liên quan
  • Đánh giá của khách hàng
  • Các tiện ích khác như: xem menu, đặt trước,..

2. Xây dựng niềm tin đối với khách hàng

Khách hàng có xu hướng tin tưởng và lựa chọn những doanh nghiệp được ghim trên Google Maps hơn so những nơi khác. 

Có thể thấy, khi người dùng tìm kiếm doanh nghiệp của bạn trên Google, họ sẽ được cung cấp đầy đủ nhất những thông tin cơ bản, giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng

Ngoài ra, nếu bắt gặp những đánh giá, phản hồi tốt về chất lượng từ những người dùng khác để lại, họ sẽ đặt niềm tin nhiều hơn về lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại.

3. Tiếp cận và cung cấp thông tin nhanh chóng đến khách hàng tiềm năng 

Trên thực tế, khách hàng thường có xu hướng nhấp vào các địa chỉ, thông tin được hiển thị ở các vị trí đầu tiên trong các công cụ tìm kiếm và bản đồ. Thông qua Google Business, doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng các đề xuất phù hợp với nhu cầu hiện tại mà người dùng đang quan tâm như: loại hình kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ,..

Hiện nay, khoảng cách tiếp cận giữa người dùng và doanh nghiệp trở nên gắn bó mật thiết hơn bao giờ hết. Chưa đầy 5 giây khách hàng đã có thể thực hiện các thao tác đánh giá, nhận xét và cập nhật hình ảnh sản phẩm, dịch vụ ngay trên Google.

Nhờ những lợi thế trên, doanh nghiệp có thể dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận với tệp khách hàng mục tiêu, tăng lưu lượng truy cập vào website cũng như thúc đẩy chỉ tiêu doanh số vượt trội.

Tối ưu Google My Business hiệu quả cho doanh nghiệp

Tối ưu Google My Business hiệu quả cho doanh nghiệp

Tối ưu Google My Business hiệu quả cho doanh nghiệp

Tối ưu thông tin trên Google My Business

Doanh nghiệp cần đảm bảo các thông tin là chuẩn xác trước khi cung cấp cho Google, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm. Các doanh nghiệp có thông tin trực quan và đầy đủ sẽ được ưu tiên hiển thị trên kết quả gần với vị trí mà người dùng tìm kiếm. 

Trường hợp bạn có những thay đổi về thông tin liên hệ, sản phẩm hoặc dịch vụ thì cần liên tục cập nhật các bài viết trên trình quản lý Google Business nhằm tối ưu hóa nguồn thông tin đề xuất đến người dùng. 

Các yếu tố giúp xác định thứ hạng tìm kiếm, bao gồm: 

  • Mức độ liên quan: mức độ liên quan giữa danh sách từ khóa quảng cáo của doanh nghiệp với từ khóa mà người dùng tìm kiếm.
  • Khoảng cách: khoảng cách giữa địa chỉ cơ sở kinh doanh với vị trí người dùng tìm kiếm.
  • Mức độ phủ sóng: mức độ phổ biến của doanh nghiệp trong một lĩnh vực nhất định.

Ví dụ: Giả sử bạn đang kinh doanh một khu vực cụ thể tại địa bàn TP.HCM. Google My Business sẽ hỗ trợ hiển thị, đề xuất sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đến với người dùng ở vị trí gần khu vực đó khi họ thực hiện hành vi tìm kiếm trên thanh tìm kiếm Google hoặc Google Maps bằng các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp.

Đăng tải các bài viết và thông tin ưu đãi

Trình quản lý Google Business giúp các doanh nghiệp dễ dàng quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến đối tượng khách hàng tiềm năng. Cụ thể, bạn có thể tận dụng bài viết trên trang nhằm quảng bá sản phẩm, sự kiện hay các chương trình ưu đãi sắp ra mắt, thu hút người dùng truy cập vào website hoặc tìm đến trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng.

Thêm các tính năng trên trang

Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể tự thiết kế những tính năng phù hợp. Google Business cho phép các đơn vị được lựa chọn 10 danh mục liên quan không trùng lặp. Các tính năng nổi bật này hỗ trợ người dùng nhanh chóng nắm bắt được những thông tin về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. 

Một vài tính năng mà doanh nghiệp có thể tham khảo cho từng danh mục:

  • Khách sạn, nhà hàng: xếp hạng sao, tiện ích, thực đơn, món ăn nổi bật,…
  • Cửa hàng: danh mục sản phẩm, khuyến mãi,…
  • Cơ sở cung cấp dịch vụ: loại hình dịch vụ nổi bật, nút đặt chỗ,…

Cách thêm và chỉnh sửa các thuộc tính trên Google My Business:

  • Trên thanh menu, chọn Info.
  • Tìm mục Add Attributes và chọn Edit. 
  • Thêm hoặc chỉnh sửa các tính năng có sẵn. 
  • Hoàn tất chỉnh sửa và chọn Apply.

Tối ưu đánh giá của người dùng

Người tiêu dùng luôn có xu hướng tin tưởng những đánh giá từ những người mua trước đó khi tìm kiếm, lựa chọn sử dụng bất cứ loại sản phẩm/ dịch vụ nào. Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng trong việc tối ưu hóa tính năng phản hồi của khách hàng trong họ quá trình trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ.

Thứ hạng tìm kiếm trên Google càng cao, đồng nghĩa với việc tần suất khách hàng có thể nhìn thấy và tiếp cận với doanh nghiệp càng nhiều. Nhờ đó, giúp tăng lưu lượng truy cập vào trang web cũng như tăng tỷ lệ mua hàng, nâng cao doanh số hiệu quả.

Bằng kỹ thuật Shortlink khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm doanh nghiệp và để lại phản hồi: 

  • Mục Info, chọn Add short name.
  • Nhập tên viết tắt của doanh nghiệp (không quá 32 ký tự). Lưu ý không được trùng với tên của trang khác.
  • Cuối cùng chọn “Apply” để hoàn tất tiến trình. (URL có dạng g.page/[shortname] sẽ hiển thị trong profile của doanh nghiệp)

Tạo độ tin cậy bằng các phản hồi

Thái độ khi tiếp nhận thông tin phản hồi và xử lý tình huống tích cực cũng được coi là cách xây dựng niềm tin, làm đẹp hình ảnh thương hiệu trên thị trường khi kinh doanh bất cứ loại hình sản phẩm nào. Dựa trên kết quả khảo sát của Google và Ipsos Connect, có thể thấy: độ tin cậy của doanh nghiệp sẽ tăng 1,7 lần nếu thường xuyên phản hồi những đánh giá của người dùng.

Khi nhận được những phản hồi tiêu cực, thay vì phớt lờ thì hãy lắng nghe và tìm hướng xử lý thỏa đáng cho lợi ích khách hàng và cả doanh nghiệp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến cảm nhận của mọi khách hàng. Tạo ra cơ hội chuyển họ trở thành khách hàng trung thành gắn bó lâu dài với thương hiệu cùng các lợi thế vượt trội và khác biệt với đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thâu tóm được bộ phận khách hàng mới một cách hiệu quả.

Hình ảnh trực quan, chất lượng

Giống như các nền tảng mạng xã hội khác, để xây dựng niềm tin vào thương hiệu không thể thiếu những hình ảnh sản phẩm, địa điểm, không gian đẹp mắt, chuyên nghiệp và chất lượng cao. Theo một công bố của Google, doanh nghiệp sẽ tăng 42% tỷ lệ lượt click vào nút “Chỉ đường” và 35% tỷ lệ lượt click vào nút “Website” nếu làm tốt những hạng mục này. 

Ngược lại, khách hàng sẽ khó hình dung và đặt ít niềm tin hơn khi doanh nghiệp kinh doanh không đăng tải bất kỳ hình ảnh nào trên trình quản lý Trang doanh nghiệp (Google My Business).

Các bước đăng tải hình ảnh lên Google Business:

  1. Đăng nhập vào tài khoản Google My Business.
  2. Truy cập chính xác vị trí của doanh nghiệp
  3. Trong danh mục, chọn Photos
  4. Chọn thể loại hình ảnh
  5. Tải lên ảnh từ thiết bị và kết thúc tiến trình

Những lỗi thường gặp khi đánh dấu địa điểm doanh nghiệp

Những lỗi thường gặp khi đánh dấu địa điểm doanh nghiệp

Những lỗi thường gặp khi đánh dấu địa điểm doanh nghiệp

  • Cung cấp thông tin không đầy đủ dẫn đến trình quản lý doanh nghiệp không được tối ưu hóa, khó tiếp cận đến đối tượng khách hàng tiềm năng trong việc đưa ra đề xuất do không có đủ cơ sở dữ liệu.
  • Xác định vị trí/ địa chỉ doanh nghiệp không chính xác
  • Tên thương hiệu hoặc từ khóa chính quá dài.
  • Tên không phải tên riêng của doanh nghiệp bao gồm: tên đường, quận, tỉnh thành phố, tên sản phẩm, dịch vụ…

Ví dụ: Sửa điện thoại quận Bình Thạnh, Photocopy phường 2 Tân Bình,….

Hướng dẫn đăng ký Google Business

Hướng dẫn đăng ký Google Business

Hướng dẫn đăng ký Google Business

Từ những lợi ích tuyệt vời mà Google Business mang lại, chắc chắn đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua. Dưới đây, EZ Marketing sẽ hướng dẫn tạo hồ sơ doanh nghiệp cũng như địa điểm doanh nghiệp trên Google Maps(đăng ký Google My Business):

Bước 1: Đăng nhập Google Business

Truy cập vào trang chủ của Google My Business qua đường dẫn https://www.google.com/business/ sau đó đăng nhập bằng tài khoản gmail.

Bước 2: Nhập tên doanh nghiệp và xác định danh mục kinh doanh

  • Điền đầy đủ thông tin để tạo hồ sơ cho doanh nghiệp của người dùng, bao gồm tên doanh nghiệp và danh mục kinh doanh.
  • Nhấn “Next” để đồng ý với những điều khoản và chính sách bảo mật.

Bước 3: Xác định vị trí của doanh nghiệp

  • Chọn Thêm vị trí
  •  Nhập địa chỉ
  •  Chọn địa chỉ của doanh nghiệp đã được đánh dấu trên bản đồ (di chuyển dấu chấm đỏ tới vị trí chính xác của trụ sở doanh nghiệp, quán ăn hoặc cửa hàng trên bản đồ)

Bước 4: Thêm thông tin liên hệ và địa chỉ website (nếu có)

  • Nhập số điện thoại liên lạc của doanh nghiệp. 
  • Nhập địa chỉ website chính thức nhằm tăng khả năng truy cập, chuyển đổi của khách hàng.

Bước 5: Xác minh hồ sơ doanh nghiệp Google Business(xác minh Google Maps)

Bạn có thể lựa chọn xác minh Hồ sơ doanh nghiệp trên Google My Business với nhiều cách khác nhau sao cho thuận tiện nhất. Bạn có thể xem chi tiết trong bài: Các cách xác minh Google Maps.

Sau khi nhận được liên hệ từ Google, bạn tiến hành nhập mã xác minh để hoàn tất đăng ký tài khoản.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của EZ Marketing về chủ đề Google Business. Hy vọng với bài viết này bạn đã có thêm hiểu biết và tự có thể tạo địa điểm doanh nghiệp cho riêng mình trên Google Maps giúp tối ưu hiệu quả bán hàng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi ngay bên dưới để được nhanh chóng giải đáp nhé!