4.5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 16/07/2023

URL là gì? URL có quan trọng trong SEO không? Làm sao để tối ưu URL chuẩn SEO? Tất cả sẽ được EZ Marketing trình bày trong nội dung bài viết này!

URL là gì?

URL là gì?

URL là gì?

URL(viết tắt của “Uniform Resource Locator” – tạm dịch là Hệ thống định vị tài nguyên thống nhất) là mã định danh được sử dụng để định vị tài nguyên duy nhất trên Internet. URL còn được gọi là một địa chỉ web.

Theo lý thuyết, URL là mã định danh của một tài nguyên duy nhất trên Website, mỗi URL hợp lệ trỏ đến một tài nguyên duy nhất. Các tài nguyên đó có thể là trang HTML, file CSS, hình ảnh,… Nhưng trong thực tế, có một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ như URL trỏ đến tài nguyên không còn tồn tại hoặc đã di chuyển đến một vị trí khác.

Vì mỗi tài nguyên được định danh bởi URL và bản thân URL được xử lý bởi máy chủ Web. Do vậy, chủ sở hữu của máy chủ web phải quản lý cẩn thận tài nguyên đó và URL được liên kết của nó.

URL gồm những thành phần nào?

Cấu tạo của 1 URL bao gồm:

  1. Giao thức(protocol): có thể sử dụng http hoặc https
  2. World Wide Web: www(có thể không có thường gọi là non-www)
  3. Tên miền(domain): ví dụ ezmarketing.vn.
  4. Đường dẫn(path), còn gọi là slug: ví dụ /tin-tuc/hoc-seo
  5. Truy vấn(query) và Tham số(parameter): ví dụ ?tim-kiem=seo
  6. Phân mảnh(fragment): ví dụ #seo-la-gi

Để hiểu rõ hơn về cấu trúc của 1 URL thì EZ Marketing xin lấy ví dụ của 1 URL đầy đủ: 

https://www.ezmarketing.vn/tin-tuc/website-la-gi/?tim-kiem=cau-hoi#trang-web-la-gi

  • https://: đây là phần giao thức(protocol)
  • www: đây là phần World Wide Web
  • ezmarketing.vn: đây là phần tên miền(domain)
  • tin-tuc/website-la-gi/: đây là phần đường dẫn(path), còn gọi là phần slug.
  • ?tim-kiem=cau-hoi: đây là phần truy vấn(query) và tham số(parameter)
  • #trang-web-la-gi: đây là phần phân mảnh(fragment)

Những tác dụng của URL

Dưới đây là những tác dụng của URL:

  1. URL giúp mọi người dễ dàng chia sẻ bài viết/video/hình ảnh…lên các nền tảng khác.
  2. URL giúp các công cụ tìm kiếm tìm ra website của bạn, sau đó thu thập dữ liệu website của bạn, giúp trang web của bạn có thể lên TOP trong các SERP và nhiều người dùng sẽ tìm thấy website của bạn.
  3. URL giúp chiến dịch marketing offline thu hút được nhiều người vào website: ví dụ khi quảng cáo trên Tivi, radio, biển quảng cáo ngoài trời…thì bạn có giới thiệu URL website của mình trên đó và người dùng có thể thấy và truy cập URL đó.
  4. Tăng hiệu quả đối với việc SEO website: URL là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO. Nếu bạn tối ưu URL chuẩn SEO thì bài viết của bạn sẽ dễ dàng lên TOP các SERP.

URL ở vị trí nào trên trình duyệt?

URL sẽ xuất hiện ở vị trí nhập địa chỉ web, phần đầu của trình duyệt, ngay cạnh mũi tên back và forward và nút refersh(như hình dưới):

URL ở vị trí nào trên trình duyệt?

URL ở vị trí nào trên trình duyệt?

Các quy tắc tạo nên URL chuẩn

Khi tạo hoặc chỉnh sửa URL bạn nên tuân thủ các quy tắc:

  1. Sử dụng gạch chéo “/” để ngăn cách thư mục, dấu gạch ngang “–” để kết nối các từ trong URL: ví dụ ezmarketing.vn/tin-tuc/seo-la-gi/
  2. Không nên dùng dấu “_” hay dấu cách trong URL: ví dụ nếu bạn sử dụng URL ezmarketing.vn/tin tuc/seo la gi/ là SAI, các dấu cách trong URL sẽ hiển thị %20, như ví dụ ở trên thì URL sẽ thành ezmarketing.vn/tin%20tuc/seo%20la%20gi/
  3. Không nên dùng tiếng Việt có dấu như: ă, â, ê, đ, ư…trong URL, vì như vậy mỗi khi người dùng nhập URL sẽ rất vất vả, đôi khi trình duyệt không nhận ra URL.
  4. Không nên sử dụng các ký tự đặc biệt trong URL: ví dụ không nên sử dụng các ký tự như $, %, & trong URL.
  5. Hạn chế tạo ra nhiều thư mục con, tối đa chỉ sử dụng 2 thư mục con trên URL: Ví dụ URL chứa 2 thư mục con https://ezmarketing.vn/tin-tuc/url-la-gi. Mỗi lần “/” là một lần qua một thư mục con(Subfolder). Như vậy nếu để đi vào 1 bài viết phải đi qua nhiều thư mục con thì người dùng có thể sẽ không thể đi vào tận cùng của website để tìm bài viết họ muốn. Và việc này cũng sẽ tốn lưu lượng thu thập dữ liệu của các công cụ tìm kiếm, do vậy các công cụ tìm kiếm cũng không thích việc này!
  6. URL cần dễ nhớ, ngắn gọn: như vậy thì người dùng sẽ dễ nhớ URL và dễ dàng truy cập lại URL của bạn nếu họ cần. Ví dụ URL domain/lam-sao-de-seo-tu-khoa-len-top-google-mot-cach-de-dang/ là rất dài và khó nhớ, bạn nên để ngắn gọn và đơn giản thành domain/seo-top-google/.
  7. URL nên viết thường, không viết IN HOA: IN HOA các chữ trong URL vừa làm người dùng khó viết, vừa không thân thiện với các công cụ tìm kiếm.

Cách chỉnh sửa URL

Việc chỉnh sửa URL rất đơn giản, nếu bạn đang sử dụng website WordPress thì bạn vào bài viết/trang web cần chỉnh sửa URL, bạn sẽ thấy phần URL ngay dưới tiêu đề bài viết. Bạn chỉ cần click vào “Edit” hoặc “Chỉnh sửa” và sau đó nhập phần URL Slug mà bạn muốn, sau đó lưu lại:

Phần chỉnh sửa URL ngay dưới phần tiêu đề, click vào nút Edit/Chỉnh sửa để chỉnh sửa URL

Phần chỉnh sửa URL ngay dưới phần tiêu đề, click vào nút Edit/Chỉnh sửa để chỉnh sửa URL

Trong trường hợp bạn không sử dụng website WordPress, thì bạn cũng vào bài viết cần chỉnh sửa URL và tìm tới phần URL của bài viết đó, chắc chắn sẽ có phần sửa URL ở trong phần chỉnh sửa bài viết.

URL có ảnh hưởng tới việc SEO Website không?

URL là một trong những tiêu chí SEO Onpage Website quan trọng. Khi Google mới vào 1 Website để thu thập thông tin thì nó sẽ vào qua 1 URL. Thông qua, URL thì Google sẽ có định hình ban đầu về website hoặc trang web đó tập trung vào chủ đề gì.

Ví dụ: URL là https://ezmarketing.vn/ thì Google có thể hiểu là Website này có thể chia sẻ các thông tin về chủ đề Marketing.

Ví dụ URL là https://ezmarketing.vn/kien-thuc-seo/ thì Google có thể hiểu là trang web này nói tập trung vào chủ đề kiến thức SEO trong Marketing.

Như vậy, trước khi mua tên miền(domain) bạn cần lựa chọn tên miền liên quan tới lĩnh vực, chủ đề bạn muốn chia sẻ trên website của bạn. Và khi tạo URL trang web thì bạn cần chú ý tới chủ đề bạn muốn chia sẻ trong trang web đó.

Hướng dẫn cách tối ưu URL chuẩn SEO chi tiết nhất

  1. URL không nên quá dài: độ dài tốt nhất từ 20 – 60 ký tự
  2. URL nên chứa từ khóa chính cần SEO: ví dụ bạn đang SEO 1 nhóm từ khóa SEO Onpage, SEO Onpage là gì, các yếu tố SEO Onpage. Từ khóa chính ở đây là SEO Onpage, URL của bạn nên chứa từ khóa chính đó là domain/seo-onpage/.
  3. Không nên chỉnh sửa URL sau khi đã internal link và đi backlink về URL đó: vì nếu chỉnh sửa URL đó thì URL đó sẽ trở thành 1 URL mới. Lúc này các internal link và backlink sẽ không truyền được giá trị/sức mạnh về URL cũ vì nó đã bị thay đổi thành 1 URL mới. Nếu bắt buộc phải chỉnh sửa URL thì bạn nên redirect 301 từ URL cũ về URL mới.
  4. Loại bỏ các URL 404: hãy kiểm tra lại toàn bộ website của bạn, những URL nào bị 404 nên loại bỏ khỏi website.
  5. Không sử dụng số trong URL: ví dụ bạn không nên đặt là /5-cach-seo-top-google/ mà bạn nên đặt là /cac-cach-seo-top-google/ vì biết đâu sau này bạn lại có 6, 7, 8 cách SEO top google thì không thể sửa lại URL được, nếu sửa nó sẽ ảnh hưởng tới SEO.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề “URL”, hãy để lại bình luận dưới bài viết hoặc chat trực tiếp với EZ Marketing, chúng tôi sẽ sớm giải đáp thắc mắc cho bạn.

Nếu bạn thấy bài viết về chủ đề “URL” này hữu ích đối với bạn, hãy chia sẻ bài viết này bằng cách click vào các icon trong phần “Chia sẻ bài viết” ở phía dưới bài viết này nhé!