4.7/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 26/01/2024

Đây là bài viết về SEO Onpage rất cô đọng, nó chứa tất cả những kiến thức SEO Onpage mình đã làm và áp dụng thành công cho nhiều dự án SEO! Mình không quá chú trọng vào số lượng mà chỉ chú trọng vào việc giải thích cho các bạn hiểu và làm SEO thành công!

Và hôm nay! Lại 1 bài ngắn nhưng chất lượng của mình! SEO Onpage là gì? Các bước làm SEO Onpage! Đây là bài viết trong Khóa học SEO Online hoàn toàn miễn phí từ A – Z!

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là gì?

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ SEO của EZ Marketing

SEO Onpage là gì?

Đơn giản thôi! SEO Onpage chính là những việc bạn cần làm để tối ưu các thành phần, các yếu tố bên trong Website của bạn(On – Page mà). Ví dụ như tiêu đề trang web, hình ảnh trong bài viết, các link trên website, menu website…Còn SEO Offpage là tối ưu những phần bên ngoài website của bạn ví dụ tối ưu mật độ anchor text backlink, đa dạng referring domain… Tối ưu Onpage là bạn hoàn toàn chủ động trong việc tối ưu. Còn tối ưu Offpage bạn sẽ phải phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khác ngoài Website của bạn!

Bạn chỉ cần hiểu đơn giản thế thôi nhé! Khi nào vào làm thực tế bạn sẽ hiểu hơn!

SEO Onpage là bước không thể thiếu trong quy trình SEO TOP Google. Hãy nhớ, nếu Onpage không tốt, kể cả tất cả các yếu tố khác tốt thì từ khóa của bạn cũng không thể lên TOP 10 Google.

Nếu bạn mới học SEO, bạn nên đọc thật chậm và hiểu từng ý một, nếu không hiểu thì đọc lại! Đây là bài viết tổng hợp tất cả kiến thức về SEO Onpage. Do vậy, có rất nhiều kiến thức tổng hợp trong 1 bài viết này!

Lúc mới học mình mất tới cả tháng để học SEO Onpage đó, do vậy bạn đừng vội vàng nhé! Có gì khó cứ Comment, mình sẽ giải đáp sớm cho bạn!

Các yếu tố cần tối ưu SEO Onpage

Bạn đã biết? Có hàng trăm yếu tố về SEO Onpage! Nhưng có những yếu tố chính giúp việc SEO Onpage thành công và có những yếu tố phụ chỉ bổ trợ cho những yếu tố chính.

Chắc bạn đã biết Quy tắc 80/20 rồi đúng không? Trong SEO Onpage cũng vậy! 20% yếu tố SEO Onpage sẽ tạo ra 80% thành công cho việc SEO Onpage. Còn 80% các yếu tố còn lại chỉ đem đến 20% thành công trong việc SEO Onpage.

Nhưng nếu bạn đáp ứng được 100% thì quá tốt! Nhưng như vậy sẽ khá tốn thời gian và chi phí!

Và bài viết này mình sẽ chia sẻ những yếu tố SEO Onpage chính giúp bạn đạt 80% thành công SEO Onpage

Nếu bạn chưa biết Title là gì, meta description là gì thì xem ngay bài viết Những thuật ngữ SEO và thuật ngữ Website bạn cần biết!

Có thể bạn quan tâm: 6 cách đi internal link hiệu quả áp dụng với tất cả các website

Có 12 yếu tố chính bạn cần tối ưu SEO Onpage trên Website:

  1. Tối ưu thẻ Title
  2. Tối ưu thẻ Meta Description
  3. Đa dạng hóa Anchor text
  4. Tối ưu URL Website
  5. Chú ý tới mật độ từ khóa trong bài viết
  6. Tối ưu hình ảnh trên Website chuẩn SEO
  7. Tối ưu các Link trên Website
  8. Cần tối ưu các thẻ h1, h2, h3,…
  9. Tối ưu tăng tốc độ của Website
  10. Website thân thiện với di động
  11. Tạo các trang AMP
  12. Tối ưu Bài viết chuẩn SEO

Chi tiết từng yếu tố mình sẽ trình bày trong phần dưới bài viết này!

Các bước SEO Onpage

Tối ưu Onpage cần tối ưu rất nhiều vấn đề như tối ưu title(thẻ tiêu đề Website), tối ưu meta description(Thẻ mô tả website), tối ưu URL,..! Nhưng bạn đừng lo! Hãy làm lần lượt theo các bước dưới đây nhé! Mình mới đầu cũng như bạn thôi, rất mông lung vì có nhiều kiến thức phải học!

Tối ưu thẻ title

Thay đổi thẻ title và URL trên WordPress

Thay đổi thẻ title và URL trên WordPress

  • Thẻ title cần Chứa từ khóa cần SEO. Ví dụ: Học SEO là từ khóa chính thì title là: Hướng dẫn tự học SEO tại nhà!
  • Sử dụng Ít hơn 65 ký tự cho thẻ title(điều này giúp việc hiển thị trong trang kết quả tìm kiềm không bị thừa và có dấu …)
  • Sử dụng cả từ khóa chính và từ khóa mở rộng(từ đồng nghĩa) trong tiêu đề. Ví dụ: Đào tạo SEO là từ khóa chính và học SEO là từ khóa đồng nghĩa thì có thể viết title là: Khóa Đào tạo SEO – Học SEO Online miễn phí
  • Từ khóa ngay ở đầu title: Nếu từ khóa là “Học SEO” thì tiêu đề trang nên là “Học SEO Online và 10 điều cần lưu ý”. Khi đã SEO lên TOP 10 thì nên đổi lại tiêu đề giật tít thu hút người đọc như 10 bí quyết giảm đau lưng hiệu quả.
  • Nên để tên thương hiệu đằng sau title như: Đào tạo seo – ezmarketing.vn
  • Tiêu đề phải nói lên được nội dung trong bài viết.
  • Thẻ tiêu đề phải duy nhất trên website, tránh trùng lặp tiêu đề với các trang web khác cùng website

Tối ưu thẻ Meta description

Thẻ meta description

Thêm thẻ meta description khi sử dụng plugin Yoast SEO trên WordPress

  • Thẻ meta description phải tóm tắt chính xác nội dung trang, viết thật tự nhiên và thu hút, lôi cuốn, hướng tới nội dung người dùng cần tìm, cần đọc
  • Độ dài của Meta description không quá 150 ký tự.
  • Meta description Chứa từ khóa chính và từ khóa phụ.
  • Mô tả trong thẻ meta desciption cần hấp dẫn, giật tít và hàm chứa thông điệp thúc giục hành động thì người dùng càng dễ click từ Google vào link của bạn. Ví dụ: Từ khóa thúc giục hành động như: Hãy click ngay để hiểu ngay, xem ngay,…
  • Nội dung thẻ meta description phải duy nhất trên website, không được trùng lặp với bất kỳ một thẻ meta description nào khác trên website.

Có thể bạn quan tâm: Có nên chọn Phòng SEO thuê ngoài?

Tối ưu URL trang web

  • Khi mua domain bạn nên chọn các domain chứa từ khóa chủ đề chính của website như: daotaoseoonline.com
  • Nên sử dụng URL tĩnh. Đường dẫn tĩnh không có dấu ? hay id=, … Ví dụ: Không nên để đường dẫn động https://ezmarketing.vn/khoa-hoc-seo.php?id=5&caid=100. Nên sử dụng đường dẫn tĩnh https://ezmarketing.vn/khoa-hoc/seo-can-ban.html => đường dẫn tĩnh, không có “?”, không có “&”, không có “=” và các từ cách nhau bằng dấu “-“, chứa từ khóa iphone6 (id=5, caid=100), đây gọi là đường dẫn chuẩn SEO
  • Càng nhiều “/” trên URL càng không tốt. Ví dụ: Không nên dùng: https://ezmarketing.vn/thu-muc-1/thu-muc-2/bai-viet. Nên dùng https://ezmarketing.vn/bai-viet
  • Điều hướng có www và không có về cùng 1 url

Tối ưu hình ảnh

  • Hình ảnh phải liên quan tới nội dung đoạn văn chứa hình ảnh đó
  • Mỗi bài viết nên có ít nhất 1 hình ảnh.
  • Tên file ảnh phải chứa từ khóa cần SEO như sau: khoa-hoc-seo-online-mien-phi.jpg (cần chứa từ khóa cần SEO).
  • Title, thẻ alt, caption hình ảnh phải nói lên được nội dung đoạn văn sử dụng hình ảnh đó.
  • Dung lượng, kích thước hình ảnh nhẹ nhất có thể nhưng đảm bảo hình ảnh vẫn rõ nét

Tối ưu mật độ từ khóa trên trang

  • Mật độ từ khóa là số lần lặp lại của một từ khóa trên toàn bộ nội dung của trang web
  • Mật độ từ cần SEO chỉ chiếm 2 – 3% nội dung trong bài viết (3 -5% trong toàn bộ trang tính cả tag, comment,…)

Đa dạng hóa anchor text

  • Nếu bạn chưa biết Anchor text là gì thì xem bài các thuật ngữ SEO nhé!
  • Anchor text cần đa dạng để tránh Google phạt vì Google nghĩ bạn quá lạm dụng 1 anchor text để SEO 1 từ khóa nào đó lên TOP.

Các dạng Anchor text

  • Anchor text là các từ đồng nghĩa. Ví dụ như: các từ đồng nghĩa như liên kết, đường dẫn, link,…
  • Anchor text là các từ khóa liên quan: dạy SEO, đào tạo SEO,…
  • Có thể sử dụng Anchor text như “Xem thêm: và để full title và link ở các phần bài viết liên quan”, có thể bạn quan tâm, cùng chủ đề,…Ví dụ: Xem thêm: Bí quyết seo từ khóa “Học Seo Online” lên Top Google.
  • Anchor text thương hiệu: Đào tạo SEO EZ Marketing
  • Không nên dùng từ “tại đây, click here” để làm anchor text cho Internal link vì nó làm cho Google nghĩ là dấu diếm nội dung, dễ bị phạt

Mật độ Anchor text

Bạn nên sử dụng Anchor text theo tỷ lệ:

  • 20% từ khóa chính
  • 30% Full title
  • 50% từ khóa mở rộng

Ví dụ: Bạn có 10 bài viết với 10 Anchor text thì bạn nên dùng 2 anchor text là từ khóa chính(20%), 3 Full Title(30%) và 5 anchor text là từ khóa mở rộng(50%).

Tối ưu các thẻ h1, h2, …, B, I, U,…:

  • Phân đoạn từng đoạn với từng heading cho người đọc dễ theo dõi
  • Thẻ H1 dùng trong tiêu đề bài viết, và có chứa từ khóa. Ví dụ: Cần SEO từ khóa Học SEO: thì H1 tiêu đề là Học SEO Online và 10 điều cần lưu ý.
  • H2, h3 là chứa các từ khóa mở rộng như từ khóa chính + địa phương(Ví dụ: Khóa học SEO tại Hà Nội), hoặc rẻ hơn, tốt hơn(ví dụ: khóa học SEO giá rẻ tại Hà Nội).
  • Mỗi bài viết chỉ nên có 1 thẻ H1
  • Các thẻ H1, …, H6 đều phải chú trọng tới từ khóa cần SEO chứ không phải sử dụng các thẻ này cho các phần khác như: Hỗ trợ trực tuyến, Bài viết liên quan,…

Tối ưu thẻ LINK <a>

  • Link nội bộ hãy dẫn dắt người dùng đi theo mạch nội dung giống như Google đã làm 1 trang có thể có rất nhiều link nội bộ mà không quan trọng là phải 3 hay 5 link nội bộ. Link nội bộ dẫn dắt của Google làm cho người dùng đọc hết trang nọ đến trang kia. Người dùng ở lại càng lâu chứng tỏ website của bạn càng tốt và các từ khóa của bạn dễ lên TOP hơn.
  • Các link nên đổi màu khác văn bản thông thường cho người dùng dễ nhận biết đó là link(liên kết).
  • Viết anchor text ngắn gọn nhưng có tính mô tả.
  • Mỗi bài viết nên có 2 nhóm link chính đó là: link về các bài viết liên quan và link về các danh mục bài viết để người dùng tìm hiểu thêm về chủ đề đó.
  • Internal link đặt ở đầu bài viết có giá trị hơn là ở cuối bài viết hoặc đặt ở chân trang

Tối ưu tốc độ load của Website

Bạn có thể Copy URL trang web của bạn và paste vào https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/?hl=vi(đây là trang kiểm tra tốc độ của Google) để kiểm tra tốc độ Website của bạn!

Bạn có thể xem tốc độ load trang web của bạn trên thiết bị di động và máy tính để bàn, laptop. Số điểm từ 0 – 49 là kém, từ 50 – 89 là trung bình và từ 90 – 100 là tốt!

Như bạn thấy số điểm trang web của mình trên di động của mình là 72(trung bình) và tốc độ trên máy tính để bàn, laptop là 93(tốt). Như vậy, mình cũng khá hài lòng về tốc độ trang web của mình.

Kiểm tra tốc độ Website

Kiểm tra tốc độ Website trên di động

Tốc độ trang web trên máy tính để bàn, laptop

Tốc độ trang web trên máy tính để bàn, laptop

Bạn kéo xuống dưới sẽ thấy những chỉ số làm trang web của bạn chậm đi, và sẽ có những đề xuất để tối ưu trang web của bạn:

Những yếu tố làm chậm website

Những yếu tố làm chậm website

Phần Cơ hội(hình ảnh ở trên) là những gợi ý của Google để tối ưu website của bạn nhanh hơn! Bạn click vào mũi tên trỏ xuống của từng phần để xem chi tiết gợi ý tối ưu tốc độ của Google!

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về công cụ này tại bài viết Cách sử dụng Google Pagespeed Insight.

Website thân thiện với di động

Nếu Website của bạn không thân thiện với di động thì khi người dùng vào website của bạn trên di động có thể không nhìn thấy giao diện của bạn trọn vẹn. Có thể giao diện của bạn bị vỡ giao diện, lệch bố cục, hoặc phải lăn sang trái sang phải mới thấy hết giao diện của bạn. Như vậy khiến người dùng khó chịu, và Google sẽ đánh giá thấp

Để kiểm tra website có thân thiện với di động không bạn vào Website https://search.google.com/test/mobile-friendly?hl=vi (Đây là site kiểm tra thân thiện di động của Google)

Nhập URL vào ô Nhập URL của Google để kiểm tra. Và nếu bạn thấy như hình dưới là Ok:

Website thân thiện với di động

Website thân thiện với di động

Nếu bạn chưa biết sử dụng công cụ này để check website có thân thiện với di động hay không, hãy tham khảo bài viết Công cụ check Mobile Friendly Test

Tạo các trang AMP

Các trang AMP có tác dụng load website nhanh hơn khi người dùng vào bằng thiết bị di động.

Bạn có thể kiểm tra website của mình đã có trang AMP chưa thì Copy URL trang thêm chữ AMP phía sau nhé. (Chú ý không phải mọi trang web trên Website của bạn đều có AMP, do vậy bạn nhập URL từng trang trên Website để kiểm tra nhé) bạn muốn kiểm tra rồi cho vào ô nhập URL trên https://search.google.com/test/amp?hl=vi(Đây là trang kiểm tra AMP của Google)

Ví dụ: Mình muốn kiểm tra trang https://ezmarketing.vn/seo-onpage-la-gi-cac-buoc-seo-onpage-la-gi/ này có AMP không thì m phải thêm chữ AMP ở cuối như sau: https://ezmarketing.vn/seo-onpage-la-gi-cac-buoc-seo-onpage-la-gi/amp/. Sau đó Copy đường dẫn vào trang https://search.google.com/test/amp?hl=vi để kiểm tra.

Và bạn thấy kết quả như sau là Ok:

Trang AMP hợp lệ

Trang AMP hợp lệ

Và nếu bạn nhận được kết quả như sau thì bạn chưa cài trang AMP cho trang web của bạn:

Không phải trang AMP

Không phải trang AMP

Nếu bạn dùng WordPress có thể sử dụng Plugin AMP for WP – Accelerated Mobile Pages để tạo AMP cho các trang trên Website nhé! Nó sẽ tạo các trang AMP hoàn toàn tự động và nhanh chóng!

Công cụ check website của bạn đã SEO Onpage chuẩn chưa?

Công cụ SEOQuake

Bạn xem chi tiết về công cụ này tại: Hướng dẫn sử dụng công cụ SEOQuake

Mong bài viết hữu ích đối với bạn! Nếu bạn thấy khó hiểu thì nên đọc chậm lại và suy ngẫm! Vì bạn là người mới học SEO mà đây lại là một bài viết tổng hợp SEO Onpage nên khá khó hiểu, cứ chậm thôi, từ từ rồi bạn sẽ hiểu!

Bạn cứ để lại Comment câu hỏi hoặc thắc mắc dưới bài viết, mình sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất có thể!