4.9/5 - (8 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Bạn mới học SEO? Và lần đầu bạn nghe các thuật ngữ như SEO Onpage, SEO white hat, title, heading,…Đây chính là những thuật ngữ SEO. Vậy thuật ngữ SEO là gì? Các thuật ngữ SEO mà SEOer phải biết!

Thuật ngữ SEO là gì?

Thuật ngữ SEO là gì?

Thuật ngữ SEO là gì?

Thuật ngữ SEO là những từ ngữ dùng để mô tả những khái niệm, công việc, công thức hoặc phương pháp thực hiện trong SEO. Và khi nói tới 1 thuật ngữ SEO nào đó thì nó không bị thay đổi ở các ngôn ngữ khác nhau, có nghĩa là các thuật ngữ SEO mang tính toàn cầu.

Các thuật ngữ SEO mà SEOer phải biết!

Dưới đây là các thuật ngữ SEO mà bạn phải biết trước khi học SEO và làm SEO:

Công cụ tìm kiếm

Công cụ tìm kiếm là một website/phần mềm cho phép người dùng tìm kiếm và đọc các thông tin có trong nội dung website/phần mềm đó, hoặc truy cập vào 1 trang Web. Ví dụ: công cụ tìm kiếm Google(Google Search), Bing, Yahoo, Cốc Cốc…

SEO Onpage – SEO Offpage

SEO Onpage là những công việc tối ưu các thành phần, các yếu tố bên trong Website của bạn(On – Page mà), ví dụ như tiêu đề trang web, hình ảnh trong bài viết, các link trên website, menu website…

Còn SEO Offpage là những công việc tối ưu các phần bên ngoài website của bạn ví dụ tối ưu mật độ anchor text backlink, đa dạng referring domain…

Traffic

Traffic chính là những khách truy cập vào trang web của bạn. Những khách truy cập có thể đến từ nhiều kênh khác nhau, ví dụ kênh Google tìm kiếm, quảng cáo Google, mạng xã hội như Facebook, Twitter(social traffic), email(email traffic), hoặc truy cập trực tiếp vào website của bạn(direct traffic)…

Thuật toán Google

Thuật toán Google là một tập hợp các quy tắc, phương thức, giúp Google đánh giá chất lượng các Website và chọn ra những website có chất lượng tốt nhất để xếp hạng trên TOP Google.Các website càng được Google đánh giá cao thì càng có cơ hội xuất hiện ở những vị trí cao nhất trên Google.

Độ trust website

Độ trust hay còn gọi Trust Rank là một trong những chỉ số quan trọng để Google đánh giá độ uy tín của 1 website và những website nào có độ trust càng cao thì các từ khóa trên website đó càng có cơ hội xếp hạng cao trên Google.

Allintitle:”từ khóa”

Allintitle là câu lệnh sử dụng trên Google tìm kiếm với mục đích tìm ra tất cả các trang web có chứa “từ khóa” trong title của trang web.

Redirect 301

Hiểu đơn giản, Redirect 301 sẽ làm cho những người dùng truy cập vào URL A trên website của bạn thì họ được tự động đưa đến URL A1. Ví dụ: người dùng truy cập vào ezmarketing.vn/hoc-seo-mat-bao-lau-la-lam-duoc-viec thì người dùng đó sẽ tự động được đưa đến ezmarketing.vn/seo-seo-mat-bao-lau.

Redirect 301 được sử dụng với mục đích: làm cho URL ngắn hơn, tối ưu SEO tốt hơn, điều hướng người dùng từ các URL không còn tồn tại sang các bài viết có giá trị hơn. Ngoài ra, nó còn sử dụng trong các trường hợp loại bỏ các nội dung trùng lặp, hoặc website của bạn đổi tên miền.

Title

Title là gì?

Title(hay page title) là tiêu đề của 1 trang web. Tiêu đề này sẽ hiện ở phần đầu tiên trên 1 tab của trình duyệt.

Lưu ý: page title(tiêu đề 1 trang web) sẽ khác với tiêu đề bài viết. Tiêu đề bài viết chính là dòng chữ to, đậm, xuất hiện ở đầu tiên trong bài viết và đạt trong thẻ <h1>…</h1>, còn page title là tiêu đề trang web, nó xuất hiện ở trên tab trình duyệt được đặt trong thẻ <title>…</title>. Đôi khi người dùng đặt cả page title và tiêu đề bài viết là 1 nên nhiều người nhầm lẫn 2 thuật ngữ này.

Nếu bạn sử dụng WordPress thì khi tạo 1 bài viết mới(Add New Post) thì tiêu đề bài viết sẽ giống như hình dưới.

  • Trường hợp bạn chưa cài Plugin Yoast SEO: khi bạn “Tạo 1 bài viết mới” trong trang quản trị WordPress thì tiêu đề của bài viết cũng chính là tiêu đề trang web:
Tiêu đề trang web cũng là tiêu đề bài viết luôn

Tiêu đề trang web cũng là tiêu đề bài viết luôn

  • Trường hợp bạn đã cài Plugin Yoast SEO: thì bạn có thể sửa tiêu đề trang Web trong phần “SEO title” như hình dưới, lúc này thì tiêu đề trang web và tiêu đề bài viết có thể sẽ khác nhau:
Sửa tiêu đề trang web và sửa Meta description trang web

Sửa tiêu đề trang web và sửa Meta description trang web

Tiêu đề trang web và tiêu đề bài viết hiển thị ở đâu trên trình duyệt?

  • Tiêu đề trang web thì hiển thị trên phần tab của trình duyệt như Google, Cốc Cốc,…
  • Còn tiêu đề bài viết thì hiển thị trên phần đầu tiên của bài viết
Tiêu đề trang web và tiêu đề bài viết hiển thị ở đâu trên trình duyệt?

Tiêu đề trang web và tiêu đề bài viết hiển thị ở đâu trên trình duyệt?

Kiểm tra xem trang web đã có title chưa?

Để xem trang web có title chưa rất đơn giản!

Cách 1: Sử dụng SEO Quake, vào Diagnosis, bạn sẽ xem được title trang web đã có chưa:

Xem Website đã có Title chưa bằng SEOQuake

Xem Website đã có Title chưa bằng SEOQuake

Cách 2: Xem title trong Code Website:

Bạn nhấn Ctrl + U => Ctrl + F tìm từ “title”, nếu có giống trong ảnh dưới là Ok:

Xem đã có title chưa trong code

Xem đã có title chưa trong code

Meta Description

Meta description là gì?

Sửa tiêu đề trang web và sửa Meta description trang web

Sửa tiêu đề trang web và sửa Meta description trang web

Đây chính là thẻ mô tả cho Website. Phần Meta description này sẽ không hiển thị ngoài giao diện trang web, do vậy người dùng sẽ không nhìn thấy được nội dung này.

Thẻ này có 2 tác dụng. Thứ nhất có thể cho Google hiểu tổng quan bài viết của bạn đang nói về nội dung gì. Và thứ 2 là nó hiển thị ngoài trang tìm kiếm của Google khi bạn gõ một từ khóa nào đó. Phần này viết này thì dễ làm người dùng Click vào Website của bạn!

Để có thể thêm và sửa thẻ này bắt buộc bạn phải sử dụng một Plugin nào đó trên WordPress hoặc nhờ người lập trình giúp bạn thêm phần này! Nhưng đơn giản nhất vẫn là dùng Plugin Yoast SEO để thêm Meta description.

Kiểm tra website đã có meta description chưa?

Cách 1: Sử dụng SEO Quake, vào Diagnosis, bạn sẽ xem Meta description đã có chưa:

Xem Website đã có Title chưa bằng SEOQuake

Xem Website đã có Title chưa bằng SEOQuake

Cách 2: Xem Meta description trong Code Website:

Bạn nhấn Ctrl + U => Ctrl + F tìm từ title, nếu có giống trong ảnh dưới là website đã có Meta description:

Xem đã có meta description chưa trong code

Xem đã có meta description chưa trong code

URL website là gì?

URL như là một cái địa chỉ để người dùng truy cập vào website của bạn. Nó sẽ hiển thị ngoài trang tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm. Hoặc bạn có thể chia sẻ URL này lên các mạng xã hội như Facebook nó sẽ được nhiều người dùng click vào và đến Website của bạn.

URL Website

URL Website

Anchor text

Anchor Text là chính là các chữ(văn bản) có chứa link dẫn sang trang web khác trang web bạn đang truy cập.

Mật độ từ khóa(keyword density)

Mật độ từ khóa chính là số lần mà từ khóa đó xuất hiện trên tổng số từ trong một trang web. Ví dụ: Trang web của bạn có 100 từ, trong đó có 11 từ “SEO” thì mật độ từ khóa của từ “SEO” là 11%. Mật độ từ khóa chính trong một bài viết/trang web tốt nhất là từ 1 – 3% từ khóa chính.

Nhồi nhét từ khóa(keyword stuffing)

Một bài viết/nội dung chèn quá nhiều từ khóa chính trong đó được gọi là nhồi nhét từ khóa(Keyword Stuffing). Thông thường, một bài viết/nội dung thì mật độ từ khóa chính phù hợp vào khoảng từ 1 – 3%.

Từ khóa dài(long tail keyword)

Từ khóa dài là các cụm từ khóa dài từ 4 từ trở lên, từ khóa dài là từ khóa cụ thể hơn . Từ khóa dài nhận được ít lưu lượng tìm kiếm hàng tháng hơn nhưng thường sẽ có giá trị chuyển đổi cao hơn vì chúng cụ thể hơn. Ví dụ: dịch vụ SEO tại Hà Nội, dịch vụ SEO giá rẻ, bảng giá dịch vụ SEO…

Từ khóa ngắn(short tail keyword)

Từ khóa ngắn là từ có từ 1 – 3 từ, bao quát một chủ đề rộng hơn và có lượng tìm kiếm hàng tháng cao hơn so với từ khóa dài. Ví dụ SEO, dịch vụ SEO, SEO website.

Công cụ SEO

Công cụ SEO là những website/phần mềm được sử dụng với mục đích hỗ trợ công việc SEO Website.

Backlink

Backlink là những liên kết(link) từ các website khác(mạng xã hội, diễn đàn, blog, báo…) trỏ tới website của bạn. Mục đích của backlink là tăng độ trust cho website được nhận backlink từ đó các từ khóa trên website đó sẽ tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, ngoài ra backlink còn giúp tăng traffic cho website.

SEO white hat – SEO Black hat – SEO Gray hat

  1. SEO white hat còn gọi là SEO mũ trắng, đây là phương pháp SEO tập trung vào trải nghiệm người dùng như người dùng dễ tìm câu trả lời trên website hơn, tăng tốc độ website, thiết kế website bắt mắt hơn…
  2. SEO whitehat còn gọi là SEO mũ đen, phương pháp SEO này tập trung vào việc đẩy các từ khóa lên TOP nhanh nhất mà không quan tâm tới trải nghiệm người dùng. Ví dụ spam link trên nhiều diễn đàn, tăng traffic ảo cho website, copy sao chép nội dung…
  3. SEO Gray hat còn gọi là SEO mũ xám, phương pháp SEO này là kết hợp của SEO mũ trắng và SEO mũ đen, ví dụ xây dựng các site vệ tinh dẫn link về website cần SEO(vi phạm quy tắc Google) nhưng các website đó có trải nghiệm người dùng tốt.

Heading

Thẻ Heading là các thẻ được sử dụng để tối ưu website cũng như để phân chia các phần trong bài viết, trang web. Thẻ Heading có từ H1 đến H6. Với H1 thường dùng để làm tiêu đề bài viết.

Ví dụ trong bài viết “Quy trình SEO” thì “Quy trình SEO” sẽ là H1, còn H2 sẽ là các phần “Quy trình SEO là gì”, “Các công việc cần thực hiện trong quy trình SEO”,

H3 sẽ nằm trong các H2, ví dụ H2 là “Các công việc cần thực hiện trong quy trình SEO” thì các H3 sẽ là “Nghiên cứu từ khóa SEO”, “Phân tích đối thủ SEO”…

Thuộc tính Canonical

Còn gọi là thẻ canonical, nó được sử dụng với mục đích thông báo cho Google biết rằng URL đó nào là URL chính sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và các trang trùng lặp dữ liệu sẽ bổ sung cho URL chính đó. Ví dụ:

<link rel=”canonical” href=”https://ezmarketing.vn/quy-trinh-seo-mot-du-an-seo-len-top-thanh-cong/” />

Tên miền – Domain

Domain hay tên miền là địa chỉ của 1 website nào đó hoạt động trên Internet. Khi bạn muốn truy cập trực tiếp vào 1 website nào đó thì bạn chỉ cần gõ tên miền của nó vào 1 trình duyệt là bạn có thể truy cập vào website đó.

Hosting

Đây là nơi lưu trữ tất cả những gì liên quan tới 1 website ví dụ như dữ liệu, code website, hình ảnh, video,…Kết nối domain và hosting sẽ tạo nên 1 website hoàn chỉnh. Khi nào người dùng gõ tên domain sẽ truy cập vào website vaf lấy các dữ liệu được lưu trữ trong hosting.

Trùng lặp nội dung

Tức là nội dung trong 1 trang web của bạn đã bị trùng lặp với 1 trang web khác trong website của bạn hoặc các website khác.

Sao chép/copy nội dung

Là việc bạn sao chép/copy nội dung từ một website khác và đưa nó vào nội dung trên website của mình. Các hành động này sẽ bị Google phạt dẫn đến trang web không được index trên Google, các từ khóa không xuất hiện trên Google, giảm độ trust website, thậm chí website của bạn sẽ nằm trong blacklist của Google và không bao giờ khôi phục được

Internal link(Liên kết nội bộ)

Internal link là liên kết(link) trỏ từ trang web này sang trang web khác trên cùng 1 website.

External link(link out)

External link là liên kết(link) đặt trên 1 website và trỏ tới 1 website khác.

Index(lập chỉ mục)

Index là quá trình thu thập dữ liệu các trang web của công cụ tìm kiếm(Google, Bing, Yahoo, Cốc Cốc…), sau đó, nếu trang web đó được công cụ tìm kiếm đánh giá tốt thì nó sẽ được lưu trữ lại trên cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm. Trong 1 website có thể có nhiều index.

Thuộc tính Nofollow, Dofollow

Đây là thuộc tính được đặt trong các thẻ link(thẻ <a href=”…” rel=”dofollow(hoặc nofollow)”>….</a>). Nó thường được sử dụng khi đi backlink.

  • Thuộc tính Dofollow: báo cho Google rằng liên kết trỏ đến URL này là tốt và an toàn, do vậy các backlink chứa Dofollow sẽ mang lại tối đa độ trust cho website nhận được backlink đó.
  • Thuộc tính Nofollow: báo cho Google rằng liên kết trỏ đến URL này không chắc chắn về độ tin cậy và an toàn, do vậy các backlink chứa Nofollow sẽ mang lại rất ít hoặc không mang lại độ trust cho website nhận được backlink đó.

Thuộc tính Alt

Alt chứa một đoạn văn bản. Thuộc tính này được dùng trong thẻ <img> với mục đích khi hình ảnh không hiển thị được thì đoạn văn bản trong alt sẽ hiển thị.

Ví dụ: <img src=”seo-la-gi.jpg” alt=”SEO là gì” width=”500″ height=”600″>

Từ khóa SEO/Keyword SEO

Từ khóa SEO là những từ mà người dùng có thể sử dụng để tìm kiếm trên Google về lĩnh vực bạn đang SEO website. Nghiên cứu từ khóa SEO là công việc tìm ra 1 bộ các từ khóa mà người dùng tìm trong lĩnh vực của bạn. Ví dụ: bạn đang SEO website cung cấp dịch vụ Marketing thì bạn sẽ tìm ra bộ các từ khóa như: dịch vụ Marketing, thuê dịch vụ marketing, dịch vụ marketing tốt nhất…

XML Sitemaps

XML Sitemaps còn được gọi là sơ đồ trang website, nó được ví như 1 tấm bản đồ giúp các công cụ tìm kiếm(Google, Bing, Yahoo, Cốc Cốc…) nhanh chóng tìm thấy các URL trên website của bạn và index các URL đó.

Robots.txt

Robots.txt được dùng trên website với mục đích chặn các con bot của các không cụ tìm kiếm truy cập và thu thập dữ liệu các URL, danh mục nào đó trên website. Ví dụ bạn không muốn con bot Google truy cập và lập chỉ mục thư mục trang quản trị của website thì bạn dùng file robots.txt

Bot

Bot là viết tắt của robot, nó là một chương trình tự động hóa được các công cụ tìm kiếm dùng để thu thập dữ liệu trên các website trên Internet.

Spam link

Spam link hay còn gọi là spam backlink, đây là hành động đặt link lung tung trên nhiều website khác nhau trỏ về trang web của bạn. Bạn đặt link trên các website không có traffic, trang web đang bị Google phạt, trang web không cùng chủ đề với website của bạn….thì gọi là Spam link.

Social Bookmarking

Social Bookmarking là việc chia sẻ trang web lên các mạng xã hội nổi tiếng như Twitter, Pinterest, Facebook, Linkedin…Việc này không chỉ giúp website tăng traffic mà nó còn giúp website của bạn tăng độ trust, giúp các từ khóa tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Tỷ lệ thoát(bounce rate)

Tỷ lệ thoát(bounce rate) là % người dùng rời khỏi trang web của bạn sau khi chỉ truy cập vào một trang. Ví dụ có 100 khách truy cập 1 trang web của bạn, và có 10 người truy cập trang web thứ 2 của bạn, còn 90 người rời khỏi website của bạn, thì tỷ lệ thoát là 90%.

Time On site

Time On site là chỉ số đo thời gian trung bình 1 người dùng ở trên website trong 1 phiên truy cập.

Site vệ tinh

Site vệ tinh là các website được người làm SEO xây dựng với mục đích dẫn link về website chính giúp website tăng độ trust và từ đó các từ khóa trong website tăng thứ hạng trên Google.

Cache

Cache(Web cache) là vùng lưu trữ tạm thời/bộ nhớ đệm trên website, nó có chức năng lưu trữ tạm thời các nội dung tĩnh của trang web được truy cập. Và khi người dùng truy cập trang web đã lưu cache thì thời gian load trang web sẽ nhanh hơn.

Crawl

Crawl(Crawl Data hay Crawl dữ liệu) là hành động thu thập dữ liệu của các con bot của công cụ tìm kiếm, trình thu thập dữ liệu.

Spin content

Spin content là việc tạo ra một đoạn nội dung mới bằng cách đảo thứ tự các câu trong đoạn nội dung cũ hoặc thêm các từ đồng nghĩa vào đoạn nội dung cũ. Nhiều content spin đọc rất khó hiểu, và tạo trải nghiệm người dùng rất kém.

Disavow link/Disavow backlink

Disavow link là một công cụ do Google tạo ra, công cụ này giúp bạn từ chối các đường liên kết(backlink) dẫn tới trang web của bạn.

Bạn có thể truy cập vào link sau để disavow backlink: https://search.google.com/search-console/disavow-links

Footprint(Dấu chân)

Các SEOer thường xây dựng các site vệ tinh để dẫn link về website chính với mục đích đẩy các từ khóa trong website chính lên TOP Google. Nhưng việc này là vi phạm quy tắc của Google và cả website chính và các site vệ tinh sẽ bị Google phạt.

Google tìm ra các site vệ tinh dựa vào Footprint(những thông tin của website như số điện thoại, thông tin đăng ký domain, gmail đăng ký Google, thông tin trong phần liên hệ của website…). Do vậy, xây dựng các site vệ tinh và site chính phải có các thông tin Footprint hoàn toàn khác nhau.

Nếu bạn có đóng góp nào cho chủ đề “Các thuật ngữ SEO” này, hãy để lại bình luận dưới bài viết này! Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ nó cho bạn bè, người thân bằng cách click vào nút chia sẻ cuối bài viết này!