5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 10/10/2023

Time on site (Thời gian trên trang) là một chỉ số quan trọng để Google và SEOer đánh giá hiệu quả hoạt động của một website. Để hiểu rõ hơn về chỉ số này, cùng EZ Marketing tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Time on site(thời gian trên trang) là một chỉ số đo thời gian trung bình người dùng ở trên website

Time on site(thời gian trên trang) là một chỉ số đo thời gian trung bình người dùng ở trên website

Time on site (Thời gian trên trang) là gì?

Time on site (thời gian trên trang) là một chỉ số đo thời gian trung bình người dùng ở trên website trong một phiên truy cập. Hiểu đơn giản, Time on site chính là tổng thời gian mà một người dùng truy cập vào một website nào đó trong mỗi phiên.

Đối với SEO onpage, Time on site là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh trải nghiệm của người dùng khi tiếp xúc với nội dung trên website. Chỉ số Time on site đồng nghĩa với với nội dung của bạn cung cấp hữu ích với khách hàng và giữ họ ở lại lâu hơn trên website. Dựa vào yếu tố này, Google cũng dễ dàng hơn để xếp hạng bài viết trên Google tìm kiếm.

Cách đo lường Time on site (Thời gian trên trang)

Về cách tính Time on site, bạn cần xem xét 2 trường hợp:

Người dùng vào trang và thoát trang ngay lập tức

Khi người dùng vừa vào trang sau đó lại thực hiện thao tác thoát trang ngay lập tức mà không có thêm bất kỳ hoạt động nào khác trên trang như: lướt xem, click, để lại bình luận,…, Google xét trường hợp này là bounce rate (tỷ lệ thoát trang). Điều này có nghĩa rằng, thời gian trên trang Time on site được tính bằng 0 trong trường hợp này.

Người dùng truy cập trang và có hành động

Khi người dùng vào trang và thực hiện một số hành động như lướt xem, click, để lại bình luận,…hoặc chuyển hướng sang xem một trang khác thuộc website, công thức tính thời gian trên trang Time on site sẽ như sau: Time on site = Thời điểm tương tác cuối cùng – thời điểm truy cập trang.

Trên Google Analytics, Time on site và average time on site được thể hiện dưới một tên gọi khác lần lượt là Session Duration (số phiên) và Avg.Session Duration (thời gian trung bình của một phiên). Phương pháp tính của các chỉ số này tương đồng nhau, cụ thể như sau:

  • Khách hàng truy cập vào website của bạn theo thứ tự: home – page 2 – page 3,…thì chỉ số time on site được tính là tổng thời gian khách hàng truy cập vào cả 3 page.
  • Khách hàng truy cập vào website và mở thêm 1 tab khác mới để tiếp tục vào web, thứ tự như sau: Home – Page 2 – Page 3 và một tab khác là new tab – Page 4 – Page 5,..thì chỉ số time on site lúc này được tính bằng tổng thời gian khách hàng dừng lại trên các trang.

6 bí kíp tăng Time on site hiệu quả cho website

1. Phân tích hành vi khách hàng

Từ số liệu thống kê do Google Analytics cung cấp, bạn sẽ có thông tin về các đường dẫn đưa khách hàng đến trang web của bạn. Bạn có thể so sánh lưu lượng truy cập từ các đường dẫn này (từ công cụ tìm kiếm, social media,…). Việc so sánh những chỉ số như vậy cho giúp SEOer dễ dàng hơn trong việc xác định kênh nào mang lại nhiều người dùng hiệu quả nhất. Nếu bất kỳ phương tiện truyền thông đại chúng nào mang đến nhiều lưu lượng truy cập hơn những phương tiện khác, bạn có thể đầu tư nhiều hơn.

Bên cạnh đó, để tăng chỉ số Time on site, bạn có thể đo lường mức độ tương tác của người dùng bằng cách phân tích xem người dùng duyệt bao nhiêu trang sau khi truy cập trang đầu tiên; họ đọc bao nhiêu bài tin tức trong phần tin tức tổng hợp,…

Bạn phải đánh giá trang nào đang thúc đẩy lưu lượng truy cập nhiều nhất và trang nào thoát ra nhiều nhất để bạn để đưa ra giải pháp tối ưu phù hợp.

2. Tạo nội dung chất lượng, hữu ích

Có một sự thật mà bạn tuyệt đối không thể phủ nhận, đó là: chỉ những website có nội dung hay, nội dung giá trị và hấp dẫn mới có khả năng “giữ chân” khách hàng và ở lại lâu hơn, tức là tăng thời gian trên trang. Vì vậy, để tăng thời gian người dùng ở lại trang, bạn cần tạo nội dung hấp dẫn ngay từ đầu để khi khách hàng truy cập lần đầu tiên, họ có nhiều khả năng truy cập thêm vào các trang khác trên trang web của bạn hơn.

Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, nếu lần đầu tiên bạn truy cập vào một trang web mà nội dung bài viết kém chất lượng thì một điều chắc chắn là bạn sẽ ngay lập tức rời khỏi trang web đó mà không cần ghé thăm bất kỳ bài viết nào khác trên trang.

Những bài viết có bố cục rõ ràng, nội dung mới mẻ, rõ ràng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là những bài viết chất lượng tốt, có khả năng thu hút khách hàng và tạo được sự tin tưởng của khách hàng với doanh nghiệp. Cũng từ đó, time on site cũng tăng một cách tự nhiên.

3. Tối ưu Internal Link (liên kết nội bộ)

Liên kết nội bộ là liên kết đến các bài viết trên trang web của bạn mà khách truy cập có thể quan tâm. Tuy nhiên, các SEOer nên có chiến lược, cụ thể là các nguyên tắc của Internal Link đã có trong bài viết. Chỉ đính kèm các liên kết nội bộ thực sự quan trọng ở những vị trí dễ nhìn; tránh đặt tràn lan có thể dẫn đến trải nghiệm tiêu cực của khách hàng.

4. Tạo trang 404 điều hướng người dùng

Đối với những website đang xây dựng thường xuyên xuất hiện thông báo 404, nếu website của bạn cũng gặp phải vấn đề này thì bạn nên thiết kế trang 404 chuẩn SEO để tạo ấn tượng tốt hơn cho người dùng.

5. Thiết lập external link trong tab mới

Mở các liên kết ra bên ngoài(External link) trong một tab mới có nghĩa là khách hàng truy cập trang web của bạn có thể tìm thấy một số thông tin có liên quan thuộc trang web của bạn, click vào để tìm hiểu mà không cần rời khỏi trang web hiện tại. Điều này giúp cho khách hàng vẫn tiếp cận được nguồn thông tin mới, vừa giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn trên website.

6. Cải thiện giao diện website (UX)

Cải thiện giao diện website cũng là cách giúp cải thiện chỉ số Time on site (thời gian trên trang) của người dùng. Những trang web có giao diện bắt mắt, thân thiện với người dùng thường thu hút khách hàng hơn những trang web không có sự đầu tư về UX. Do đó, nếu website của bạn vẫn đang chưa hoàn thiện về mặt giao diện, hãy tiếp tục hoàn thiện để mang đến trải nghiệm tốt hơn, từ đó giữ chân người dùng tại website lâu hơn.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tối ưu UX chi tiết nhất

Trên đây là một số thông tin về Time on site và các tips để cải thiện chỉ số Time on site hiệu quả. Thông qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích để cải thiện hiệu quả website. Nếu có thắc mắc, câu hỏi liên quan đến bài viết, vui lòng liên hệ với EZ Marketing qua thông tin dưới đây.