4.7/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 03/01/2024

Trong thời đại mạng xã hội bùng nổ như hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng đẩy mạnh việc sử dụng social media marketing để tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng. Bài viết này sẽ cung cấp khái niệm tổng quát cùng một số kiến thức cơ bản về social media marketing dành cho doanh nghiệp.

Tổng quan về Social media marketing

Social Media là gì?

Social Media(Phương tiện truyền thông mạng xã hội) là các ứng dụng/website/chương trình được tạo ra nhằm mục đích giúp mọi người chia sẻ thông tin, ý tưởng và các nội dung khác dựa trên nền tảng Internet. Ví dụ: Facebook, Twitter(X), Zalo, Instagram…là các social media nổi tiếng hiện nay!

Social Media Marketing là gì?

Social media marketing là việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội(social media) như Facebook, Twitter(X), Zalo, Instagram,… để kết nối doanh nghiệp và khách hàng nhằm định hình thương hiệu, tăng lượng truy cập website và nâng cao doanh số bán hàng.

Social media marketing gồm: tạo ra nội dung, lắng nghe và tương tác với người theo dõi, phân tích hiệu quả hoặc hậu quả, chạy quảng cáo trên mạng xã hội.

Tổng quan về Social media marketing

Tổng quan về Social media marketing

Quá trình thực thi Social Media Marketing

Để chiến dịch trên social media đạt hiệu quả tốt, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đủ 5 bước cơ bản dưới đây:

Quá trình thực thi Social Media Marketing

Quá trình thực thi Social Media Marketing

Bước 1: Lên chiến lược Social Media

Trước hết, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu cụ thể khi hoạt động trên social media. Doanh nghiệp có thể áp dụng công thức What? – Why? – How? (Là gì? Tại sao? Như thế nào?) khi lên chiến lược cho các hoạt động social media, cụ thể như sau:

What: Doanh nghiệp nên tập trung xây dựng nền tảng social media nào?

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng social media phổ biến như Facebook, Instagram, Tiktok,… mà doanh nghiệp có thể khai thác. Mỗi mạng xã hội sẽ cần cách xây dựng khác nhau. Khi mới bắt đầu thực thi social media marketing, doanh nghiệp nên triển khai trên một vài nền tảng mà khách hàng mục tiêu thường xuyên sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh thực thi tràn lan trên tất cả các nền tảng gây lãng phí.

Why: Vì sao doanh nghiệp lựa chọn nền tảng social media đó?

Như đã nói ở trên, với mỗi nền tảng social media, doanh nghiệp cần có chiến lược riêng. Chính vì thế, việc hiểu rõ lý do cần lựa chọn một nền tảng mạng xã hội để thực thi social media marketing là vô cùng quan trọng. Nếu doanh nghiệp muốn thúc đẩy quảng bá dưới dạng hình ảnh, Facebook và Instagram là những lựa chọn tối ưu. Mặt khác, nếu nội dung doanh nghiệp muốn chia sẻ ở dạng video, Tiktok hay tính năng Shorts của Youtube nên được ưu tiên.

How: Nội dung trên social media của doanh nghiệp sẽ như thế nào?

Doanh nghiệp nên xác định loại nội dung muốn truyền tải trên các nền tảng social media. Nội dung được trình bày dưới dạng hình ảnh hay video? Có kèm văn bản (caption) chú thích không? Nội dung mang tính giáo dục hay giải trí?

Bước 2: Lên kế hoạch Social media và đăng bài trên social media

Tiếp đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch đăng bài trên các nền tảng social media cụ thể, tránh đăng tải nội dung một cách ngẫu hứng, tự phát. Tần suất đăng bài nên vừa đủ, nội dung hấp dẫn khách hàng mục tiêu.

Bước 3: Lắng nghe và tương tác trên social media

Khi hoạt động social media marketing đạt hiệu quả, các thảo luận xoay quanh thương hiệu sẽ gia tăng. Người theo dõi, quan tâm có thể bình luận, gắn thẻ ở các bài đăng hoặc liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh các phản hồi tích cực, doanh nghiệp sẽ đồng thời nhận được nhiều lời góp ý, thậm chí là chỉ trích các nội dung trên nền tảng social media từ phía khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các ý kiến từ phía người dùng và nhanh chóng phản hồi, giải quyết thỏa đáng.

Bước 4: Phân tích và đo lường kết quả Social media marketing

Sau một khoảng thời gian thực hiện social media marketing, doanh nghiệp sẽ thu được kết quả nhất định. Các kết quả này cần được doanh nghiệp phân tích cụ thể và kỹ lưỡng, từ đó có kế hoạch phù hợp cho các chiến dịch trên social media tiếp theo

Phân tích kết quả social media marketing là đo lường các chỉ số như lượng người theo dõi, số lượt nhắc đến trang,… Từ đây, doanh nghiệp sẽ đề ra chiến lược để nâng cao tỷ lệ lượng người truy cập vào các trang web của mình.

Bước 5: Quảng cáo trên mạng xã hội

Khi chiến dịch social media marketing của doanh nghiệp đi vào ổn định, cần cân nhắc thực hiện thêm quảng cáo trên mạng xã hội (social media advertising). Nếu có thể, quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn. Để tối ưu hoá social media advertising, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ chạy quảng cáo tự động.

Một số tips khi phát triển kênh social media marketing

Để nâng cao hiệu quả của chiến lược social media marketing, bên cạnh đảm bảo thực hiện đủ 5 bước cơ bản nêu trên, doanh nghiệp có thể tham khảo một số tips sau đây:

Một số tips khi phát triển kênh social media marketing

Một số tips khi phát triển kênh social media marketing

Thiết kế giao diện/hình ảnh bắt mắt

Nhiều người lầm tưởng “bắt mắt” là phải sử dụng nhiều gam màu sặc sỡ, nổi bật. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng. Doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn cho trang social media của mình một vài màu sắc chủ đạo, thường là màu của logo và đặc trưng cho thương hiệu. Bố cục các bài đăng cần chỉn chu, thống nhất, tạo thiện cảm cho người theo dõi. Nhờ đó, trang chủ của doanh nghiệp sẽ có phong cách riêng, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

Thường xuyên hoạt động và mở rộng kênh

Doanh nghiệp nên giữ cho trang social media luôn ở trạng thái hoạt động, cập nhật thường xuyên về dịch vụ, các mặt hàng,… để duy trì lượng khách hàng đang có. Song song với đó, doanh nghiệp có thể thử mở rộng quy mô hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội khác, tiếp cận với tệp khách hàng mới để nâng cao độ nhận diện.

Xây dựng niềm tin với người theo dõi

Với độ phủ sóng của mạng xã hội hiện nay, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt hành vi tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng. Điều này góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng chiến lược social media marketing. Vì vậy, cần chú ý đến uy tín của các kênh đối với người theo dõi. Các phát ngôn, phản hồi của doanh nghiệp dành cho khách hàng đều có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu

Những lợi ích của Social media marketing đối với doanh nghiệp

Không phải ngẫu nhiên mà ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng social media marketing. Dưới đây là một số lý do, cũng là lợi ích mà chiến lược này mang lại cho doanh nghiệp:

Những lợi ích của Social media marketing đối với doanh nghiệp

Những lợi ích của Social media marketing đối với doanh nghiệp

Tiết kiệm ngân sách

Đây là một trong những lợi ích đáng kể nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được khi thực hiện social media marketing. Khi triển khai trên các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp có thể thiết lập hồ sơ hoàn toàn miễn phí. Dù một số doanh nghiệp có nhu cầu trả phí để gia tăng sự hiện diện trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Tiktok,…, phần lớn đều có thể đăng bài trên social media mà không mất bất cứ chi phí nào.

Sáng tạo các viral content(nội dung phổ biến)

Nhờ các nền tảng mạng xã hội và chiến lược social media marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể nhận được sự trợ giúp từ chính những người theo dõi. Người dùng hiện nay thường thích chia sẻ các video, hình ảnh yêu thích với bạn bè, người thân. Do vậy, nếu nội dung của doanh nghiệp đủ hấp dẫn, chúng sẽ được người dùng tiềm năng ưa chuộng và lan truyền xa hơn.

Có thể bạn muốn biết cách tạo viral content

Kết nối trực tiếp với khách hàng mục tiêu

Thông qua sự tương tác bằng cách bình luận, gắn thẻ,… của người theo dõi trên trang chủ chính thức, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng như nhu cầu, thị hiếu hiện tại,.. Đồng thời, doanh nghiệp còn biết được thái độ, cách người dùng đánh giá về chính doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với chiến lược social media marketing đang thực hiện và cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Các loại hình social media marketing đang phổ biến

Giữa vô vàn hình thức social media marketing đang có, hãy cùng điểm qua một số loại hình phổ biến, được nhiều doanh nghiệp áp dụng:

Các loại hình social media marketing đang phổ biến

Các loại hình social media marketing đang phổ biến

Social News

Đây là loại hình được người dùng sử dụng để đọc tin tức, bình luận, bình chọn. Một số trang social news phổ biến như Digg, Sphinn, LinkedIn,…

Social Sharing

Loại hình được doanh nghiệp dùng để tạo, chia sẻ nội dung dưới dạng video và hình ảnh. Các trang social sharing nổi bật có thể kể đến như Tiktok, Youtube, Instagram,…

Social Network

Social network là các trang mạng xã hội được dùng để kết nối và chia sẻ. Facebook, Twitter, LinkedIn là ba đại diện tiêu biểu cho loại hình social media marketing này.

Social Bookmarking

Social Bookmarking là loại hình được khách hàng sử dụng để chia sẻ hoặc lưu lại các website yêu thích tùy theo mục đích riêng, ví dụ Reddit, Slashdot, Pinterest,…

Trên đây là 5 “bí kíp” mà tác giả cho rằng mọi doanh nghiệp, đặc biệt là những ai mới bắt đầu học về social media marketing nên nắm được. Mong rằng bài viết sẽ là nguồn tham khảo có ích cho độc giả. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.