4.7/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 21/08/2023

Tối ưu UX là công việc mà các SEOer thường xuyên nhắc đến khi đề cập đến SEO web. Trong đó, UX có nghĩa là trải nghiệm người dùng, tiếng anh là User Experience. Đây là một cụm từ dùng để chỉ những cảm nhận và đánh giá của người dùng khi sử dụng website. Việc tối ưu trải nghiệm người dùng có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi trang web vì nó quyết định đến xếp hạng website và hàng loạt các yếu tố khác.

Tối ưu UX là việc tối ưu trải nghiệm khách hàng khi họ truy cập vào website

Tối ưu UX là việc tối ưu trải nghiệm khách hàng khi họ truy cập vào website

Tối ưu UX là một công việc quan trọng giúp website được đánh giá E-E-A-T SEO tốt và tăng độ trust trên Google

Tối ưu UX là gì?

Tối ưu UX là việc tối ưu trải nghiệm người dùng khi họ truy cập vào website. Cụ thể hơn, quản trị viên cần cải thiện các thành phần của website theo hướng giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn.

Những yếu tố có ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng là:

  • Cấu trúc thông tin
  • Thiết kế tương tác
  • Chiến lược nội dung
  • Thiết kế giao diện
  • Tính năng website
  • Tính khả dụng
  • Typography
  • Thiết kế trực quan

Để tối ưu UX hiệu quả, quản trị viên cần tác động đến các yếu tố này một cách có kế hoạch. Để làm được điều đó, bạn cần phải đặt mình vào vị trí của khách truy cập. Từ đó, bạn sẽ nhìn từ góc độ của họ để đánh giá mức độ hiệu quả và tối ưu 8 yếu tố đề cập phía trên. Những yếu tố này chưa khiến người dùng hài lòng thì bạn có thể điều chỉnh chúng.

Tại sao cần tối ưu UX(Trải ngiệm người dùng)

Tối ưu UX là công việc vô cùng quan trọng đến hiệu quả SEO web. Đó là vì nếu UX cao thì người dùng sẽ có xu hướng hài lòng với website và tiếp tục sử dụng website. Đây cũng là lý do tại sao với những loại từ khóa nhất định, người dùng sẽ ưu tiên các website cụ thể. Ví dụ các cặp “loại từ khóa – website” như sau:

  • Từ khóa chứa cụm từ “là gì”: Wikipedia
  • Từ khóa liên quan đến cách làm: Wikihow
  • Tên sản phẩm công nghệ: thegioididong, dienmayxanh, nguyenkim
  • Từ khóa liên quan giải trí, showbiz: kenh14, vnexpress, vietnamnet

Bên cạnh việc xây dựng hình ảnh website trong mắt khách hàng, tối ưu UX còn có thể cải thiện doanh thu cho quản trị viên. Đối với những website thương mại điện tử, UX tốt có thể ảnh hưởng đến khả năng chốt đơn của khách hàng. Nếu toàn bộ các yếu tố của website khiến họ hài lòng và thể hiện được sản phẩm chất lượng thì họ có thể sẵn sàng mua hàng từ web của bạn.

Ngoài tối ưu UX thì bạn cần tối ưu UI trong quá trình làm SEO

Các chỉ số đánh giá trải nghiệm người dùng(UX)

Làm sao để đánh giá trang web/website của bạn có mang tới trải nghiệm người dùng tốt hay chưa tốt? Hãy sử dụng các chỉ số đánh giá trải nghiệm người dùng dưới đây:

Time On site

Time on site chính là thời gian trung bình mà người dùng ở lại trên website của bạn. Chỉ số này càng cao chứng tỏ người dùng càng yêu thích website của bạn.

Page/Visit

Đây là chỉ số đo “trung bình 1 người dùng xem bao nhiêu trang web trên website của bạn”. Chỉ số này càng cao chứng tỏ nội dung và trải nghiệm người dùng khá tốt.

Bounce rate

Đây là chỉ số đo tỷ lệ thoát trang của người dùng khi truy cập vào trang web/website của bạn. Nếu một người dùng truy cập vào trang web/website của bạn mà không tương tác gì trên trang web/website của bạn mà họ rời khỏi trang web/website của bạn thì được tính là 1 lượt thoát trang. Nếu tỷ lệ thoát trang càng thấp chứng tỏ nội dung của bạn càng tốt, trải nghiệm người dùng trên trang web/website của bạn càng tốt.

Số người dùng quay lại website

Nếu một người dùng thoát khỏi trang web/website của bạn nhưng sau đó lại quay lại trang web/website của bạn thì được tính là 1 người dùng quay lại website. Nếu càng nhiều người dùng quay lại website của bạn thì chứng tỏ trải nghiệm người dùng trên website của bạn rất tốt, khiến nhiều người quay lại trang web/website của bạn.

Các chỉ số trải nghiệm người dùng khác

Time on site, page/visite, bounce rate, số người quay lại website là các chỉ số quan trọng nhất để đánh giá trải nghiệm người dùng trên 1 trang web/website. Ngoài ra, còn 1 số chỉ số phụ khác như:

  • Số người dùng: nếu số người dùng truy cập 1 trang web/website ngày càng tăng chứng tỏ trải nghiệm người dùng khá tốt.
  • Số lần like/share/comment trên website: nếu 1 trang web/website được nhiều người like, share, comment chứng tỏ nhiều người dùng yêu thích trang web/website đó.
  • Số lần người dùng Cuộn trang Scroll 30% – 50% – 80% trang web: nếu càng nhiều người cuộn xuống cuối trang web thì chứng tỏ nội dung/trải nghiệm trên trang web khá tốt.

11 cách cải thiện UX(trải nghiệm người dùng) hiệu quả và nhanh chóng

Như đã đề cập, cải thiện UX là việc mà các SEOer vô cùng quan tâm. Do đó, họ luôn tìm cách để tối ưu UX để mang lại kết quả tốt nhất có thể. Ở nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 11 cách cải thiện trải nghiệm khách hàng hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Sử dụng white space

White space có nghĩa là khoảng trắng. Khi đề cập đến khái niệm này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khoảng trắng giữa các ký tự. Tuy nhiên, trong trường hợp này, white space là khoảng trắng trên giao diện của website. Việc sử dụng nhiều khoảng trắng sẽ giúp website trở nên rộng rãi hơn. 

Không chỉ vậy, vai trò quan trọng nhất của khoảng trắng chính là việc làm nổi bật những thông tin quan trọng và giúp khách truy cập dễ dàng nhận ra chúng. Nếu quản trị viên có thể phân bố khoảng trắng này ở các vị trí ngoài viền website hoặc bên ngoài những phần muốn người đọc chú ý thì sẽ tăng hiệu quả làm nổi bật lên nhiều lần.

Cải thiện tốc độ tải để tối ưu UX

Cải thiện tốc độ tải để tối ưu UX

Cải thiện tốc độ tải để tối ưu UX

Tốc độ tải là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến trải nghiệm người dùng. Theo đó, nếu một website có tốc độ tải chậm hơn 2s thì dễ dàng khiến khách truy cập nhấn back để thoát khỏi website. Đây là xu hướng phổ biến của gần như toàn bộ người dùng hiện nay. Do đó, quản trị viên cần phải tăng tốc độ tải lên mức tối ưu khoảng 0.5 – 1.0 giây. Để làm được điều này, người quản lý website cần cân nhắc đến việc giảm băng thông bằng cách sau:

  • Giới hạn nội dung chữ của mỗi bài viết từ khoảng 600 – 2000
  • Giới hạn kích thước hình ảnh
  • Giới hạn dung lượng của video

Sử dụng CTA hấp dẫn

Sử dụng CTA hấp dẫn

Sử dụng CTA hấp dẫn

CTA là viết tắt của cụm từ call to action, có nghĩa là lời kêu gọi hành động. Những kiểu CTA phổ biến mà người dùng thường thấy chính là “mua ngay”, “click vào”, “tải xuống”, “tìm hiểu thêm”,… Để tạo nên một CTA hấp dẫn, quản trị viên cần cân nhắc đến hai yếu tố là nội dung và hình thức. 

Về nội dung, bạn nên sử dụng những từ hoặc cụm từ súc tích và tác động mạnh đến tâm lý của khách hàng. Theo đó, bạn nên chọn những động từ mạnh như “giảm giá’, “khuyến mãi”, “miễn phí”, “bí mật”,… Còn về hình thức, quản trị viên nên sử dụng những màu sắc phù hợp với tính chất của nội dung. Ví dụ, nếu nội dung thiên về mua hàng thì nên chọn màu đỏ hoặc cam vì chúng thể hiện sự thúc giục.

Tạo các liên kết thu hút để tối ưu UX

Hiện nay, có nhiều người gắn link vào từ hoặc cụm từ nhưng không mang lại hiệu quả cho website. Đó có thể là do họ chưa biến cách khiến những liên kết này trở nên thu hút. Khi đó, quản trị viên có thể sử dụng những cách sau:

  • Chọn màu sắc khác biệt với nội dung không chứa link
  • Thêm các định dạng như gạch chân, in nghiêng, in đậm,…
  • Tách biệt từ hay cụm từ có gắn link ra khỏi nội dung chính của bài
  • Ưu tiên sử dụng cụm từ dài hoặc câu hoàn chỉnh để gắn link vào

Liệt kê nội dung bằng gạch đầu dòng

Liệt kê nội dung bằng gạch đầu dòng

Liệt kê nội dung bằng gạch đầu dòng

Hiện nay, người viết vì muốn giữ chân người dùng ở lại website nên đã kéo dài nội dung ra. Nhưng điều này khiến nội dung trở nên khó hiểu và lan man. Khi đó, khách truy cập có thể thoát ra và lựa chọn website của đối thủ. Để tối ưu UX, người viết nên liệt kê nội dung bằng gạch đầu dòng, đặc biệt là những phần quan trọng. Đó là vì gạch đầu dòng giúp người dùng dễ quan sát, dễ đọc và dễ nắm bắt ý chính đang nói đến hơn.

Lựa chọn hình ảnh phù hợp

Hình ảnh cũng được xem là một phần nội dung của website. Hình ảnh có vai trò kết hợp với nội dung văn bản để thể hiện rõ và trực quan về ý chính đang nói đến. Vì vậy, quản trị viên cần phải lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dung để giúp khách hàng dễ dàng đọc hiểu nội dung bài viết hơn. Để chọn hình ảnh phù hợp, bạn có thể xem xét đến các cách sau:

  • Chọn hình ảnh không trái với thuần phong mỹ tục của quốc gia sở tại
  • Chọn hình ảnh thể hiện đúng nội dung đang đề cập
  • Không chọn hình ảnh nhạy cảm
  • Chọn hình ảnh rõ nét
  • Chọn hình ảnh phù hợp với đối tượng bài viết hướng đến

Tạo tiêu đề thu hút

Tạo tiêu đề thu hút sẽ kích thích khách click vào bài viết và tương tác với website. Tiêu đề được đề cập ở đây không chỉ bao gồm tên bài viết mà còn cả những tiêu đề phụ, các thẻ tiêu đề phụ của bài viết. Bên cạnh tiêu đề thu hút, bạn cần thêm vào từ khóa của bài viết. Không chỉ vậy, quản trị viên còn cần sử dụng thêm các từ như “nhanh chóng”, “đẹp nhất”, “tốt nhất”, “bí mật”, “bật mí”,…

Tạo sự thống nhất giữa các trang để tối ưu UX

Sự thống nhất của các trang bao gồm hai vấn đề là thống nhất về nội dung và thống nhất về hình thức. Đối với nội dung, quản trị viên cần thiết lập nội dung theo một chủ đề nhất định. Nội dung của từng trang phải liên quan và giải đáp một khía cạnh của chủ đề đó. Về hình thức, nhà quản lý website cần phải thiết kế giao diện của các trang có sự tương đồng với nhau về bố cục, định dạng các thành phần của website,…

Khắc phục và phòng ngừa lỗi 404

Khắc phục và phòng ngừa lỗi 404

Khắc phục và phòng ngừa lỗi 404

Lỗi 404 là lỗi không tìm thấy trang web. Tuy nói rằng Google có các thuật toán cải thiện kết quả tìm kiếm nhưng trên SERPs vẫn có nhiều trang bị lỗi 404 mà vẫn ở top 10. Những trang này sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số chung của website. Vì vậy, quản trị viên cần sử dụng Google Search Console thường xuyên để kiểm tra các website mà mình quản lý. Nếu phát hiện lỗi này thì cần khắc phục ngay bằng cách chuyển hướng user, đổi URL, xóa URL,…

Tối ưu web cho thiết bị di động

Tối ưu web cho thiết bị di động

Tối ưu web cho thiết bị di động

Tạo ra giao diện website tương thích với thiết bị di động là một trong những cách tối ưu UX hiệu quả. Hiện nay, gần như tất cả mọi người đều sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại thông minh có khả năng duyệt web. Chính vì vậy, việc cải thiện website tương thích với thiết bị di động là điều vô cùng quan trọng giúp giữ chân lượng lớn người dùng.

Cập nhật nội dung web để tối ưu UX

Cùng với sự phát triển của khoa học và xã hội, thông tin sẽ thay đổi theo thời gian. Do vậy, một số nội dung sẽ trở nên không còn chính xác chỉ sau vài tháng. Vì vậy, quản trị viên cần cập nhật thông tin của các bài viết thường xuyên để đảm bảo chất lượng và tính chính xác của chúng.

Thông qua bài viết này, bạn có thể thấy tối ưu UX là một công việc vô cùng quan trọng đối với mọi SEOer. Tối ưu trải nghiệm người dùng mang lại nhiều lợi ích cho cả trang web và người quản trị. Đây là lý do mà các SEOer cần biết những cách tối ưu website hiệu quả để cải thiện trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất có thể.