4.6/5 - (5 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 04/12/2023

Khi truy cập một trang web, ta sẽ dễ dàng nhìn thấy các dòng ghi những từ khóa như giới thiệu, danh mục, hỗ trợ,… Một số trường hợp khác, ta có thể thấy dạng ba gạch hoặc hình bánh răng cưa. Chúng đều được mọi người gọi với cái tên menu website. Đây là một công cụ gần như không thể thiếu trong bất kỳ website nào. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những loại menu website phổ biến nhất hiện nay.

Menu website được hiểu đơn giản là một công cụ có chức năng điều hướng website tới các mục quan trọng nhất trong Website

Menu website được hiểu đơn giản là một công cụ có chức năng điều hướng website đến các mục quan trọng nhất trong Website

Menu website là gì?

Menu website được hiểu đơn giản là một công cụ có chức năng điều hướng website đến các mục quan trọng nhất trong website. Một menu của web sẽ bao gồm nhiều mục khác nhau. Mỗi mục này đều sẽ được gán một link khác nhau. Những đường dẫn này sẽ trỏ ra ngoài website hoặc điều hướng người dùng đến một trang khác nằm trong website khi người dùng nhấp vào. Việc di chuyển đến đâu khi nhấn vào các lựa chọn trong menu tùy thuộc vào người lập trình và quản lý.

Thông thường, các đường dẫn này sẽ được gắn vào cho một từ khóa chung nhất. Chúng sẽ thể hiện được chủ đề khái quát của trang được điều hướng tới. Ví dụ, đường dẫn được gán vào từ “giới thiệu” thường sẽ trỏ ra một trang nằm trong website. Trang này sẽ chứa các nội dung như tên doanh nghiệp, mục đích, địa chỉ và nhiều thông tin cơ bản để giới thiệu về doanh nghiệp.

Lợi ích mà thanh menu mang lại cho website

Tất nhiên các thanh menu trên trang web hiển thị với mục đích điều hướng trang web. Tuy nhiên vẫn có những tác dụng mà bạn không để ý đến:

Giúp người dùng tìm kiếm và di chuyển đến trang khác nhanh hơn

Các thanh menu sẽ là giải pháp để người dùng tiết kiệm thời gian tìm kiếm khi vào web. Thay vì phải gõ một từ khóa vào ô tìm kiếm thì bạn có thể rê chuột đến thanh menu để xem chuyên mục nào mình cần rồi nhấn vào. Như vậy sẽ đỡ mất thời gian hơn.

Giúp tăng lượng traffic, giảm tỷ lệ thoát trang

Những lựa chọn trên thanh menu sẽ khiến cho người dùng tiếp tục thao tác với website của bạn. Đồng thời cũng sẽ giúp giữ chân người dùng ở lại trang web lâu hơn và truy cập vào nhiều bài viết hơn. Với những hành động này, lượng traffic Website sẽ tăng và tỷ lệ thoát trang sẽ giảm. Google sẽ từ đó đánh giá tốt và nâng cao thứ hạng cho website của bạn.

Tạo sự chuyên nghiệp cho website

Có thể nói website giống như một showroom. Khi bạn bước vào một showroom mà thấy có rất nhiều mặt hàng để lựa chọn thì bạn đã tạo được ấn tượng và sự chuyên nghiệp đối với khách hàng. Menu website càng chi tiết đồng nghĩa với việc showroom của bạn càng có nhiều thứ. Đây mặc dù chỉ là một tiểu tiết nhưng nó cũng sẽ giúp cho trang web của bạn tạo dựng được niềm tin và độ tin cậy với người dùng.

Nếu bạn đang muốn thiết kế website, hãy xem ngay bài viết Cách thiết kế website

Nghiên cứu từ khóa từ Menu website

Có thể đây là lần đầu tiên bạn nghe về cách nghiên cứu từ khóa sử dụng Menu website. Nhưng đây là một trong những cách nghiên cứu ra bộ từ khóa chính cho mọi dự án SEO:

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách nghiên cứu từ khóa khác, sau khi bạn đã có bộ từ khóa chính bằng việc sử dụng menu website.

Những loại menu website phổ biến hiện nay

Như ta có thể thấy, hầu như mọi website trên internet hiện nay đều được trang bị menu website. Tuy nhiên, mỗi website, ta sẽ thấy có thiết kế thanh menu khác nhau. Thực chất có rất nhiều kiểu menu cho website nhưng chỉ có 8 loại sau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

Thanh menu điều hướng theo chiều ngang

Thanh menu điều hướng theo chiều ngang

Thanh menu điều hướng theo chiều ngang

Thanh menu chiều ngang (Horizontal navigation menu) là một loại menu website điều hướng được bố trí theo chiều ngang của web. Đây được xem là dạng menu được nhiều web sử dụng nhất trên thế giới. Đó là nhờ kiểu menu này tương đối dễ thiết kế khi lập trình. Đồng thời, menu website chiều ngang còn dễ dàng được nhìn thấy và cũng dễ phối hợp với các thành phần khác của website hơn.

Menu thanh ngang sẽ có các anchor text(văn bản chứa đường dẫn) được sắp xếp theo chiều từ trái sang phải. Đây cũng là cách bố trí thuận theo cách đọc chữ của hầu hết mọi người nên tạo được sự thân thiện đối với người dùng.

Có thể bạn quan tâm: Navigation Bar là gì? Có những loại Navigation Bar nào?

Menu website theo chiều dọc

Menu website theo chiều dọc

Menu website theo chiều dọc

Menu theo chiều dọc còn được gọi là Vertical navigation menu. Đây là kiểu menu phổ biến không kém cạnh gì so với thanh menu điều hướng theo chiều ngang. Theo đó, thanh menu dọc sẽ phù hợp với những website được xây dựng theo trình từ dọc từ trên xuống dưới. Do đó, các phiên bản web chuyên dùng trên điện thoại sẽ sử dụng kiểu menu này.

Thanh menu website ở cuối trang

Thanh menu website ở cuối trang

Thanh menu website ở cuối trang

Thanh menu ở cuối trang còn gọi là Bottom navigation bar, là kiểu menu thường thấy của các ứng dụng. Trong đó, ta có thể kể đến Tiktok, Youtube, Zalo và nhiều ứng dụng khác. Vì nằm ở cuối trang nên kiểu menu này thường được sử dụng cho các ứng dụng, website chuyên hỗ trợ cho điện thoại.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, đối với các website có chiều dọc kích thước ngắn, nhà thiết kế vẫn có thể lựa chọn trang bị loại menu điều hướng này.

Menu website kiểu vụn bánh mì

Menu website kiểu vụn bánh mì

Menu website kiểu vụn bánh mì

Dạng menu website vụn bánh mì hay Breadcrumb Bar được lấy ý tưởng từ một câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm. Theo đó, để đánh dấu đường về nhà, nhân vật chính đã rải mẫu bánh mì dọc theo lối đi. 

Với cơ chế tương tự, thanh menu Breadcrumbs Bar cũng sẽ đánh dấu theo những trang mà người dùng có thể đi qua theo sự phân cấp từ tổng quát đến cụ thể. Ví dụ về một Breadcrumb Bar là Sản phẩm > Điện tử > Điện thoại -> Iphone > Giá dưới 10 triệu. Loại menu website này thường được sử dụng cho các trang thương mại điện tử, nơi mà người dùng cần lựa chọn chi tiết loại sản phẩm mình muốn với những tiêu chí khác nhau.

Menu website 3 gạch ngang chồng nhau(Menu Hamburger)

Menu website 3 gạch ngang chồng nhau(Menu Hamburger)

Menu website 3 gạch ngang chồng nhau(Menu Hamburger)

Sở dĩ kiểu menu này được đặt tên là Hamburger vì biểu tượng của menu rất giống với chiếc bánh kẹp. Cụ thể, thiết kế của menu có hình dáng là 3 gạch ngang được đặt song song và xếp chồng lên nhau giống như chiếc bánh hamburger. 

Tuy nhiên, hiện nay vì để tiết kiệm không gian nên nhiều người đã điều chỉnh thiết kế và tạo thành hình 3 chấm tròn. Ví dụ cụ thể nhất của kiểu menu Hamburger là trong giao diện của Chrome trên di động.

Menu theo dạng xổ xuống

Menu theo dạng xổ xuống

Menu theo dạng xổ xuống

Đúng với tên gọi, loại menu này chỉ thực sự hiện ra nếu người dùng rê hoặc nhấp chuột vào văn bản chứa đường dẫn. Kiểu menu này thường không thể đứng riêng biệt một mình vì chúng cần một anchor text làm nơi thực hiện thao tác thả xuống. Chính vì vậy, kiểu menu này thường được tìm thấy ở dạng phối hợp cùng với các loại thanh menu trang web khác.

Menu bảng lớn tổng quát

Menu bảng lớn tổng quát

Menu bảng lớn tổng quát

Menu bảng lớn tổng quát Mega menu là một kiểu menu website phù hợp với giao diện của PC. Dạng menu này chiếm gần như toàn bộ diện tích màn hình khi được hiển thị đầy đủ. Nếu không có đủ không gian thì người dùng rất khó nắm bắt được toàn bộ thông tin trong bảng menu 

Mega menu thường được tìm thấy ở các trang thương mại điện tử hoặc những website có cấu trúc phức tạp. Lý do quản trị viên của những web này lựa chọn mega menu là vì chúng trực quan. Chúng sẽ thể hiện được gần như toàn bộ mối liên hệ của sản phẩm đó với văn bản liên kết đã được đánh dấu. Không chỉ vậy, menu website dạng bảng lớn còn có thể thể hiện được toàn bộ các danh mục hàng tối ưu hơn.

Menu dạng thẻ đáp ứng

Menu dạng thẻ đáp ứng

Menu dạng thẻ đáp ứng

Thanh menu dạng thẻ đáp ứng hay Responsive card grid navigation thường được tìm thấy tại các website chuyên về nghệ thuật. Trong đó có các website thuộc các lĩnh vực ca nhạc (Zing MP3), video (cgv.vn) hoặc hình ảnh (realman.com.vn). Kiểu menu này sẽ chú trọng thu hút người dùng và thể hiện nội dung hình ảnh nhiều hơn. Nhờ đó, chúng sẽ thể hiện trực quan những thông tin cần truyền tải dễ dàng hơn.

Để website của bạn hiển thị tốt trên các thiết bị di động, hãy tìm hiểu Các bước Responsive Web

Menu web dạng cuộn

Menu web dạng cuộn

Menu web dạng cuộn

Menu web dạng cuộn hay Scrolling navigation menu là một phiên bản cải tiến của dạng menu ngang, dọc và dạng thẻ đáp ứng. Theo đó, đối với những menu có quá nhiều danh mục, người thiết kế website sẽ chuyển chúng vào một dạng cuộn thay vì cố định như những menu website khác. Nhờ đó, họ có thể tích hợp toàn bộ các tiện ích vào cùng một khu vực mà không cần bận tâm về vấn đề độ dài ngang hay dọc của website.

Thông qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu về những loại menu website phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại công cụ không thể thiếu trong bất kỳ website nào. Chúng không những điều hướng người dùng hiệu quả mà còn có thể tăng tính thẩm mỹ cho bố cục tổng thể của trang web. Chúng tôi mong những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu thêm về loại công cụ website này.