5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 29/11/2023

Theo dõi và Đo lường hiệu quả quảng cáo Facebook giúp bạn dễ dàng kiểm soát chiến dịch, từ đó đưa ra giải giáp hợp lý để tiếp tục cải thiện để quảng cáo tốt hơn, tạo ra nhiều chuyển đổi hơn và tắt các mẫu quảng cáo Facebook không hiệu quả. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, EZ Marketing sẽ hướng dẫn bạn cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản, dễ hiểu nhất nhằm tạo ra hiệu quả tốt khi chạy chiến dịch.

Cách đo lường hiệu quả quảng cáo Facebook

Cách đo lường hiệu quả quảng cáo Facebook

Tại sao cần Đo lường hiệu quả quảng cáo Facebook?

Để biết được một quảng cáo có thực sự hiệu quả hay không, bạn cần thực hiện theo dõi và đo lường. Thông thường, sẽ mất khoảng 3 ngày đầu để chạy chiến dịch thì những chỉ số mới bắt đầu ổn định. Chính vì thế, bạn nên dành thời gian 3 – 5 ngày để chiến dịch chạy ổn định, cho ra kết quả chính xác rồi mới nên tiến hành đo lường.

Với kết quả đã đo lường và nghiên cứu kỹ lưỡng, bạn có thể xác định được hiệu quả của chiến dịch, rằng: chiến dịch target Facebook đã đúng đối tượng chưa, có cần thay đổi gì không, làm thế nào để tiết kiệm chi phí,…Sau khi phát hiện các vấn đề và cải thiện, quảng cáo của bạn sẽ hoạt động tốt hơn, hạn chế rủi ro không đáng có.

Chỉ số đo lường hiệu suất Performance Metrics

1. CPO (viết tắt của Cost per Order) – Chỉ số Facebook Ads quan trọng nhất

CPO là một chỉ số quan trọng nhất khi chạy quảng cáo Facebook cũng như các chiến dịch Marketing. Nó đánh giá mức độ thành công của một chiến dịch quảng cáo Facebook. CPO là chỉ số đánh giá chi phí quảng cáo bỏ ra trên mỗi đơn hàng của bạn.

Chỉ số này không xem được trực tiếp trên trình quảng cáo Facebook mà bạn phải tính theo công thức: CPO = Tổng số tiền đã chi tiêu / Tổng số đơn hàng.

Với mỗi chiến dịch quảng cáo Facebook thì nhà quảng cáo nên tự đề ra 1 mức CPO có thể chấp nhận được cho chiến dịch đó. Nếu CPO thực tế của chiến dịch quảng cáo Facebook thấp hơn mức CPO có thể chấp nhận của bạn, hãy tiếp tục duy trì chiến dịch quảng cáo đó. Nhưng nếu ở trường hợp ngược lại, bạn chắc chắc phải tối ưu hóa quảng cáo đó hoặc tạm ngừng quảng cáo.

2. CR (viết tắt của Conversion Rate)

Chỉ số này đặc biệt quan trọng với những chiến dịch quảng cáo Facebook tập trung vào việc bán hàng chứ không tập trung phát triển thương hiệu. CR sẽ cho bạn biết tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách mua hàng với công thức tính:

CR = Số lượng chuyển đổi hoặc số đơn hàng (tùy mục tiêu bạn chọn) / Tổng số lượt nhấp

Nếu tỉ lệ nhấp chuột (CTR) cao nhưng chỉ số CR thấp thì nguyên nhân có thể đến do nội dung của bạn chưa đủ thuyết phục khách hàng, hoặc Call to action(Kêu gọi hành động) chưa ấn tượng hoặc sản phẩm/dịch vụ của bạn chưa đáp ứng được như mong muốn của khách hàng. Cũng có thể do Thương hiệu của chưa tạo được uy tín với khách hàng, thương hiệu của bạn khá mới nên khách hàng chưa có lòng tin…

3. Lợi nhuận có được sau chiến dịch quảng cáo Facebook

Mọi mục tiêu quảng cáo cuối cùng cũng đưa về mục đích cuối cùng là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với quảng cáo Facebook, bạn phải đánh giá số ngân sách đã chi tiêu cho quảng cáo và mức lợi nhuận đem về bao nhiêu. Nếu âm tiền bạn phải xem xét thật kỹ và tìm ra nguyên nhân trong chiến dịch quảng cáo Facebook của mình

4. Kết quả(results)

Kết quả là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong việc đo lường hiệu quả quảng cáo. Chỉ số hiển thị này chính là tổng số lần mà chiến dịch quảng cáo đạt được mục tiêu như mong muốn.

Chỉ số thường được lựa chọn để làm mục tiêu cuối cùng như: số khách hàng để lại thông tin(leads) trong tin nhắn, comment, số khách hàng điền form, tổng số khách hàng truy cập, số lần hiển thị,…

5. Chi phí cho Kết quả (CPR)

CPR là chỉ số thống kê chi phí trung bình/kết quả từ quảng cáo. Đây là chỉ số mà những người làm quảng cáo cần phải quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quảng cáo. Chỉ số này sẽ thống kê và cho bạn biết, quảng cáo của bạn có thực sự hiệu quả hay không.

6. Tỷ lệ kết quả

Tỷ lệ kết quả là tỷ lệ phần trăm kết quả bạn mong muốn đạt được so với tổng số lần hiển thị. Kết quả có thể là số khách để lại thông tin(leads) trên Form, tin nhắn, hoặc số lượt tương tác…

Công thức cho tỷ lệ kết quả là: Số kết quả / Số lần hiển thị.

7. Chi tiêu(số tiền đã chi tiêu)

Đây là số liệu hiển thị tổng số tiền bạn đã chi tiêu cho quảng cáo trong khoảng thời gian đã chọn. Bạn nên theo dõi chi tiêu để có thể kiểm soát được ngân sách của mình, số tiền tiêu trong ngày để điều chỉnh ngân sách sao cho hợp lý.

8. ROAS

ROAS là lợi nhuận bạn kiếm được từ chi phí quảng cáo của mình, giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả của các chiến dịch. Từ những số liệu này, những người làm quảng cáo sẽ sử dụng để phân tích và tối ưu hóa quảng cáo Facebook trong tương lai nhằm mang lại mức lợi nhuận cao hơn.

Chỉ số đo lường mức độ phân phối Delivery Metrics

9. Lượt hiển thị

Lượt hiển thị cao có nghĩa là quảng cáo của bạn có thể tiếp cận được nhiều người. Số liệu này thậm chí còn quan trọng hơn khi bạn đang chạy một chiến dịch xây dựng thương hiệu. Bởi lẽ khi đó, thông điệp sẽ được truyền đạt một cách hiệu quả hơn đến công chúng, giúp họ nhớ đến thương hiệu của bạn.

Bên cạnh đó, số lần hiển thị cũng là số liệu cốt lõi giúp bạn đo lường hiệu quả của quảng cáo trong việc tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng. Đồng thời, thuật toán của Facebook luôn ưu tiên hiển thị những quảng cáo chất lượng cao. Vậy nên, hãy đầu tư và làm quảng cáo thật chỉn chu để gia tăng lượt hiển thị trên newsfeed người dùng.

10. CPM

CPM là chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị của khách hàng. Lý do bạn cần quan tâm đến chỉ số này là vì nó tỷ lệ thuận với giá thầu, nghĩa là CPM thấp đồng nghĩa với giá thầu thấp. CPM cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đốt ngân sách và phạm vi tiếp cận của quảng cáo. Để có giá CPM tốt, bạn phải tối ưu CTR.

11. Tần suất(Tần suất hiển thị)

Tần suất(tần suất hiển thị) là số lần trung bình mà một người đã nhìn thấy quảng cáo của bạn trên Facebook. Tùy từng trường hợp, lĩnh vực, ngành nghề mà chỉ số này cần cao hay thấp.

Ví dụ nếu bạn bán sản phẩm/dịch vụ có giá cao thì tần suất hiển thị cần phải khá cao(từ 5 – 10) trước khi khách hàng quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ngược lại những sản phẩm/dịch vụ có giá thấp thì cần tần suất hiển thị thấp(từ 1 – 2) là khách hàng đã có thể quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn có giá thấp, nếu tần suất hiển thị 1 – 2 lần mà khách hàng không mua thì dù có hiển thị nhiều hơn khách hàng cũng không mua. Hãy thường xuyên theo dõi tần suất và phân tích số liệu.

Nếu bạn thấy hiệu quả của một quảng cáo bắt đầu giảm xuống khi số tần suất tăng lên thì có thể đối tượng mục tiêu đã thấy quảng cáo của bạn đang làm phiền họ. Bạn nên thay đổi nội dung quảng cáo hoặc thay đổi đối tượng nhắm mục tiêu quảng cáo.

12. Lượng tiếp cận/Số người tiếp cận được(Reach)

Số Người Tiếp Cận Được(Reach) là chỉ số cho bạn biết số người nhìn thấy quảng cáo của bạn tối thiểu 1 lần. Nếu 1 người nhìn thấy mẫu quảng cáo của bạn 3 lần thì tính là 3 lượt hiển thị nhưng chỉ tính là 1 người tiếp cận.

Chỉ số này giúp bạn biết với số tiền quảng cáo của bạn đã chi thì quảng cáo đã phân phối tới nhiều người trong tệp đối tượng mục tiêu chưa.

Chỉ số đo lường hành động Engagement Metrics

13. Hành động của các đối tượng

Hành động của các đối tượng chính là số người đã thực hiện hành động trên quảng cáo mà bạn đang chạy. Chỉ số này sẽ bổ sung cho lượt xem, cho thấy số người đã tiếp cận và xem quảng cáo.

14. Engagement – Tương tác với bài đăng

Tương tác với bài đăng hay còn gọi là chỉ số lượng tương tác trên bài viết. Chỉ số này bao gồm số lượt thích, chia sẻ, bình luận,… Theo dõi mức độ tương tác có thể giúp bạn biết được mức độ quan tâm của người dùng đến quảng cáo. Cũng vì vậy, bạn có thể thực hiện các điều chỉnh quảng cáo của mình để làm cho chúng hoạt động tốt hơn.

Có thể bạn cần đọc ngay: Các cách tăng tương tác bài viết trên Facebook

15. Bình luận trong bài đăng

Bình luận trong bài đăng là số lượng bình luận trong bài quảng cáo của bạn. Số lượng bình luận này sẽ thống kê tất cả những bình luận của người dùng trên quảng cáo khi bạn đang chạy nó. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn chỉ đang chạy chiến dịch tăng like fanpage, số lượng bình luận vẫn thống kê tất cả những bình luận mà người dùng đã thực hiện trên quảng cáo của bạn.

16. Lượt chia sẻ bài đăng

Chỉ số này cho bạn biết Số lượt chia sẻ bài quảng cáo của bạn. Mọi người có thể chia sẻ quảng cáo và bài đăng của bạn trên Dòng thời gian của riêng họ hoặc bạn bè của họ, theo nhóm và trên Trang của riêng họ.

Chỉ số Lượt chia sẻ được đánh giá cao hơn các chỉ số Lượt Tương tác và Bình luận. Chỉ số này đưa ra tín hiệu cho Facebook rằng quảng cáo của bạn đã phân phối tới đúng đối tượng, những người xem đã đánh giá cao mẫu quảng cáo của bạn. Và bạn sẽ phải trả chi phí thấp hơn với mỗi kết quả.

17. Lượt nhấp chuột vào liên kết

Số lần nhấp chuột vào liên kết trong mẫu quảng cáo đến các điểm đến hoặc trải nghiệm được lựa chọn. Điểm đến/trải nghiệm được lựa chọn có thể là: Trang web, Cửa hàng ứng dụng hoặc liên kết ứng dụng cụ thể, Nhấp để gọi, Nhấp để nhắn tin, Liên kết bản đồ / hướng, Facebook Canvas, Biểu mẫu khách hàng tiềm năng của Facebook, Chợ trên Facebook (Facebook Marketplace), Video được lưu trữ bởi một trang web khác (bao gồm các video được nhúng trong các quảng cáo News Feed nhưng được lưu trữ trên nền tảng video như YouTube hoặc Vimeo)

18. CTR (viết tắt của Click Through Rate)

CTR là phần trăm người dùng nhấp vào quảng cáo, được tính bằng: tổng số nhấp chuột/tổng số lần hiển thị quảng cáo. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đo lường hiệu quả của quảng cáo. Khi chỉ số CTR càng cao, đồng nghĩa với việc quảng cáo của bạn càng hoạt động tốt và  càng có nhiều người quan tâm đến nó.

19. CPC (viết tắt của Cost Per Click)

CPC là giá trung bình cho mỗi lần nhấp chuột của người dùng vào quảng cáo đang chạy của bạn. CPC là một con số không cụ thể và nhiều nhà quảng cáo phải trả nhiều tiền hơn những nhà quảng cáo khác cho mỗi lần nhấp chuột của người dùng, tùy thuộc vào ngân sách của họ hoặc sản phẩm họ đang quảng cáo.

20. Số lượt thích trang

Đây là số liệu cho biết số lượt thích trên trang của bạn. Chỉ số này được thống kê từ lượt like trực tiếp trên trang của bạn và thông qua nút thích trên quảng cáo.

Với việc đưa ra các mục tiêu quảng cáo hiệu quả hơn như chuyển đổi, lưu lượng truy cập và sự sụt giảm phạm vi tiếp cận cơ bản trên Facebook, phân tích lượt thích trang đã trở thành một chỉ số đo lường kém hiệu quả, không mang lại giá trị cao cho quá trình nghiên cứu và cải thiện chất lượng quảng cáo. Chính vì thế, những nhà làm quảng cáo thường không quá quan tâm đến chỉ số này.

Các chỉ số tương tác video(Video Engagement Metrics)

21. Lượt xem video 10 giây

Chỉ số này đo số lượt xem video 10 giây của đối tượng mục tiêu của bạn. Số lần video của đối tượng mục tiêu trong tổng số ít nhất mười giây hoặc gần như tổng thời lượng của video quảng cáo, tùy theo điều kiện nào xảy ra trước. Ví dụ: Nếu ai đó xem video 5 giây trong 4,9 giây hoặc xem video 10 giây trong 9,8 giây, thì đó được tính là lượt xem video mười giây.

22. Chi phí cho mỗi lượt xem video 10 giây

Chỉ số này cho biết Mức phí trung bình bạn phải trả Facebook cho mỗi lần có người xem video mười giây của bạn. Chỉ số này được tính bằng: Tổng chi phí / Số lượt xem video mười giây.

23. Tỷ lệ phần trăm video đã xem

Tỷ lệ phần trăm trung bình của video mà mọi người đã xem. Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm trung bình video được xem trên tất cả các lượt xem video quảng cáo của bạn. Nếu video của bạn càng dài thì tỷ lệ phần trăm video đã xem càng thấp. Vì thế mức độ dừng xem lớn hơn cho các video quảng cáo có độ dài hơn một phút.

24. Số lượt xem 25%/ 75%/ 95%/ 100% video

Các chỉ số này cho bạn biết số lần đối tượng mục tiêu của bạn xem video của bạn ở mức 25%/ 75%/ 95%/ 100% thời lượng video, kể cả khi người xem tua nhanh đến thời điểm này.

Tips đo lường hiệu quả quảng cáo chuẩn

Khi nhiều nhà quảng cáo, doanh nghiệp đang tập trung vào việc tạo ra nhiều hơn chuyển đổi cho website thì vẫn có những doanh nghiệp đang đi trước đón đầu, tận dụng quảng cáo đa nền tảng để phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Vậy nên, đo lường quảng cáo Google cũng chính là một phần quan trọng trong việc chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Đo lường là yếu tố chính giúp tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo Facebook, cung cấp cho nền tảng nhiều dữ liệu hơn về hành vi mua hàng của người dùng trong quá khứ để làm cơ sở phân phối quảng cáo phù hợp.

Hơn nữa, với mỗi nền tảng quảng cáo nói chung hay Facebook nói riêng, hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo sẽ được đánh giá dựa trên dữ liệu do chính nền tảng đó cung cấp, đôi khi thiếu cái nhìn tổng quan về cách đánh giá. Tiếp thị đa kênh, tức là không chỉ Facebook, mà các doanh nghiệp và nhà quảng cáo phân bổ ngân sách để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh khác như Google, Zalo, Instagram, nền tảng DSP,… nhằm mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.

Hành vi của người dùng đã thay đổi, họ xuất hiện trên tất cả các kênh trực tuyến. Vậy nên, đối với doanh nghiệp, nhà quảng cáo, việc xác định kênh nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, hoặc đóng vai trò hỗ trợ nhiều nhất trong chuỗi hành trình mua hàng trực tuyến của khách hàng là rất quan trọng.

Doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác hơn hiệu suất của quảng cáo Facebook thông qua hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), kết hợp với các giải pháp theo dõi và đo lường chính xác hành vi và hành trình mua hàng của người dùng. Đánh giá đúng mức độ hiệu quả của quảng cáo là cách dễ dàng nhất để đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp nhằm gia tăng chỉ số chuyển đổi.

Facebook vẫn là một nền tảng quảng cáo hiệu quả, giúp doanh nghiệp và nhãn hàng tạo ra doanh số, chuyển đổi và thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, để quảng cáo thực sự có hiệu quả, bạn cần đo lường hiệu quả quảng cáo Facebook thường xuyên và cập nhật, thay đổi để quảng cáo chỉn chu và chất lượng hơn.