5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 20/02/2024

Trong thời đại công nghệ số phát triển, cần làm gì để thương hiệu của bạn trở nên nổi bật trước người tiêu dùng? Nếu chỉ tiếp thị đơn thuần thì liệu thương hiệu có đủ sức cạnh tranh với đối thủ? Thực tế, dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì xây dựng thương hiệu vẫn luôn là yêu cầu bắt buộc. Cùng EZ Marketing tìm hiểu chi tiết quy trình xây dựng thành công thương hiệu cho doanh nghiệp trong bài viết sau.

Thương hiệu là gì? Xây dựng thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì

Thương hiệu là gì

Thương hiệu là gì?

Thực chất, thương hiệu là một khẩu hiệu (slogan), một cái tên, hình tượng (logo, thiết kế) hoặc bất kỳ dấu hiệu nào để phân biệt sản phẩm/doanh nghiệp của bạn so với đối thủ trong mắt người tiêu dùng.

Ví dụ, khi nhắc đến Apple người ta sẽ biết đây là thương hiệu chuyên bán Macbook, Iphone, Ipad. Biti’s là thương hiệu giày dép Việt nam. Vinamilk là thương hiệu chuyên về sữa và các sản phẩm làm từ sữa…

Thương hiệu cần có tính nhất quán để xây dựng được niềm tin và nhận thức với khách hàng. Trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bạn nhất định phải tạo dựng giá trị thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường. Như vậy mới khiến người dùng chọn bạn thay vì một thương hiệu nào khác.

Thương hiệu chính là những giá trị đọng lại trong lòng người tiêu dùng. Chúng không chỉ là những sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó. Thương hiệu còn là những lời cam kết, bảo hành hay bất kỳ mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu còn được biết đến là branding. Đây là quá trình tạo dựng và định vị giá trị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Nhằm giúp doanh nghiệp có chất riêng, mang lại chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường.

Công việc này cần rất nhiều thời gian và công sức. Cần trải qua nhiều bước như nghiên cứu, phân tích, đưa ra các chiến dịch, chiến thuật. Để xây dựng thành công thương hiệu, cần có sự cộng tác của nhiều bộ phận. Chẳng hạn như marketing, nghiên cứu thị trường, kinh doanh…

Hiện nay, quy trình branding cũng cần có sự phối hợp giữa phương pháp marketing truyền thống (event, tờ rơi, biển quảng cáo, truyền hình…) và digital marketing. Tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp đã định vị thành công thương hiệu trên thị trường. Chẳng hạn như Apple, Vinamilk, Honda, Grab, Cocacola, Thiên Long…

Tại sao cần phải xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp?

Ngày nay, các nền tảng số được ra đời ngày càng nhiều và cực kỳ phát triển. Nếu bạn không định vị được giá trị trong tâm trí người tiêu dùng thì họ sẽ lựa chọn các thương hiệu khác. 

Việc xây dựng thương hiệu là yêu cầu tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thị trường đang khó khăn như hiện nay. Nếu không branding tốt, rất có khả năng thương hiệu sẽ sớm rơi vào bế tắc và bị lãng quên.

Tại sao cần phải xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Tại sao cần phải xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Ngoài ra, còn có một số lý do chính khiến bạn phải branding cho thương hiệu:

Tạo nên sự khác biệt với đối thủ

Giữa vô vàng sản phẩm giống nhau trên thị trường, làm thế nào để người tiêu dùng quyết định chọn sản phẩm của bạn. Yếu tố quan trọng đó chính là chất lượng và những điểm khác biệt của thương hiệu.

Chẳng hạn, vì sao khi chọn mua xe máy, hầu hết khách hàng đều chọn sản phẩm xe máy của Honda thay vì các hãng xe khác trên thị trường? Bên cạnh chất lượng tốt, thương hiệu Honda đã tạo dựng được giá trị mạnh mẽ trên thị trường. Thương hiệu đã khiến người dùng luôn nhớ đến đầu tiên khi quyết định chọn mua xe máy.

Đây là lợi thế quan trọng khi cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. Bởi vì có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Nâng cao giá trị cho thương hiệu

Việc xây dựng thương hiệu thành công là bước đệm quan trọng nâng cao giá trị cho sản phẩm của thương hiệu. Vì sao cùng một dòng sản phẩm nhưng khi được bán bởi thương hiệu lớn thì luôn có giá cao hơn? Bởi vì, bạn không chỉ mua sản phẩm mà còn mua thương hiệu và mua những giá trị cao cấp của thương hiệu đó.

Ví dụ, các thương hiệu lớn như Apple, Gucci, Chanel luôn có giá rất cao nhưng vẫn được người tiêu dùng săn đón rất nhiều. Đó là bởi vì sản phẩm chất lượng và họ đã xây dựng thương hiệu thành công.

Tối ưu hiệu quả từ quảng cáo truyền miệng

Ông bà ta có câu “Tiếng lành đồn xa”. Khi bạn tạo được chỗ đứng mạnh mẽ trên thị trường sẽ được nhiều người biết đến. Lúc này, việc quảng cáo truyền miệng sẽ được tận dụng cực kỳ hiệu quả.

Người tiêu dùng sẽ chủ động giới thiệu sản phẩm đến người quen, bạn bè của họ mà không cần sự can thiệp nào. Thương hiệu sẽ được truyền bá rộng rãi trong cộng đồng và mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

Tạo dựng niềm tin với khách hàng

Bạn sẽ cần đến vài năm để có thể xây dựng thành công thương hiệu trên thị trường. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được niềm tin với khách hàng mục tiêu dễ dàng.

Chẳng hạn, với cùng một sản phẩm nước uống có ga. Vì sao Coca-Cola luôn được nhiều người lựa chọn hơn các thương hiệu khác? Đó là bởi vì Coca-Cola đã mang đến sự uy tín và tin tưởng hơn cho người tiêu dùng.

Xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng

Nếu bạn muốn duy trì và giữ chân khách hàng tiềm năng lâu dài thì nhất định bạn phải mang đến nhiều giá trị cho người tiêu dùng. Nếu không, họ sẽ lựa chọn những thương hiệu khác trên thị trường.

Ngoài ra, xây dựng thương hiệu còn là cách tạo dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Đôi khi, đó không phải người mua hàng trực tiếp nhưng bạn cũng có thể tạo được ấn tượng tốt với họ. Biến họ trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Những yếu tố cần có để triển khai branding cho thương hiệu

Triển khai branding cho thương hiệu là quá trình đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, nhân lực và chi phí. Đây là một quá trình mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp về sau.

Khi triển khai xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ bản sau:

Những yếu tố cần có để triển khai branding cho thương hiệu

Những yếu tố cần có để triển khai branding cho thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu được xem là yếu tố cốt lõi của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây là yếu tố quyết định sự khác biệt của thương hiệu với các đối thủ khác trên thị trường.

Thông thường, bộ nhận diện thương hiệu sẽ gồm các yếu tố như tên gọi, logo, slogan, màu sắc, phông chữ và thiết kế bao bì sản phẩm… Dựa vào đặc điểm của doanh nghiệp mà bạn cần xây dựng bộ nhận diện thật ấn tượng và dễ dàng ghi nhớ. 

Trong đó, logo là yếu tố có vai trò quan trọng nhất. Có vai trò quyết định nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Bạn cần thiết kế logo sáng tạo, mang chất riêng và đồng nhất với màu sắc, font chữ của thương hiệu.

Triết lý và thông điệp

Mỗi doanh nghiệp đều có cho mình những triết lý kinh doanh và thông điệp riêng. Đây là yếu tố quan trọng giữ chân khách hàng trong thời gian lâu dài.

Khi xây dựng triết lý và thông điệp, bạn cần chỉ rõ những điểm khác biệt, các yếu tố quan trọng khiến người mua hàng phải chọn bạn. Ngoài ra, thương hiệu cần có thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ và nhất quán với nhau.

Nền tảng cơ sở vững chắc trên internet

Hiện nay, digital marketing là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thương hiệu cần xây dựng nền tảng cơ sở vững chắc trên Internet. Nhằm tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Đầu tiên, bạn cần có một Website ấn tượng. Cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho khách hàng. Sau đó, đầu tư xây dựng các Fanpage để tập trung quảng bá, thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng nhiều kênh truyền thông khác như Linkedin, Zalo, Youtube, Tiktok…để thực hiện branding.

Quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Quá trình xây dựng thương hiệu luôn là công việc không dễ dàng và cần rất nhiều thời gian thực hiện. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ gặp không ít khó khăn, thậm chí là thất bại giữa chừng.

Do đó, bạn cần vạch ra quy trình cụ thể, có kế hoạch rõ ràng để dễ dàng thành công nhé. EZ Marketing gợi ý đến bạn 7 bước branding cho doanh nghiệp như sau:

Quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Phân tích, nghiên cứu, đánh giá thị trường

Bước đầu tiên, bạn cần có kế hoạch phân tích, nghiên cứu và đánh giá thị trường thật chuẩn xác. Đây là giai đoạn quan trọng để bạn hiểu rõ tình hình thị trường và doanh nghiệp đang ở đâu trong xu thế thị trường hiện nay.

Một số yếu tố cần thiết khi nghiên cứu thị trường bạn cần quan tâm:

  • Xu thế thị trường đang tập trung vào những sản phẩm nào?
  • Xu hướng mua hàng của người tiêu dùng?
  • Đối thủ đang thực hiện marketing ở các kênh nào?
  • Những điểm khác biệt của đối thủ so với thương hiệu của bạn?
  • Phản hồi của người tiêu dùng khi mua hàng của đối thủ?

Sau đó, bạn cần thực hiện nghiên cứu và đánh giá những ưu điểm, hạn chế của thương hiệu so với đối thủ. Rút ra những bài học cần thiết cho quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Mỗi doanh nghiệp, mỗi chiến dịch bán hàng đều có một tệp khách hàng mục tiêu riêng. Bạn cần nghiên cứu, khảo sát và phân tích để tìm ra đối tượng khách hàng tiềm năng.

Bạn có thể nghiên cứu khách hàng qua một số tiêu chí như:

  • Giới tính
  • Độ tuổi
  • Nghề nghiệp
  • Thu nhập trung bình
  • Nhân khẩu học
  • Sở thích
  • Thói quen mua sắm

Từ đó, bạn có thể dễ dàng vạch ra hành vi mua sắm của họ để xây dựng tệp khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp.

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thật độc đáo và ấn tượng. Gây được sự thích thú, mong muốn lựa chọn sản phẩm từ người tiêu dùng.

Bộ nhận diện thương hiệu tốt cần có logo đẹp, phông chữ ấn tượng. Có màu sắc hài hòa, các biểu tượng đặc trưng với tinh thần thương hiệu. Như vậy mới có thể tạo dựng được niềm tin và giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ vào trong tiềm thức của họ.

Tuyên bố sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Tất nhiên, doanh nghiệp nào cũng đều có cho mình những sứ mệnh và giá trị cốt lõi riêng. Mong muốn mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất.

Bạn cần xây dựng sứ mệnh rõ ràng, mang thông điệp tích cực, đầy hứa hẹn với khách hàng. Thương hiệu cần bày tỏ được sự nhiệt huyết, tinh thần nhiệt huyết đạt được mục tiêu đề ra.

Lập kế hoạch quảng bá thương hiệu

Tiếp theo, bạn cần xây dựng bảng kế hoạch quảng bá thương hiệu thật rõ ràng, bám sát mục tiêu đề ra. Tùy vào mỗi thời điểm và chiến dịch kinh doanh mà các thông điệp quảng bá thương hiệu cũng sẽ khác nhau.

Bạn cần xác định rõ nhu cầu mua sắm của khách hàng ở thời điểm hiện tại. Xem xét tình hình thị trường như thế nào, các chiến dịch truyền thông của đôi thủ ra sao. Sau đó, lập kế hoạch chi tiết trên cả nền tảng online và offline.

Bảng kế hoạch cần có mục tiêu, phương pháp thực hiện cụ thể. Có tệp khách hàng, sản phẩm chủ đạo và cả những thông điệp sẽ truyền tải. Kế hoạch càng chi tiết thì quá trình thực hiện sẽ càng dễ dàng.

Tính nhất quán trên các kênh truyền thông

Để có thể xây dựng thương hiệu thành công, doanh nghiệp bắt buộc phải tạo được ấn tượng mạnh trong lòng khách hàng. Như vậy, người tiêu dùng mới có thể nghĩ đến thương hiệu đầu tiên khi muốn chọn mua sản phẩm nào đó.

Trên các kênh truyền thông, hình ảnh thương hiệu phải có sự nhất quán với nhau. Cần có sự đồng bộ về màu sắc, logo, thông điệp và những thông tin truyền tải đến khách hàng. 

Đặc biệt, khi quảng bá thương hiệu, chúng tôi lưu ý bạn không nên nói quá nhiều đến sản phẩm. Thay vào đó hãy trình bày về những lợi ích, giá trị mà khách hàng sẽ nhận được. 

Đánh giá và đo lường kết quả

Sau mỗi chiến dịch, bạn cần đánh giá và đo lường kết quả đạt được. Đánh giá xem phương pháp triển khai đã phù hợp hay chưa, phản ứng của khách hàng như thế nào. Từ đó đưa ra hướng giải quyết đúng đắn giúp xây dựng thương hiệu thành công hơn.

Một số vấn đề thường gặp khi triển khai xây dựng thương hiệu

Branding là quá trình gây ra không ít khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp. Đặc biệt là các thương hiệu còn non trẻ, các startup chưa định vị được giá trị cho khách hàng.

Một số vấn đề thường gặp khi triển khai xây dựng thương hiệu

Một số vấn đề thường gặp khi triển khai xây dựng thương hiệu

Do đó, chắc chắn bạn sẽ ít nhất một lần gặp phải các vấn đề như:

  • Thương hiệu không phù hợp với xu hướng: Nếu doanh nghiệp đang kinh doanh những mặt hàng lỗi thời, không hợp xu hướng thì sẽ rất khó để branding thành công. Lúc này, bạn cần thay đổi cách tiếp cận, xác định lại tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Không có sự nhất quán giữa các nền tảng truyền thông: Đây là vấn đề rất thường xảy ra ở nhiều doanh nghiệp. Khi quảng bá thương hiệu, các nền tảng truyền thông cần có sự nhất quán với nhau. Luôn tập trung hướng tới một thông điệp chính để có thể tạo được ấn tượng và sự ghi nhớ đối với khách hàng.
  • Khách hàng chưa nhận biết được thương hiệu: Ở thời điểm ban đầu, thương hiệu còn mới nên chắc chắn sẽ chưa tạo được ấn tượng với khách hàng. Lúc này, bạn cần kiên nhẫn, dành nhiều thời gian nghiên cứu.  Triển khai đa dạng chiến dịch truyền thông để thu hút sự chú ý từ khách hàng. 
  • Thiếu sự đẩy mạnh thương hiệu trên các nền tảng số: Hiện nay, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã dần thay đổi. Họ ưa thích mua hàng trên các nền tảng công nghệ số hơn mua truyền thống. Do đó, doanh nghiệp cũng cần linh hoạt thay đổi để đẩy mạnh thương hiệu trên các kênh truyền thông. Tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng mục tiêu và tạo ra doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

Những thành phần không thể thiếu để tạo nên một thương hiệu

Thông thường, để tạo nên một thương hiệu vững mạnh, bạn cần có các yếu tố sau:

Những thành phần không thể thiếu để tạo nên một thương hiệu

Những thành phần không thể thiếu để tạo nên một thương hiệu

  • Tên thương hiệu:  Đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt với các thương hiệu khác. Tên thương hiệu cần ngắn gọn, dễ ghi nhớ và phải ấn tượng.
  • Logo: Với bất kỳ thương hiệu nào, logo luôn là yếu tố cần thiết, mang đến sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Logo cần được thiết kế sáng tạo, đồng màu với màu chủ đạo thương hiệu. Đồng thời còn phải thể hiện được tinh thần của thương hiệu.
  • Slogan: Khi xây dựng thương hiệu, slogan sẽ là yếu tố giúp khách hàng dễ nhớ đến thương hiệu của bạn. Bạn cần đặt các slogan ấn tượng, độc đáo và cũng thật dễ nhớ. 
  • Thông điệp thương hiệu: Tagline sẽ khác với slogan. Thông điệp thương hiệu thường sẽ dài hơn, mang nhiều ý nghĩa biểu đạt hơn so với slogan. 
  • Câu chuyện thương hiệu: Mỗi doanh nghiệp đều có một câu chuyện riêng cho quá trình hình thành và xây dựng doanh nghiệp. Bạn có thể truyền tải câu chuyện này đến khách hàng. Nhằm tăng sự gắn kết cũng như truyền cảm hứng cho nhiều người.

Như vậy, xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, cần tốn khá nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, đây luôn là giai đoạn quan trọng quyết định sự thành công của một thương hiệu. EZ Marketing hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình phát triển doanh nghiệp nhé.