Bài viết được cập nhật ngày 16/09/2024
Thiết kế website là một khái niệm có nhiều tranh cãi. Theo đó, một số người cho rằng thiết kế web là việc tạo ra một website hoàn chỉnh có thể sử dụng được. Một số khác lại có quan điểm rằng thiết kế web là việc tạo ra một mô hình đơn giản của website. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, mô hình này không thể hoạt động và không thể được xem là một website hoàn chỉnh. Vậy thực sự thì thiết kế một website là gì?
Thiết kế website theo lĩnh vực ngành nghề:
Nội dung bài viết
Thiết kế website là gì?
Thiết kế website là một quá trình tạo ra website gồm 2 đầu việc chính:
- Đầu tiên, thiết kế ra một giao diện website 2D dựa trên các phần mềm hiện có như AI, Photoshop, Flash, Figma,…
- Tiếp theo là sử dụng code HTML, CSS, PHP…tạo nên 1 website hoàn chỉnh giống với bản thiết kế 2D.
Theo đó, thiết kế web chỉ là một phần của quá trình tạo ra một website hoàn chỉnh. Bên cạnh việc thiết kế, developer cần phải thực hiện mã hóa giao diện 2D thành HTML, lập trình cơ sở dữ liệu và các công việc chuyên môn khác.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, một khái niệm khác cũng được ra đời. Thiết kế website là việc thiết kế giao diện website và mã hóa nó thành mã HTML, sản phẩm thiết kế có thể hiển thị được trên các trình duyệt web. Khái niệm này vẫn đang dần được phổ biến nhờ có nhiều người công nhận.
Còn nếu hiểu theo lối phổ biến thì thiết kế web là việc tạo ra một website hoàn chỉnh và có thể hoạt động được. Bạn chỉ nên sử dụng khái niệm này khi đề cập đến thiết kế web với những người không có chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung.
Bạn muốn tự mình xây dựng 1 website, hãy tham khảo: Hướng dẫn thiết kế website bằng WordPress
Hai phương thức để thiết kế website
Để thiết kế ra một website, các nhà phát triển thường sử dụng hai phương thức thiết kế. Chúng bao gồm thiết kế tĩnh và thiết kế động. Sử dụng phương thức khác nhau sẽ dẫn đến việc tạo ra mô hình website.
Thiết kế web tĩnh
Thiết kế website tĩnh là phương thức sử dụng tổng hợp các tài nguyên bao gồm HTML, CSS, hình ảnh, Video, Audio, Flash và Javascript để thiết lập một giao diện website. Giao diện này sẽ được lưu dưới dạng một tập dữ liệu có phần mở rộng là .HTML hoặc .htm. Tập tin này có tính chất ổn định nên rất khó để thay đổi.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, bạn có thể thay đổi tệp này bằng cách chỉnh sửa thủ công từng trang. Việc chỉnh sửa này đòi hỏi người thực hiện cần có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nếu họ không thỏa mãn những yêu cầu đó thì việc chỉnh sửa sẽ không tạo ra website như mong muốn mà còn khiến file dễ dàng bị lỗi và dẫn đến hàng loạt những rắc rối khác.
Thiết kế website động
Thiết kế website động là phương thức sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu để làm nền tảng cung cấp các dữ liệu cho website. Sản phẩm của phương thức này là các website động. Hầu hết các website hiện nay trên internet đều là dạng website động. Đó là vì website động cho phép quản trị viên có thể chỉnh sửa trang web mà không cần có nhiều kiến thức chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin.
Không chỉ vậy, website động còn có thể tương tác trên hệ thống website và cho phép quản trị viên có thể quản lý dữ liệu của trang tốt hơn so với website tĩnh. Vì những ưu điểm nổi trội này, các nhà phát triển hiện nay đều ưu tiên tạo web dựa trên hình mẫu của website động.
Có thể bạn đang tìm:
Cách thiết kế website chuẩn SEO
Sau khi đã tìm hiểu về thiết kế web là gì, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu thông tin quan trọng là tiêu chí để thiết kế web chuẩn SEO. Đây là vấn đề mà các nhà phát triển cần phải biết để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, các SEOer cũng cần biết các tiêu chí này để hoàn thiện website chuẩn SEO hơn
Tên miền
Tên miền (domain) là một trong những thành phần được đánh giá quan trọng nhất đối với website. Để có được tên miền tốt, bạn nên lựa chọn domain có chứa chủ đề của website. Chủ đề này là từ khóa có đặc điểm khái quát và bám sát với lĩnh vực của trang đang hoạt động. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn tên miền có đuôi là .com, .vn hoặc .org. Đó là vì những đuôi này sẽ thể hiện sự uy tín của website cao hơn so với các đuôi khác.
Tốc độ tải của web
Tốc độ tải của website quyết định đến hiệu quả SEO của toàn bộ trang web. Nếu tốc độ tải quá chậm thì người dùng sẽ nhanh chóng thoát khỏi trang và tìm đọc những trang của đối thủ. Không chỉ vậy, tốc độ tải của website lớn hơn 2 giây có thể khiến trang web bị đánh giá thấp dẫn đến giảm thứ hạng trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Vì vậy, khi thiết kế website, lập trình viên cần tối ưu tổng thể và giảm băng thông để đảm bảo tốc độ tải luôn dưới 1 giây.
Giao diện của web
Để tối ưu cho giao diện, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những thành phần cơ bản của một website. Tối ưu website gồm 2 phần chính là tối ưu UX và tối ưu UI. Theo đó, những thành phần mà giao diện website nên có bao gồm nội dung, hình ảnh, slogan, logo, chức năng chia sẻ, bình luận và thả cảm xúc, các danh mục và nhiều yếu tố khác.
Các yếu tố cần có trong một bài viết
Những yếu tố cần có của một bài viết sẽ bao gồm các thẻ heading, nội dung chữ, mã code video,… Lập trình viên cần thêm toàn bộ những yếu tố này vào website. Sau đó, tối ưu và xác định thuộc tính về kích thước, màu sắc, font chữ,… để cố định chúng.
Nội dung
Nội dung là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi website. Đây chính là công cụ dùng để thu hút và giữ chân khách truy cập. Nội dung của website không chỉ bao gồm văn bản mà còn có hình ảnh, video, flash, gif và hàng loạt các tài liệu khác.
Nếu là nhà phát triển web, bạn cần tối ưu nội dung ở trang chủ website và các trang categories. Còn nếu là quản trị viên thì bạn cần hoàn thiện phần nội dung của những bài tiếp được đăng tải lên website trong tương lai.
Sitemap
Sitemap, hay còn gọi là sơ đồ website, là một thành phần quan trọng giúp công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng crawl dữ liệu và đánh giá thứ hạng cho website. Bạn nên lựa chọn thiết kế sơ đồ trang web một cách khoa học nhất và phù hợp với tính chất của website.
Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp tệp robots.txt với sơ đồ. Cụ thể, bạn cần xử lý tệp robots.txt với những trang không muốn công cụ tìm kiếm truy cập. Khi muốn thiết lập lại những trang này thì bạn có thể tác động gỡ lệnh ngăn truy cập cho trang một cách dễ dàng.
Tối ưu hóa cho phiên bản di động
Hiện nay, hầu như mọi người đều sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động có khả năng truy cập internet và lướt web. Khi đó, nhu cầu tra cứu thông tin của người dùng ngày càng tăng cao. Vì vậy, nhà phát triển cần thiết kế website linh hoạt để phù hợp với phiên bản di động – Còn gọi là Mobile Friendly. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chuẩn SEO nên việc tối ưu này là nhiệm vụ bắt buộc.
Đảm bảo độ bảo mật của website
Các công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên những website an toàn. Những trang này thường có ký hiệu ổ khóa kế bên tên miền hoặc có chứa https:// trong URL. Việc đảm bảo độ bảo mật website sẽ giúp ngăn chặn được những vấn đề tấn công của các hacker. Không chỉ vậy, nâng cao bảo mật còn hạn chế tình trạng nhiễm virus hoặc mã độc. Khi đó, người dùng cũng sẽ cảm thấy an toàn khi sử dụng website của bạn hơn.
Sử dụng các Response Code
Đây là những mã HTML thông báo trạng thái của trang tại thời điểm mà người dùng truy cập. Một trong những mã Response Code thường gặp nhất là 404. Mã này có tác dụng thông bảo rằng URL mà người dùng truy cập hiện đang gặp vấn đề. Nhờ đó mà những trang bị lỗi đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến website trong một khoảng thời gian
Tối ưu link của website
Bạn cần tối ưu link trên website của mình(internal link) và tại website của người khác(backlink). Đối với website của mình, bạn có thể đặt internal link để liên kết các trang web trong cùng một website. Khi đó, bạn có thể tạo nên một cấu trúc website vững chắc và được gọi là cấu trúc ảo. Điều này sẽ có lợi cho việc đánh giá cấu trúc website của bạn.
Không chỉ vậy, quản trị viên còn có thể đặt external link để điều hướng người dùng đến các website khác. Việc này sẽ giúp nâng cao độ uy tín của nội dung nếu external link đó thực sự chất lượng.
Còn đối với link ngoài website, bạn có thể thỏa thuận và hợp tác với những quản trị viên khác sở hữu website có chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn webiste của bạn. Cụ thể hơn, hai bên có thể trao đổi link với nhau hoặc bạn đặt link tại website của họ với một số yêu cầu. Khi đó, nhà phát triển cần phải tối ưu chức năng đi link của website để tạo tiền đề cho quản trị viên đi link dễ dàng.
Cập nhật các thẻ meta description
Thẻ meta description là thành phần quan trọng của website. Thẻ meta cùng với tiêu đề là hai thành phần quan trọng nhất trong việc thu hút traffic từ SERPs đến website. Vì vậy, lập trình viên cần thiết kế cho meta có giao diện và chức năng tối ưu nhất để đảm bảo hiệu quả SEO tối đa.
Thông qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu về thiết kế website là gì cùng với những tiêu chí cần biết để thiết kế web chuẩn SEO. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về công việc này và hỗ trợ bạn có thể tạo ra một website chuẩn SEO nhất có thể.
Hãy để lại bình luận