5/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 04/12/2023

Chắc hẳn ai khi bước chân vào ngành SEO cũng tìm hiểu về internal link. Internal link là yếu tố quan trọng trong SEO Onpage. Vậy internal link là gì? Internal link đem lại lợi ích gì cho SEO? Các bước internal link hiệu quả cho website? Hãy cùng EZ Marketing tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Internal link là gì?

Internal link (hay còn gọi là liên kết nội bộ) là liên kết trỏ từ trang này sang trang khác trên cùng 1 website.

Internal link là liên kết trỏ từ trang này sang trang khác trên cùng 1 website

Internal link là liên kết trỏ từ trang này sang trang khác trên cùng 1 website

Internal link thường chỉ tập trung vào các liên kết trong nội dung trên trang web. Tuy nhiên, có một số liên kết nội bộ khác như: thanh điều hướng trên trang (breadcrumb), menu website.

3 mục đích của liên kết nội bộ:

  • Tăng trải nghiệm người dùng trên trang: tăng thời gian ở lại trên trang, internal link giúp truyền sức mạnh từ trang này sang trang khác, từ đó tăng hiệu quả SEO
  • Giúp Google hiểu được cấu trúc của 1 website: Google dễ dàng thu thập dữ liệu toàn website thông qua các internal link trên trang web
  • Điều hướng người dùng đến trang có tỉ lệ chuyển đổi cao: Liên kết nội bộ giúp doanh nghiệp dẫn khách hàng đến trang có tỉ lệ chuyển đổi mua cao, thúc đẩy khách hàng hành động mua hàng

Lý do nên tạo internal link cho website

Qua khái niệm internal link trình bày ở trên, chắc hẳn bạn đã hiểu một phần lợi ích của internal link. Khi tối ưu internal link, nội dung trên website sẽ được liên kết với nhau chặt chẽ, giúp tăng độ uy tín của web và Google dễ thu thập thông tin hơn. Sau đây là 2 lý do mà website không thể thiếu internal link:

Lý do nên tạo internal link cho website

Lý do nên tạo internal link cho website

Internal link giúp tăng hiệu quả SEO

Trong môi trường internet, sự uy tín sẽ được truyền từ trang web này sang trang web khác thông qua các liên kết.

Ví dụ: Trang A đang được sự tín nhiệm của Google, khi trang A trỏ internal link sang trang B thì trang B cũng sẽ được nhận một phần sự tín nhiệm và được truyền sức mạnh từ đó. Nếu thứ hạng của trang A cao thì trang B sẽ được tăng sự sắp xếp của thứ hạng.

Để thấy được hiệu quả SEO mang lại từ internal link khi muốn đẩy thứ hạng 1 trang nào đó, bạn có thể trỏ từ bài viết đang nằm trong TOP 10 sang trang bạn cần đẩy vào TOP. Khi đó, trang bạn cần đẩy sẽ nhận được sức mạnh từ trang đang nằm TOP 10 và trang bạn cần đẩy sẽ dễ dàng lên TOP hơn.

Internal link giúp điều hướng khách hàng đến trang mà doanh nghiệp mong muốn và tăng tỉ lệ chuyển đổi

Trong website của bạn, sẽ có những trang có lượng traffic cao hoặc từ khóa dễ lên TOP nên trang dễ dàng nằm trong TOP 10. Nhưng đó chưa phải là trang bạn muốn khách hàng truy cập nhất, đó chưa phải là trang bạn cần đẩy SEO, đó chưa phải là trang đem lại chuyển đổi cao để khách hàng mua hàng. Ngay lúc này bạn sẽ thấy được lợi ích của internal link trên website.

Khi bạn trỏ internal link từ trang nhiều traffic hoặc đang TOP 10 đến trang có tỉ lệ chuyển đổi mua hàng cao, sẽ điều hướng người dùng đến trang bán hàng bạn mong muốn, dễ chuyển từ người dùng đến khách hàng tiềm năng và giúp bạn dễ bán được hàng.

Bạn cũng có thể trỏ internal link đến trang có nhiều traffic đến trang bạn cần đẩy SEO, điều này sẽ giúp trang bạn cần đẩy SEO dễ dàng lên TOP.

 

Điểm khác nhau giữa internal link và external link

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa internal link và external link là:

  • Internal link là liên kết được trỏ từ một trang sang trang khác trên cùng 1 website của bạn. Mục đích điều hướng và dẫn dắt người dùng đến trang mà bạn mong muốn hoặc trang có tỉ lệ chuyển đổi cao.
  • External link là liên kết được trỏ từ trang web trên website của bạn đến những website khác. Mục đích dẫn người dùng đến trang affiliate hoặc đến những trang mang lại giá trị cho khách hàng.

 

Các loại internal link được dùng phổ biến trong mọi website

Internal link điều hướng là gì?

Internal link điều hướng là loại liên kết trên website giúp điều hướng người dùng dễ tìm kiếm thông tin trên 1 website. Liên kết này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm những gì họ muốn, giúp người dùng dễ hiểu cấu trúc khi vào 1 website.

Liên kết nội bộ điều hướng thường được đặt trên menu hoặc dưới chân trang, khi người dùng vào 1 website họ có thể hiểu luôn được cấu trúc của 1 website và những mục chính mà website có.

Internal link điều hướng

Internal link điều hướng

Internal link ngữ cảnh là gì?

Internal link ngữ cảnh được đặt trong nội dung của trang hoặc 1 bài viết theo từng ngữ cảnh. Những internal link ngữ cảnh thường trỏ đến các trang có chủ đề liên quan.

Để kích thích người dùng click vào các internal link này, bạn nên làm nổi bật các internal link bằng cách thay đổi màu hoặc in đậm bằng màu khác cho chúng. Khi người dùng nhấp vào internal link, họ sẽ đến được trang họ muốn đến.

Nếu bạn hiểu được từng loại internal link và áp dụng hiệu quả, bạn sẽ thấy nó đem lại lợi ích khá lớn cho SEO và thứ hạng từ khóa của website bạn.

Internal link ngữ cảnh

Internal link ngữ cảnh

Mẹo đi internal link giúp tăng hiệu quả SEO

Đặt internal link đến những trang liên quan: điều này giúp nội dung trên website của bạn logic chặt chẽ với nhau, điều hướng người dùng đến những trang liên quan tới chủ đề mà họ quan tâm nhất. Ngoài ra, đặt internal link trỏ đến những trang liên quan còn giúp Google thu thập thông tin các trang trên website của bạn dễ dàng hơn.

Trỏ internal link đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của người dùng: liên kết nội bộ nên trỏ tới các trang liên quan mật thiết với vấn đề đang được nói tới trong bài viết hoặc giải thích cụ thể hơn về vấn đề trong bài viết. Bạn nên đặt internal link ở nơi mà bạn nghĩ người dùng sẽ quan tâm đến nội dung đó và click chuột vào link đó. Đồng thời, việc trỏ link nội bộ này cũng giúp Google đánh giá khả năng điều hướng người dùng trên trang của bạn tốt, thời gian ở lại trên trang lâu.

Hiển thị thanh điều hướng Breadcrumb giúp người dùng biết mình đang ở đâu trên website: thanh điều hướng Breadcrumb thường được xuất hiện ngay dưới menu chính và trên cùng trong bài viết. 

Thanh điều hướng Breadcrumb cũng là một dạng internal link điều hướng, giúp người dùng biết mình đang ở vị trí nào trên website, đang đọc ở trang nào trên website. Thanh điều hướng này giúp người đọc dễ dàng quay lại danh mục chính cũng như không cảm thấy mình đang bị lạc vào 1 website có nhiều trang con.

Mẹo đi internal link tăng hiệu quả SEO

Mẹo đi internal link tăng hiệu quả SEO

Đặt internal link trên trang có traffic cao giúp truyền sức mạnh cho trang khác: Khi trỏ internal link từ những trang có traffic cao đến những bài viết khác, các trang khác sẽ nhận được sức mạnh và nguồn traffic từ trang đang có traffic cao. Điều này giúp điều hướng người dùng ở lại trên trang lâu và giảm tỉ lệ thoát. Nó còn giúp Google dễ dàng thu thập thông tin ở tất cả các trang trên website và giúp tăng thứ hạng từ khóa SEO.

Anchor text của internal link đa dạng: anchor text là văn bản chứa liên kết, khi bạn nhấp vào văn bản này, bạn sẽ được dẫn đến trang khác.

Một số lưu ý khi bạn sử dụng anchor text trong bài viết:

  • Anchor text phải liên quan tới trang mà liên kết trong anchor text dẫn tới: không nên sử dụng anchor text không có nghĩa như: tại đây, click vào đây… Ví dụ anchor text là từ “backlink” thì bạn phải trỏ sang bài có chủ đề liên quan đến backlink.
  • Anchor text đa dạng: bạn nên sử dụng đa dạng các anchor text như từ đồng nghĩa, từ khóa phụ, từ khóa bổ sung thay cho từ khóa chính. Hãy làm thế nào cho nội dung thật tự nhiên và không nhồi nhét nhiều từ khóa chính vào anchor text. Vì nếu bạn có hành vi thao túng Google hoặc cố ý nhồi từ khóa SEO vào nội dung, bạn sẽ bị Google đánh giá thấp chất lượng nội dung và khó SEO lên TOP. 

Xây dựng menu điều hướng hiệu quả: website nào cũng không thể thiếu hệ thống menu, nó như 1 bộ khung cho website. Hệ thống menu giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc của toàn bộ website. Menu giúp người đọc hiểu được website muốn cung cấp sản phẩm/ dịch vụ gì đến người tiêu dùng, giúp Google biết được website muốn cung cấp thông tin gì đến với người dùng.

Do đó, bạn cần thiết kế menu rõ ràng và nổi bật được chủ đề chính nhất mà bạn muốn cung cấp cho khách hàng.

Link nội bộ đặt dưới phần footer của website: ngoài phần menu ngay trên đầu trang, bạn nên đặt cả các link nội bộ dưới phần footer. 

Phần footer xuất hiện ở bất kỳ trang nào trên website, nên footer thường đặt những link cơ bản như: thông tin cơ bản về doanh nghiệp như: địa chỉ, số điện thoại, email, câu hỏi khách hàng thường hỏi, chính sách bảo mật, form thắc mắc của khách hàng…

Một bài viết cần chèn bao nhiêu internal link: Google không đưa ra bất kỳ quy tắc gì về một bài viết cần có bao nhiêu link nội bộ, vì vậy không ai biết được 1 bài viết cần đi bao nhiêu internal link là hợp lý. Bạn không nên đặt quá nhiều internal link hoặc quá ít internal link.

Tuy nhiên, sau đây là một số cách đi internal link để đạt được hiệu quả cao:

  • 1 internal link trỏ về trang chủ
  • 1 link trỏ về bài cần đẩy TOP SEO
  • 2-3 link trỏ về bài liên quan

Bỏ thuộc tính Nofollow trong liên kết nội bộ, chuyển sang Follow links: Khi bạn sử dụng Nofollow link là bạn đang ngăn không cho Google đi theo các link để thu thập dữ liệu các page trên website. Nếu bạn trỏ internal link đến các trang ngay trong website thì đương nhiên muốn Google thu thập dữ liệu rồi, bạn hãy chú ý chuyển các internal link sang Follow links nhé.

Những trang nên link nội bộ đến: 

  • Các trang cần đẩy SEO: Bạn internal link càng nhiều đến trang cần đẩy TOP SEO thì khả năng trang đó được lọt top càng dễ dàng, vì số lượng link nội bộ cũng là một chỉ số trong SEO Onpage. Tuy nhiên, bạn cần internal link trỏ lên bài liên quan và tự nhiên, bài liên kết sang cần giải thích cụ thể ở từ dùng làm anchor text.
  • Các trang có tỉ lệ chuyển đổi cao: Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ chiến lược Marketing nào cũng là bán được hàng, và SEO cũng không ngoại lệ. Bạn nên trỏ internal link đến những trang về sản phẩm/dịch vụ cần bán hàng, hoặc những trang khách hàng dễ trả tiền mua hàng qua hình thức call-to-action để chuyển đổi người dùng thành khách hàng.

6 cách đi internal link áp dụng mọi website

Cách Internal link thứ 1: Nếu Website chỉ có 1 chủ đề(Category) hoặc nhiều chủ đề(Category) nhưng liên quan đến nhau: Ví dụ laptop, ổ cứng, bàn phím, chuột,…đều liên quan tới laptop

  • Bước 1: vào phần “Tất cả bài viết” và tìm từ khoá chính cần Internal link. 
  • Bước 2: mở các bài và internal link với mật độ 30% từ khoá chính, 50% từ khoá mở rộng, 20% full title(không phải full url). 
  • Lưu ý: Chèn vào vị trí càng gần đầu bài viết càng tốt.
  • Có 2 dạng Internal link. 

Dạng 1: lồng ghép trực tiếp Internal link vào đoạn văn đó luôn, với dạng từ khóa chính, từ khóa mở rộng: Ví dụ: Có từ laptop lập trình trong đoạn đó rồi thì cần thêm từ CÁC laptop lập trình vào. 

Dạng 2: đó là dạng Xem thêm: phần “Xem thêm” ở cuối đoạn đó hoặc có thể bạn muốn biết, bài viết liên quan,…

Cách Internal link thứ 2: Nếu Website có nhiều chủ đề(category) mà các sp không liên quan tới nhau. Ví dụ chủ đề laptop, máy giặt, tủ lạnh…

Bước 1: Mở từng chủ đề (category), ví dụ laptop. Mở tất cả các bài viết trong chủ đề (category) đó.

Bước 2: Mỗi bài lấy 1 từ khóa làm từ khóa chính. Ví dụ: bài 10 laptop dành cho dân lập trình thì lấy từ “Lập trình” là từ khóa chính cho bài đó.

Bước 3: Tìm từ khóa chính trong các bài viết khác đã mở để Edit. Nếu có từ trùng hoặc gần đúng với từ ví dụ “Lập trình” thì đưa Internal link vào bài đó. Việc sử dụng Internal link phải đúng mật độ ANCHOR TEXT(với mật độ 30% từ khoá chính, 50% từ khoá mở rộng, 20% full title (không phải full url). Chèn vào vị trí càng gần đầu bài viết càng tốt)

Cách Internal link thứ 3: Trỏ Internal link bài chính phụ

  • Mỗi từ khóa chính là một bài viết tổng hợp trỏ link sang các bài viết từ khóa phụ.
  • Các bài phụ lại trỏ về bài chính.

Cách Internal link thứ 4: Trỏ Internal link chéo giữa các bài chính

  • Ví dụ trỏ chéo giữa các bài sản phẩm chính chéo nhau. Ví dụ: bài phào chỉ PS, phào chỉ PU, phào chỉ PV
  • Liên kết nội bộ cách này nên để dạng “Xem thêm”

Cách Internal link thứ 5: Sử dụng sức mạnh của bài đã lên TOP 10 Google

  • Những bài đã nằm trong TOP 10 Google thường sẽ có traffic vào, bạn nên sử dụng nó để trỏ Internal link tới các bài ngoài TOP 10 muốn đẩy vào TOP
  • Thường để dạng “Xem thêm” nếu khác chủ đề, và chèn trong “Bài viết” nếu cùng chủ đề

Cách Internal link thứ 6: Sử dụng Google để tìm Internal link

  • Lên Google gõ: site:domaincuaminh.com “từ khóa cần Internal link”. Ví dụ: site:thuongdo.com “vận chuyển hàng trung quốc”

Lưu ý khi đi internal link

  • Nên đặt Internal link tại vị trí giúp người dùng đi tới nơi họ muốn nhanh chóng và dễ dàng nhất 
  • Các trang có nhiều Internal link trỏ về nhất là những trang mạnh nhất
  • Các Internal link càng đặt gần phần đầu bài viết càng tốt

Các dạng link có thể đi liên kết nội bộ:

  • Full title dạng xem thêm ở dưới đoạn liên quan hoặc bài viết liên quan đầu trang
  • Từ khóa (từ khóa chính + từ khóa phụ + từ đồng nghĩa) nằm trong đoạn nội dung của bài viết
  • Cuối bài: từ khóa thương hiệu, từ khóa + thương hiệu

 

Các mô hình đi internal link phổ biến hiện nay

Đi link nội bộ theo mô hình link wheel: mô hình này sẽ internal link tới nhiều bài viết liên quan và có lợi khi website SEO nhiều từ khóa khác nhau.

Ưu điểm: website cần SEO nhiều từ khóa, sức mạnh được truyền ra nhiều trang con

Nhược điểm: tốn nhiều thời gian cho SEO từ khóa, vì dẫn link đến nhiều trang con và sức mạnh truyền sang nhiều trang.

Đi link nội bộ theo mô hình link wheel

Đi link nội bộ theo mô hình link wheel

 

Đi link nội bộ theo mô hình đi link silo: mô hình này chia nội dung website thành các thư mục riêng biệt. Cấu trúc này giúp Google dễ hiểu cấu trúc website và nội dung của website bạn hơn.

Cách đi internal link này giúp Google dễ thu thập thông tin, người dùng dễ hiểu cấu trúc website và doanh nghiệp cung cấp sản phẩm nào.

Đi link nội bộ theo mô hình link Silo

Đi link nội bộ theo mô hình link Silo

Có thể bạn quan tâm: Cấu trúc Silo tốt nhất cho việc SEO website

Các lỗi phổ biến thường gặp của internal link

  • Đặt quá nhiều internal link trên trang web: Bạn nên đặt internal link 1 cách tự nhiên phù hợp với trải nghiệm người dùng, không nên đặt link một cách nhồi nhét. Google không đưa ra bất kỳ quy định về số lượng internal link giới hạn, nhưng Google rất ưu tiên nội dung tự nhiên, hướng đến trải nghiệm người dùng. Từ đó, bạn có thể hiểu Google không thích sự nhồi nhét liên kết cũng như SEO quá đà.
  • Liên kết chứa url không chính xác khiến Google không thể thu thập được thông tin: ngoài đa dạng anchor text và không gây khó chịu cho người dùng, thì bạn cũng nên kiểm tra lại tránh link nội bộ tránh lỗi url không chính xác.
  • Đặt thuộc tính nofollow trong liên kết nội bộ: Liên kết nội bộ bạn nên để DoFollow, vì đương nhiên khi bạn internal link đến một trang khác thì bạn sẽ muốn Google đi theo link đó thu thập dữ liệu trang trỏ đến. Vì nofollow sẽ ngăn chặn công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang web, bạn chú ý để internal link là Dofollow nhé.