Bài viết được cập nhật ngày 21/06/2024
Để tăng thứ hạng website, các người quản trị website gần như bắt buộc phải sử dụng kỹ thuật SEO. Kỹ thuật này được chia làm hai hướng tác động là tối ưu SEO Onpage và tối ưu SEO Offpage. Có trường hợp SEO Offpage được nhiều người chú trọng hơn SEO Onpage. Tuy nhiên, đây là xu hướng hoàn toàn sai lầm. Đó là vì SEO Onpage có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rank của trang web. Trong đó, nổi bật nhất là cấu trúc website, đặc biệt là loại cấu trúc Silo.
Nội dung bài viết
Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc Silo, còn được gọi là cấu trúc phân tầng, là một trong các kiểu cấu trúc website. Cấu trúc này được rất nhiều website áp dụng vì nó tương đối đơn giản để thiết lập và người dùng sẽ dễ dàng hình dung được cấu trúc website khi truy cập vào.
Mô hình cấu trúc này được lấy ý tưởng từ cách phân cấp trong sơ đồ tư duy (mindmap). Từ một chủ đề hay từ khóa khái quát, người quản trị website sẽ thiết lập chủ đề hoặc từ khóa cụ thể hơn. Đồng thời, chúng phải có mối liên hệ với nhau về một khía cạnh nào đó. Theo thông tin trên, mỗi lần thiết lập sẽ được quy ra thành 1 tầng. Vì vậy, kiểu cấu trúc này mới được đặt tên là Silo, nghĩa là tầng.
Ví dụ về cấu trúc phân tầng
Để giúp bạn hình dung trực quan hơn, chúng tôi sẽ lấy một ví dụ minh họa về kiểu cấu trúc này. Giả sử, người quản trị website chọn từ khóa tổng quát cho website là “thiết bị điện tử”. Khi đó, các từ khóa bổ sung cho từ “Thiết bị điện tử” là “Laptop”, “Điện thoại di động”, “Máy tính bảng”, “Phụ kiện”,… Với mỗi từ khóa, bạn có thể phát triển chi tiết hơn như sau:
- Laptop: Laptop Dell, Laptop Asus, Laptop Lenovo,…
- Điện thoại di động: Điện thoại SamSung, Iphone, điện thoại Oppo,…
- Máy tính bảng: Máy tính bảng Samsung, iPad, máy tính bảng Xiaomi,…
- Phụ kiện: Tai nghe, ốp lưng, sạc, sạc dự phòng, dây cáp,…
Với mỗi từ khóa cụ thể như “Laptop Dell”, người quản trị website có thể phát triển thêm nhiều từ khóa như “Dell Gaming”, “Dell Vostro”, “Dell Inspiron”,… Theo ví dụ trên, “Thiết bị điện tử” được xem là tầng 1. Còn “laptop”, “Laptop Dell” và “Dell Gaming” lần lượt là tầng 2, 3 và 4.
Phân loại cấu trúc Silo
Hiện nay, có hai cách để Silo hóa một website. Với cấu trúc Silo của mỗi cách, các SEOer sẽ gọi với cái tên khác nhau. Chúng là Silo vật lý và Silo ảo. Nhiều người quan niệm rằng hai loại cấu trúc này đối lập với nhau. Tuy nhiên, thực chất chúng lại có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc cải thiện hiệu quả SEO của website.
Silo vật lý
Silo vật lý là kiểu Silo được tạo thành từ việc phân lập các trang trong website thành các thư mục. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của kiểu cấu trúc này là phần URL. Nếu đường dẫn có kiểu cấu trúc www.tenmien/tang1/tang2/ thì đây là dạng cấu trúc vật lý. Ngoài ra, đối với những trang được phân ra thành tang3, tang4 hay tang5 thì vẫn được xem là dạng cấu trúc Silo vật lý.
Trong đó, mỗi trang đích đều chỉ có liên hệ dạng đường thẳng và không có liên kết đến các trang khác. Đồng thời, giao diện của website sử dụng dạng Silo này cũng được phân ra thành các thư mục riêng.
Kiểu Silo này có thể khiến người dùng đi sâu vào website hơn. Theo đó, ở những trang của tang1, người quản trị website có thể khai thác thông tin của người dùng. Khi đó, tang1 sẽ chứa những từ khóa trọng điểm liên quan và giải đáp cho từ khóa của tang1. Điều này sẽ kích thích người xem tìm hiểu và đi sâu vào trong website hơn.
Silo ảo
Silo ảo là kiểu Silo được tạo thành dựa trên việc liên kết các trang bằng đường dẫn. Theo đó, người quản trị website sẽ sử dụng Internal link để thiết lập mối liên hệ giữa các trang này. Những website chỉ sử dụng Silo ảo sẽ có đặc điểm là không cần phân cấp thư mục. Dựa vào đó, bạn sẽ thấy các URL của mỗi trang đều có dạng www.tenmien/tang1/. Điều này có nghĩa là mỗi trang đều sẽ gắn trực tiếp đến trang gốc.
Để phân biệt được chủ đề, các trang sẽ được gắn một số link trong nội dung. Những link này sẽ kết nối với các chủ đề khái quát hơn để tạo nên cấu trúc phân tầng. Không chỉ vậy, vài link trong số đó sẽ liên kết với những trang cùng cấp. Ví dụ, nội dung của trang Laptop Dell có thể liên kết với trang Laptop Asus hay Laptop Lenovo.
Tác dụng của cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo có rất nhiều tác dụng ưu việt đối với website. Trong đó, mỗi loại Silo đều sẽ mang đến hiệu quả SEO khác nhau cho website. Mặc dù vậy, hiệu quả này mang tính bổ trợ với nhau. Do đó, chúng tôi sẽ giới thiệu chung về tác dụng của cấu trúc phân tầng nói chung.
Cải thiện UX
Tác dụng đầu tiên của cấu trúc Silo mang lại chính là cải thiện UX tối ưu. Theo đó, cấu trúc này giúp người dùng có thể nhận diện được mức độ liên quan của các từ khóa với nhau. Không chỉ vậy, họ cũng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin mình cần hơn. Từ đó, website có thể giữ chân người dùng lâu hơn.
Bên cạnh đó, sử dụng Silo sẽ kích thích người dùng đi sâu vào website hơn. Khi đó, website sẽ cung cấp cho họ hàng loạt thông tin có giá trị và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm. Vì vậy, cấu trúc phân tầng sẽ cải thiện được trải nghiệm của người dùng một cách tối ưu.
Tạo mối liên hệ giữa các từ khóa
Tạo mối liên hệ với các từ khóa là tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến con bot Google. Công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào mối liên hệ này để xếp hạng cho các trang web. Những trang thể hiện rõ ràng được mối liên hệ này sẽ có thể cải thiện thứ hạng của trang đó.
Đi Internal link dễ dàng
Đây là tác dụng khi kết hợp giữa cấu trúc Silo ảo và Silo vật lý. Theo đó, cấu trúc vật lý sẽ tạo ra một khung xương cho website bằng các thư mục. Khi đó, người quản trị website sẽ đi link cho những trang con trong mỗi thư mục đó. Việc đi Internal link này sẽ dễ dàng hơn so với việc đi link của các trang độc lập không có mối liên hệ. Đồng thời, quá trình đi link cũng sẽ tác động đến hiệu quả SEO của website.
5 bước tạo cấu trúc Silo cho website
Như đã đề cập, cấu trúc Silo mang lại nhiều tác dụng cho website. Vì vậy, các người quản trị website nên ưu tiên áp dụng cấu trúc này cho web của mình. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu 5 bước đơn giản nhất để thiết lập Silo cho trang web như sau:.
Bước 1: Xác định chủ đề chính của website
Đây là công việc quan trọng nhất khi thiết lập cấu trúc Silo. Chủ đề chính của website cũng chính là từ khóa chính của website đó. Người quản trị website nên chọn những từ khái quát để có thể khai thác được nhiều thông tin.
Khi lựa chọn từ khóa, người quản trị website cũng cần phải chú ý đến các đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, bạn nên xem xét các website có cùng chủ đề chính với mình. Từ đó, bạn có thể tham khảo về cách mà họ tối ưu cho cấu trúc phân tầng của mình.
Bước 2: Thiết lập sơ đồ phân tầng cho website
Tại bước này, người quản trị website cần phải vạch ra những từ khóa phụ xoay quanh từ khóa chính. Đầu tiên, bạn vẫn nên tham khảo cách mà đối thủ vạch từ khóa phụ. Việc này giúp người quản trị website không bỏ sót khía cạnh quan trọng nào của từ khóa. Tiếp theo, bạn cần khai thác thêm các khía cạnh khác của chủ đề. Đây là những từ khóa tiềm năng giúp website bạn có thể cạnh tranh tốt hơn.
Bước 3: Triển khai cấu trúc Silo vật lý
Để triển khai cấu trúc vật lý, người quản trị website cần phải tác động vào sơ đồ và file HTML của website. Khi đó, bạn cần phân ra những thư mục (là những từ khóa phụ) và thiết lập mối liên hệ đến những từ khóa chi tiết hơn. Điều này cần bắt đầu với việc thiết lập cấu trúc URL cho từng tầng của trang. Với cấu trúc 3 tầng, bạn nên dùng dạng URL www.tenmien/tu-khoa-phu/tu-khoa-chi-tiet/.
Bước 4: Thiết lập cấu trúc Silo ảo
Theo thông tin từ nội dung bên trên, cấu trúc Silo ảo và Silo vật lý không đối lập mà có thể bổ trợ lẫn nhau. Việc lồng ghép Silo ảo vào Silo vật lý sẽ giúp website trở nên thân thiện với con bot hơn. Từ đó, thứ hạng của bài viết sẽ được cải thiện đáng kể.
Để thiết lập cấu trúc này, người quản trị website cần phải triển khai content cho từ khóa chi tiết. Sau khi đã hoàn thành bước triển khai, bạn cần bắt đầu đi link cho bài viết. Theo đó, những link này sẽ được gán vào những từ hoặc cụm từ có liên quan đến bài viết của trang đích. Điều này sẽ đảm bảo link được gắn không bị đánh dấu là spam và có thể mang lại hiệu quả SEO cho trang web.
Bước 5: Tạo nội dung bao quát với các từ khóa
Sau khi đã thiết lập cấu trúc phân tầng vật lý và phân tầng ảo cho ít nhất 2 bài viết, người quản trị website cần lặp lại các bước trên với ít nhất 4 bài viết cho mỗi từ khóa phụ. Việc này sẽ thể hiện với con bot Google rằng từ khóa phụ này là một chủ đề riêng biệt bổ sung cho từ khóa chính của website.
Sau khi đã triển khai bài viết cho tất cả từ khóa phụ, bạn cần bắt đầu tối ưu cho tổng thể nội dung cho website. Khi đó, bạn cần tích cực viết và đăng những nội dung chất lượng bổ sung cho các từ khóa phụ. Số lượng bài nên nhiều hơn hoặc ít nhất là ngang bằng với các đối thủ. Việc đăng bài này nên rải đều ra các ngày để tạo tần suất lên bài cố định cho website.
Thông qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu về cấu trúc Silo và cách để thiết lập cấu trúc này. Cấu trúc phân tầng mang lại nhiều tác dụng đối với website. Do đó, hầu như các người quản trị website đều áp dụng cấu trúc này để tăng hiệu quả SEO web. Chúng tôi mong những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về công việc SEO Onpage của các SEOer và biết được cách tạo Silo hiệu quả cho trang web của mình.
Hãy để lại bình luận