4.5/5 - (11 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 21/08/2023

Cấu trúc Website là gì? Cấu trúc website gồm những phần nào? Cách tối ưu cấu trúc Website. Và tất cả những thông tin liên quan tới cấu trúc website sẽ được trình bày trong nội dung bài viết này!

Cấu trúc website khác hoàn toàn cấu trúc trang web

Cấu trúc website khác hoàn toàn cấu trúc trang web

Cấu trúc Website là gì? Cấu trúc Website có giống cấu trúc trang web không?

Mọi người thường hiểu lầm 2 thuật ngữ là cấu trúc website và cấu trúc trang web.

Trước khi tìm hiểu cấu trúc website(Website Structure) và cấu trúc trang web, bạn nên hiểu về Website là gì và trang web là gì.

Bạn hiểu đơn giản thế này, trong 1 Website chứa rất nhiều trang web. Còn trang web(Web page) là 1 trang chứa nội dung bao gồm văn bản, hình ảnh, video, bản đồ, slider,… Trang web chỉ là 1 trang nào đó nằm trong website. Ví dụ: trang web có thể là 1 trang tin tức, 1 trang danh mục(category), 1 trang sản phẩm, 1 trang đặt hàng, 1 trang thanh toán, 1 trang thông tin người dùng. Còn website có thể chứa tất cả các trang web nói trên.

Do vậy, cấu trúc website là cách sắp xếp các trang web trên website, cách liên kết các trang web với nhau bằng liên kết nội bộ (Internal link). Còn cấu trúc trang web là thành phần có trong giao diện các trang web trên website.

Lợi ích của một website có cấu trúc website tốt

Với những website có cấu trúc tốt sẽ đem lại rất nhiều lợi ích như:

  1. Trải nghiệm người dùng tốt hơn: một website có cấu trúc tốt sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm thấy các thông tin họ cần, giúp người dùng ở website lâu hơn. Đó chính là ưu điểm quan trọng nhất của một cấu trúc website tốt.
  2. Dễ dàng SEO lên TOP hơn: một website có cấu trúc tốt sẽ làm cho người dùng ở lại lâu hơn, xem nhiều trang web trên website hơn, tỷ lệ thoát website thấp hơn, từ đó website được Google đánh giá là website tốt cho người dùng. Từ đó, các từ khóa dễ dàng lên TOP Google hơn.
  3. Thu hút người dùng vào website: Những website có cấu trúc tốt sẽ hiển thị sitelink khi có người dùng tìm thông tin trên Google. Từ đó, dễ dàng thu hút người dùng click vào website.
Sitelink là những liên kết có liên quan đến trang chính của Website và được hiển thị ngay bên dưới kết quả khi thực hiện tìm kiếm trên Google.

Sitelink là những liên kết có liên quan đến trang chính của Website và được hiển thị ngay bên dưới kết quả khi thực hiện tìm kiếm trên Google.

Cấu trúc website gồm những thành phần nào?

Cấu trúc Website gồm các thành phần như trang chủ, chủ đề chính, chủ đề phụ, các bài viết/post/trang sản phẩm...

Cấu trúc Website gồm các thành phần như trang chủ, chủ đề chính, chủ đề phụ, các bài viết/post/trang sản phẩm…

Cấu trúc Website gồm các thành phần như trang chủ, chủ đề chính, chủ đề phụ, các bài viết/post/trang sản phẩm…

Lưu ý: Mỗi cấu trúc website có những thành phần khác nhau. Do vậy, những thành phần trong cấu trúc website chúng tôi trình bày trong bài viết chỉ là những thành phần cơ bản nhất mà 1 website phải có.

Ví dụ: Bạn muốn xây dựng 1 Website về các dịch vụ Marketing. Website này sẽ có 1 TRANG CHỦ(đây là trang gốc của website, khi bạn nhập URL domain trên trình duyệt sẽ vào trang này đầu tiên). Trong trang chủ có các liên kết dẫn đến các CHỦ ĐỀ CHÍNH như dịch vụ SEO, dịch vụ content, dịch vụ quảng cáo Google, dịch vụ quảng cáo Facebook, dịch vụ thiết kế ảnh, thiết kế website… Trong trang CHỦ ĐỀ CHÍNH dịch vụ SEO sẽ có các liên kết dẫn đến các CHỦ ĐỀ PHỤ như dịch vụ SEO từ khóa, dịch vụ SEO tổng thể, dịch vụ SEO Maps, dịch vụ SEO hình ảnh, dịch vụ SEO traffic…Trong trang CHỦ ĐỀ PHỤ là dịch vụ SEO tổng thể sẽ có các liên kết tới các BÀI VIẾT/POST như SEO tổng thể là gì, cách SEO tổng thể như thế nào, Ưu điểm/nhược điểm của SEO tổng thể…

Trang chủ

Trang chủ là trang gốc của website, khi bạn nhập URL domain trên trình duyệt sẽ vào trang này đầu tiên. Ví dụ trang chủ của EZ Marketing là EZMarketing.vn

Chủ đề chính

Chủ đề chính là các chủ đề quan trọng nhất, các ý tưởng chính mà bạn muốn có khi tạo Website. Ví dụ bạn muốn thiết kế 1 Website để giới thiệu về các dịch vụ Marketing thì các chủ đề chính, chính là các dịch vụ Marketing bạn muốn triển khai như dịch vụ SEO, quảng cáo, content,…

Chủ đề phụ

Chủ đề phụ là chủ đề con, chủ đề nhỏ hơn nằm trong chủ đề chính. Ví dụ Chủ đề phụ của SEO có thể là SEO tổng thể, SEO từ khóa, SEO traffic…

Các bài viết/post/trang sản phẩm

Trong mỗi chủ đề phụ sẽ có các bài viết nói về chủ đề phụ đó. Ví dụ bạn có chủ đề phụ là SEO tổng thể thì trong đó sẽ có các bài viết nói về SEO tổng thể, ví dụ như SEO tổng thể là gì, SEO tổng thể có ưu và nhược điểm gì…

Ngoài các bài viết tin tức, các Website thương mại điện tử có các bài viết về sản phẩm, ví dụ chủ đề phụ là Máy tính Dell Vostro thì các bài sản phẩm là Dell Vostro 3400, Dell Vostro 3510, Dell Vostro 5620…

Lưu ý: Một số Website không có chủ đề phụ mà chỉ có chủ đề chính sau đó trong chủ đề chính là những bài viết/post/trang sản phẩm

Để có 1 cấu trúc Website tối ưu nhất cho việc SEO hãy tham khảo Cấu trúc Silo

Cấu trúc trang web gồm những thành phần nào?

Cấu trúc trang web thông thường gồm 3 phần chính là Header, Body, Footer. Trong 3 phần đó lại chia làm các phần nhỏ hơn:

Cấu trúc trang web thông thường gồm 3 phần chính là Header, Body, Footer

Cấu trúc trang web thông thường gồm 3 phần chính là Header, Body, Footer

Cấu trúc Header Website

Header Website là những thành phần nằm ở phần đầu của Website. Mỗi một Website có thể có cấu trúc Header khác nhau.

Trong Header có thể chứa các thành phần như: Logo, tên thương hiệu, banner/slider, hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, hình ảnh hoặc câu chữ gợi đến dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, menu website, thông tin liên hệ, Ô tìm kiếm, breadcrumb

Cấu trúc Body Website

Body Website là những thành phần nằm ở phần giữa của Website. Trong Website có rất nhiều trang web có body khác nhau. Ví dụ body trang tin tức, body trang category, body trang sản phẩm, body trang đặt thàng, body trang thanh toán…

Các thành phần có thể có trong Body Website gồm: mục lục, khu vực content, sản phẩm, sidebar, danh mục những bài viết, phân trang(pagination), phần bình luận, quảng cáo, review/đánh giá, các bài viết liên quan cùng chủ đề, bài viết các chuyên mục khác,…

Cấu trúc Footer Website

Footer Website là những thành phần nằm ở phần cuối của Website, còn gọi là phần chân trang. Phần chân trang của mỗi Website sẽ có các thành phần khác nhau

Phần Footer Website có thể có các thành phần như: tên doanh nghiệp, giới thiệu về doanh nghiệp, thông tin liên hệ với doanh nghiệp, đường dẫn liên kết, biểu mẫu liên hệ, bản đồ, hộp thoại góp ý, thông tin đối tác hoặc nhà tài trợ, chú thích bản quyền, câu hỏi thường gặp, chính sách bảo mật, điều khoản dịch vụ…

 

Cách tối ưu cấu trúc trang Web và Website chuẩn SEO

Để SEO TOP Google thành công thì bạn phải tối ưu cả cấu trúc trang web và cấu trúc Website chuẩn SEO. Để tối ưu cấu trúc trang Web và Website chuẩn SEO bạn cần xem bài viết các bước tối ưu SEO Onpage.

Nếu bạn thấy bài viết về chủ đề “Cấu trúc Website” này hữu ích, hãy đánh giá 5 sao ở đầu bài viết và chia sẻ cho bạn bè, người thân của bạn!

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề “Cấu trúc Website”? Đừng ngại! Hãy để lại bình luận hoặc chat trực tiếp với EZ Marketing, chúng tôi sẽ sớm giải đáp thắc mắc cho bạn!

Nếu bạn có bất kỳ đóng góp nào cho chủ đề “Cấu trúc Website”, hãy liên hệ với EZ Marketing để chúng tôi có thể hoàn thiện tốt nhất bài viết về chủ đề này! Mọi đóng góp của bạn đều rất quý giá đối với chúng tôi!