4.7/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 17/07/2023

Pagination là một trong những hoạt động tối ưu UX nhằm mục đích mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Phương pháp phân trang này đang được rất nhiều nhà quản trị web áp dụng vì mang đến nhiều lợi ích ưu việt. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu rõ Pagination là gì và vai trò của phân trang trên website chưa? Nếu chưa thì đừng vội lướt qua bài viết này nhé, EZ Marketing sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây. 

Pagination là gì? 

Pagination là phân trang. Pagination cần dùng khi không thể hiện được đầy đủ nội dung trên 1 Trang web, thì bạn cần phân nhỏ nội dung thành nhiều trang

Pagination là phân trang. Pagination cần dùng khi không thể hiện được đầy đủ nội dung trên 1 Trang web, thì bạn cần phân nhỏ nội dung thành nhiều trang

Pagination là phân trang. Pagination cần dùng khi không hiển thị được tất cả các nội dung trên 1 Trang web, thì bạn cần phân nhỏ nội dung thành nhiều trang. 

Phân trang sử dụng phổ biến cho các website bán hàng, tin tức, blog… vì không thể đăng tất cả các sản phẩm/bài viết trong 1 trang duy nhất, nên phải chia các sản phẩm/bài viết thành nhiều Page để khách hàng dễ đọc và tìm kiếm các sản phẩm/bài viết tương tự.

Về mặt kỹ thuật, Pagination là việc dùng rel = “next” và rel = “prev” để tạo kết nối nhiều trang có nội dung tương tự nhau trên 1 website. 

Ví dụ: Các công cụ tìm kiếm như Google là ví dụ điển hình cho việc sử dụng Pagination. Trong bảng kết quả được trả về, danh sách tìm kiếm sẽ được hiển thị thành nhiều trang khác nhau. 

Google là ví dụ điển hình cho việc sử dụng Pagination

Google là ví dụ điển hình cho việc sử dụng Pagination

Ví dụ phân trang của EZ Marketing:

Ví dụ phân trang của EZ Marketing

Ví dụ phân trang của EZ Marketing

Lý do nên triển khai Pagination là gì? 

Lý do nên triển khai Pagination

Lý do nên triển khai Pagination

Khi nội dung dữ liệu quá lớn và không thể trình bày chúng trong duy nhất 1 trang, thì lúc này rất cần dùng Pagination. Bên cạnh đó, vẫn có 2 lý do khác để nhà quản trị web sử dụng Pagination: 

Tăng trải nghiệm người dùng 

Với quá nhiều nội dung trong 1 trang web, sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá tải, rối mắt. Việc sử dụng Pagination là phương pháp tối ưu nhất để chia nhỏ thông tin ra từng phần. Khi đó, các quản trị web sẽ thuận tiện trong việc quản lý nội dung, đồng thời cũng giúp người dùng tìm kiếm nhanh và dễ dàng thông tin hơn. 

Ví dụ: Với những website thương mại điện tử, nếu chỉ trên 1 trang thì không thể chứa được tất cả sản phẩm trong 1 danh mục, do đó cần sử dụng Phân trang. Phân trang giúp chia các sản phẩm trong cùng 1 danh mục thành nhiều trang, đồng thời giúp người dùng dễ đọc và tìm kiếm sản phẩm.

Thuận tiện trong việc điều hướng người dùng

Ngay cả khi website không thiết lập CTA(Call to action), Pagination vẫn có thể hỗ trợ điều hướng người dùng. 

Khi người dùng đọc hết 1 trang và muốn xem trang tiếp theo, phần nào cho thấy rằng họ muốn xem nhiều kết quả hơn nữa về chủ đề đang xem. Không chỉ vậy, việc đánh số trang còn giúp nhận biết được quy mô của chủ đề đó. Một chủ đề thông tin phong phú và đa dạng thường sẽ hấp dẫn người xem hơn nhiều so với bình thường. 

4 lỗi thường gặp khi sử dụng Pagination làm ảnh hưởng đến quá trình SEO 

Khi tìm hiểu sâu vào chủ đề này, hẳn bạn cũng từng nghe nói việc phân trang có thể gây hại cho SEO. Nhưng thực tế, những trường hợp bị phạt là do thực hiện không đúng kỹ thuật. Hãy cùng chúng tôi xem xét những lỗi thường mắc phải khi sử dụng Pagination bạn nhé! 

4 lỗi thường gặp khi sử dụng Pagination làm ảnh hưởng đến quá trình SEO 

4 lỗi thường gặp khi sử dụng Pagination làm ảnh hưởng đến quá trình SEO

Nội dung bị trùng lặp

Đây là lỗi thường gặp khi bạn phân trang không đúng cách. 

Ví dụ như không dùng thẻ “rel=canonical” ở trang “view all” và các trang khác được Pagination. Hoặc nếu bạn tạo thêm một trang khác bằng trang gốc của mình cũng sẽ bị đánh dấu là trùng lặp nội dung. Chính vì thế, nhà quản trị cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả. 

Trong thực tế, nếu bạn thực hiện phân trang đúng kỹ thuật thậm chí dù cho tiêu đề hoặc Meta có giống nhau thì nội dung trang vẫn được nhận diện là khác biệt. Đây là cách giúp hạn chế bị đánh lỗi trùng lặp. 

Thin Content (Nội dung mỏng)

Mỗi khi thực hiện Pagination thì nội dung trên trang đó sẽ mỏng đi và chia nhỏ giá trị của 1 trang cho nhiều trang khác nhau. Google cũng có thể hiểu nội dung đó sơ sài và thông tin mang ít giá trị cho người dùng.

Tuy nhiên, bạn đừng lo! Hãy nhớ Google luôn muốn mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng cơ mà! 

Vậy nếu mục đích Phân trang của bạn là giúp người dùng dễ xem và tìm kiếm sản phẩm/nội dung thì Phân trang được Google đánh giá rất tốt. Còn nếu bạn Phân trang với mục đích tăng số lần xem trang của người đọc(tăng lượt xem trang cho website) thì Pagination hoàn toàn mang lại điều tiêu cực với website bạn.

Pagination làm ảnh hưởng đến ngân sách thu thập dữ liệu của website đối với Google

Phân trang sẽ cho phép con bot của Google thu thập thông tin từ những trang được Phân trang, tức là thu thập nhiều trang hơn lúc trước khi Phân trang. Việc này đôi lúc sẽ khiến website bạn chậm index hơn, vì mỗi website Google có giới hạn nhất định(ngân sách) thu thập dữ liệu. Do đó, nếu phân trang quá nhiều, Google sẽ phải index nhiều trang hơn trước, index cả những trang mới được Phân trang.

Mẹo để không bị ảnh hưởng đến ngân sách thu thập dữ liệu là bạn nên thiết lập quá trình xử lý thông số phân trang của Google Search Console thành “không thu thập thông tin”. Hoặc cũng có thể cài đặt chế độ robot.txt tự động. 

Làm tín hiệu xếp hạng bị yếu đi

Pagination thường khiến cho tín hiệu xếp hạng bị suy giảm, cụ thể là backlink

Nếu website khác gắn link trỏ về website của bạn thì có nghĩa rằng website của bạn được 1 phiếu bầu tín nhiệm, được giá trị truyền về từ website đó. Thế nhưng, khi sử dụng Phân trang thì giá trị đó sẽ bị chia đều cho tất cả các trang trên website. Nên càng nhiều trang thì giá trị mỗi trang nhận được từ Backlink trỏ đến sẽ giảm đi, có thể gọi đó là “giá trị bị giảm đi” so với lúc trước Phân trang.

9 mẹo phân trang web nhanh chóng và hiệu quả ít người biết đến 

9 mẹo phân trang web nhanh chóng và hiệu quả ít người biết đến 

9 mẹo phân trang web nhanh chóng và hiệu quả ít người biết đến

Nội dung phân trang phải là duy nhất và có sự liên quan với nhau

Robot của Google luôn đánh giá cao những trang web được phân trang sở hữu nội dung đa dạng, chuẩn unique và mang lại giá trị cho người đọc. 

Chính vì vậy, với vai trò là nhà quản trị bạn cần nhớ rằng dù có phân trang bao nhiêu lần mà mắc phải lỗi trùng lặp nội dung thì chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả cao. Cụ thể, ngay cả những sản phẩm tương tự nhau cùng 1 danh  mục sản phẩm, thì phần mô tả từng sản phẩm cũng cần khác nhau.

Kiểm tra Pagination đang có trên trang web

Có thể kiểm tra chức năng Pagination trên website thông qua nhiều công cụ có sẵn như Google Index hoặc bằng tổ hợp phím “CTRL+F” và nhập “canonical”. Mục đích của hành động này là để kiểm tra độ trùng lặp của các trang đã được phân. 

Nếu trang web của bạn có thực hiện Pagination thì việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện được những vấn đề đang tồn tại. Đây là cơ sở để đề ra những phương pháp giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả phân trang. 

Dựa trên mức độ ưu tiên để sắp xếp các mục 

Khi thực hiện Pagination, bạn cần sắp xếp các mục theo thứ tự ưu tiên (từ nội dung được tìm kiếm phổ biến nhất đến nội dung ít được tim kiếm hơn). Bởi sẽ có những chủ đề hoặc nội dung được người dùng tìm kiếm thường xuyên. Việc này giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung phù hợp đồng thời có thể trỏ về trang đích. 

Xây dựng một “chiến lược từ khóa” là cách giúp bạn tránh trường hợp “từ khóa ăn thịt lẫn nhau” khi phân trang

Xây dựng một “chiến lược từ khóa” là cách giúp bạn tránh trường hợp “từ khóa ăn thịt lẫn nhau” khi phân trang

Xây dựng một “chiến lược từ khóa” là cách giúp bạn tránh trường hợp “từ khóa ăn thịt lẫn nhau” khi phân trang

Xây dựng một “chiến lược từ khóa” là cách giúp bạn tránh trường hợp “từ khóa ăn thịt lẫn nhau” khi phân trang. Một chiến lược thông minh sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả phân trang mà website đạt được. 

Gợi ý cho bạn là hãy dùng thêm những từ khóa phụ khác nhau, có liên quan đến từ khóa chính. Điều này vừa giúp trang web hạn chế cạnh tranh lẫn nhau vừa không bị tụt hạng trên kết quả tìm kiếm của Google.  

Sử dụng thẻ rel = canonical

Sử dụng thẻ rel = canonical

Sử dụng thẻ rel = canonical

Kết hợp với kỹ thuật phân trang, bạn nên áp dụng kỹ thuật liên kết nội bộ (Internal Link) thì sẽ càng tăng cao giá trị của Pagination hơn. Bạn có thể bổ sung thẻ rel = canonical vào URL theo cấu trúc sau: <link rel = “canonical” href = “https://yoursite.com/products/view-all.html”>. 

Lợi ích của thẻ này là giúp Google nhận biết những trang đã được phân chứ không phải là trùng lặp nội dung. 

Dùng URL Parameter đối với những trang được phân 

URL Parameter hay chuỗi truy vấn là một kỹ thuật nhằm để báo hiệu cho Google biết cần thu thập dữ liệu trên trang của bạn. Kỹ thuật này sẽ giúp cho website của bạn được đánh giá cao dù các URL có nội dung tương tự nhau. 

Thành thạo cấu trúc liên kết 

Để xếp hạng website không bị ảnh hưởng xấu do Pagination, nhà quản trị cần nắm rõ cấu trúc liên kết cũng như xác định chính xác số trang nên được phân. Hãy lưu ý rằng, đừng tạo thêm nhiều liên kết quá sâu và cắt giảm lượng link dẫn từ trang đích đến trang được phân cụ thể. Bên cạnh đó, việc chú trọng nội dung và từ khóa cũng rất quan trọng trong việc làm loãng tín hiệu xếp hạng như đã vừa đề cập ở trên. 

Thiết kế các trang thực hiện Pagination theo đúng tiêu chuẩn 

Khi tiến hành Pagination, bạn cần đảm bảo về cấu trúc website để quá trình phân trang mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên điều này vẫn có một số nhược điểm nhất định vì không phải phân trang nào cũng được Google Index và còn nằm sâu bên trong cấu trúc liên kết. 

Liên tục cải thiện điều hướng nhiều chiều

Đây là một loại kỹ thuật điều hướng nhiều chiều bằng cách thêm bộ lọc vào website để người dùng có thể tùy chọn vào những trang được phân. Dựa trên những thông số thực tế, Facet Navigation sẽ tạo ra các URL mới để robot của Google tiến hành thu thập thông tin và index. 

Nhược điểm của phương pháp này là dễ dẫn đến trùng lặp nội dung. Chính vì thế, để trang web hoạt động hiệu quả cao nhờ Pagination, bạn cần liên tục điều chỉnh Facet Navigation để không ngừng hoàn thiện hơn. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về Pagination là gì và 9 bước triển khai thuật toán phân trang đạt hiệu quả SEO nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong là qua những thông tin vừa rồi, bạn đã có thêm nhiều kiến thức để nâng cao trải nghiệm người dùng đối với website của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây, EZ Marketing sẽ nhanh chóng hỗ trợ giải đáp một cách nhanh nhất.