4.7/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 15/07/2023

Canonical không quá quan trọng trong SEO nhưng đối với một số trường hợp thì không thể thiếu thẻ này! Vậy thẻ Canonical là gì? Và những trường hợp nào phải dùng thẻ Canonical? Tất cả những vấn đề liên quan tới Canonical sẽ được EZ Marketing trình bày trong nội dung bài viết này!

Canonical là gì?

Canonical là gì?

Canonical là gì?

Canonical là một thẻ HTML, nó được sử dụng để khai báo URL gốc của 1 trang web trong trường hợp có nhiều trang web trên website có nội dung trùng lặp, duplicate. Từ đó, công cụ tìm kiếm biết đâu là URL gốc và không đánh giá là website có nhiều trang trùng lặp nội dung.

Ví dụ trong trường hợp website của bạn sử dụng phân trang(pagination), và khi đó các trang phân trang đều có title, meta description giống nhau, gây ra tình trạng trùng lặp nội dung, để xử lý tình trạng này bạn phải thêm thẻ canonical vào tất cả các trang phân trang đó để công cụ tìm kiếm biết đâu là URL gốc.

Ví dụ cụ thể trên website của EZ Marketing, chuyên mục “kiến thức” đang sử dụng phân trang với:

  • URL gốc là: https://ezmarketing.vn/kien-thuc/
  • Các trang phân trang là: https://ezmarketing.vn/kien-thuc/page/2/, https://ezmarketing.vn/kien-thuc/page/3/, https://ezmarketing.vn/kien-thuc/page/4/

Khi này cả trang gốc và các trang phân trang đều có cùng title và meta description, do vậy sẽ bị các công cụ tìm kiếm đánh dấu là trùng lặp nội dung giữa các trang. Do vậy, để xử lý tình trạng này thì trong cả URL gốc và các trang phân trang, bạn đều phải đặt thẻ <link rel=”canonical” href=”https://ezmarketing.vn/kien-thuc/” />. Thẻ này sẽ khai báo cho tất cả các công cụ tìm kiếm biết URL gốc là https://ezmarketing.vn/kien-thuc/, còn các trang còn lại đều là trang phụ, như vậy thì các công cụ tìm kiếm không đánh giá các trang web phân trang của bạn bị trùng lặp nội dung với trang gốc.

Cấu trúc thẻ Canonical đúng chuẩn và ý nghĩa từng phần trong thẻ Canonical

Dưới đây là 1 thẻ Canonical mà EZ Marketing đang dùng cho danh mục(category) “Kiến thức”:

<link rel=”canonical” href=”https://ezmarketing.vn/kien-thuc/” />

Bạn sẽ thấy cấu trúc của 1 thẻ Canonical gồm 2 phần:

  1. link rel=”canonical”:  mục này khai báo rằng link(liên kết) trong thẻ này là URL gốc
  2. href=”https://ezmarketing.vn/kien-thuc/”: và đây là URL gốc

Cách kiểm tra xem trang web có sử dụng thẻ Canonical không

Hiện nay, có 2 cách phổ biến để kiểm tra xem trang web có thẻ Canonical hay chưa, đó là sử dụng công cụ SEOQuake và tổ hợp phím Ctrl + U:

Sử dụng SEOQuake

Trước khi kiểm tra thì bạn cần cài Addon SEOQuake trên Chrome. Sau đó bạn Truy cập vào trang web cần kiểm tra xem canonical => Sau đó, click icon SEOQuake đã cài => Và Click vào DIAGNOSIS(xem ảnh dưới):

Sau đó, bạn hãy xem dòng “Canonical”, để biết trang web đã có canonical chưa(như ảnh dưới là trang web đã có canonical):

Sử dụng Ctrl + U

Bạn vào trang web cần kiểm tra, sau đó nhấn tổ hợp phím “Ctrl + U”, sau đó bạn tìm từ “canonical”, nếu thấy như hình dưới chứng tỏ trang web của bạn đã có thẻ canonical:

Trang web này đã sử dụng canonical

Trang web này đã sử dụng canonical

Đây là cách đơn giản nhất để kiểm tra xem trang web có canonical chưa, nhưng đôi khi cách này không hoạt động nếu như người quản trị website đã cài đặt plugin chống copy, chống chuột trái, chống chuột phải. Do vậy, chúng tôi không đặt cách kiểm tra thẻ canonical này ở vị trí số 1 mà là số 2.

Vai trò của các thẻ Canonical trong SEO

Khi website của bạn có nhiều trang web có nội dung giống nhau(Ví dụ phân trang, website sử dụng bộ lọc filter), thì thẻ Canonical giúp website của bạn không bị Google đánh giá là có nhiều trang web bị trùng lặp nội dung.

Những trường hợp nên sử dụng Canonical

Dưới đây là những website sử dụng canonical:

Website có phân trang(pagination)

Ví dụ website của bạn có chuyên mục tin tức, với hàng nghìn bài tin tức. Trường hợp này, bạn không thể hiển thị cả 1000 bài tin tức trên 1 trang, bạn cần phân trang. Nhưng sau khi phân trang thì các trang( lại trùng title, meta description,…với nhau. Lúc này, bạn phải sử dụng thẻ canonical khai báo URL gốc để tránh các công cụ tìm kiếm cho rằng website của bạn bị trùng lặp nội dung.

Website thương mại điện tử sử dụng bộ lọc

với các website thương mại điện tử, thường dùng các bộ lọc(filter) như bộ lọc giá, lọc nhà cung cấp, lọc địa điểm…do vậy trên URL chính sẽ sinh ra các hậu tố như URL-GOC?gia=100000-100000 hoặc URL-GOC?dia-diem=ha-noi…Như vậy bạn cần khai báo Canonical cho URL-GOC để tránh các công cụ tìm kiếm index cả các trang hậu tố URL và cho đó là các trang trùng lặp nội dung.

Website có nhiều phiên bản khác nhau

Ví dụ website bạn sử dụng cả phiên bản website, cả phiên bản di động, cả phiên bản AMP thì phải khai báo cho công cụ tìm kiếm biết, đó thực ra đều là 1 nội dung gốc, tránh công cụ tìm kiếm hiểu nhầm là các trang trùng lặp nội dung

Ví dụ bạn có 1 URL gốc là: https://ezmarketing.vn/canva-pro-mien-phi/

Các phiên bản khác có thể là https://m.ezmarketing.vn/canva-pro-mien-phi/https://ezmarketing.vn/canva-pro-mien-phi/amp

Khi này, bạn cần sử dụng thẻ canonical khai báo URL gốc.

Website có chức năng tìm kiếm

Với các website tìm kiếm thì URL gốc thường có hậu tố đằng sau, ví dụ https://ezmarketing.vn/?s=seo+la+gi

Do vậy, Google có thể hiểu nhầm URL gốc và URL có hậu tố bị trùng lặp nội dung. Do vậy, website cần cài Canonical khai báo URL gốc.

Website tự động tạo ra nhiều Category khi lưu nội dung

Ví dụ:

https://ezmarketing.vn/kien-thuc-seo/thuat-ngu-seo/

https://ezmarketing.vn/seo-onpage/thuat-ngu-seo/

https://ezmarketing.vn/seo-offpag/ethuat-ngu-seo/

Website có cả domain và subdomain có nội dung giống nhau

Ví dụ:

https://ezmarketing.vn/hoc-seo/

https://seo.ezmarketing.vn/hoc-seo/

Website có nhiều biến thể như http/https hay www/non-www

Ví dụ:

https://ezmarketing.vn/hoc-seo/

https://www.ezmarketing.vn/hoc-seo/

https://ezmarketing.vn/hoc-seo/

https://www.ezmarketing.vn/hoc-seo/

Nội dung 1 bài viết được chia làm nhiều URL với mỗi URL là 1 phần

Ví dụ:

https://ezmarketing.vn/hoc-seo-phan-1/

https://ezmarketing.vn/hoc-seo-phan-2/

https://ezmarketing.vn/hoc-seo-phan-3/

 

Cách thêm/chỉnh sửa thẻ Canonical

Trên website WordPress

Thông thường, khi sử dụng các CMS như WordPress, Joomla,…thì đa phần các CMS này đã xử lý tốt phần Canonical trên website, do vậy, bạn không cần thêm/chỉnh sửa thẻ Canonical trên website.

Nhưng nếu bạn vẫn muốn thêm hoặc chỉnh sửa Canonical trên website WordPress thì bạn cần cài plugin Yoast SEO. Sau đó vào phần bài viết(post)/danh mục(category) mà bạn muốn thêm/chỉnh sửa thẻ Canonical, kéo xuống đến phần Yoast SEO => Advanced(nâng cao) => Chèn Canonical URL(ô này bạn nhập URL gốc, ví dụ https://ezmarketing.vn/kien-thuc/):

Thêm/chỉnh sửa thẻ canonical trên website WordPress sử dụng plugin Yoast SEO

Thêm/chỉnh sửa thẻ canonical trên website WordPress sử dụng plugin Yoast SEO

Trên website code tay

Để thêm/chỉnh sửa thẻ Canonical trên website code tay thì bạn cần xác định chính xác file code chứa trang web cần thêm thẻ Canonical. Sau đó bạn chèn thẻ Canonical theo mẫu: <link rel=”canonical” href=”url-goc” /> vào trong thẻ <head> của trang web đó:

Cách thêm/chỉnh sửa thẻ Canonical trên website code tay

Cách thêm/chỉnh sửa thẻ Canonical trên website code tay

Những lỗi thường gặp khi sử dụng thẻ Canonical

Đặt thẻ canonical sai vị trí

Đặt thẻ canonical nằm sau <head> là đúng, một số người đặt thẻ canonical sau thẻ <body> hoặc ngay sau thẻ <html>

Thiết lập nhiều thẻ Canonical trên 1 trang web

Mỗi trang web chỉ được sử dụng 1 thẻ canonical duy nhất. Nếu 1 trang web có 2 thẻ canonical trở nên thì các công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua và không công nhận đó là thẻ hợp lệ.

Trang đặt thẻ Canonical không cho phép công cụ tìm kiếm index

Nếu trang web của bạn chặn các công cụ tìm kiếm index bằng thuộc tính noindex hoặc chặn index trong file robots.txt thì các công cụ tìm kiếm sẽ không thể thu thập dữ liệu, do vậy, chúng cũng không đọc được thẻ canonical trên trang web đó.

Khai báo thẻ Canonical chồng chéo

Việc gắn thẻ Canonical chồng chéo làm các công cụ tìm kiếm rối loạn và không chấp nhận các thẻ canonical này. ví dụ: gắn thẻ Canonical từ trang A sang B và ngược lại hoặc khai báo trông chéo Canonical từ trang A sang B, từ B sang C, từ C sang D.

Sử dụng URL trong thẻ Canonical dạng tương đối

Sử dụng URL trong thẻ Canonical dạng tương đối, ví dụ: <link rel=”canonical” href=”/kien-thuc/” /> là sai.

Bạn cần khai báo URL chứa đầy đủ cả tên miền và http/https, ví dụ: <link rel=”canonical” href=”https://ezmarketing.vn/kien-thuc/” />

Nếu bạn thấy bài viết về chủ đề “Canonical” này có hữu ích đối với bạn, hãy chia sẻ nó cho mọi người bằng cách nhấn vào các Icon ở phần “Chia sẻ bài viết” cuối bài viết này nhé!

Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới thẻ “Canonical”, hãy chat/bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ sớm giải đáp thắc mắc của bạn!