5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 22/06/2024

Trong quá trình làm SEO, chắc hẳn bất kỳ SEOer nào cũng từng nghe đến các khái niệm về link Dofollowlink Nofollow. Đây là những thuộc tính chính của một liên kết trỏ về Website. Mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho Pagerank cũng như độ uy tín của một Website.

Vậy giữa 2 đặc tính này có những điểm khác nhau chính nào? EZ Marketing sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Nofollow là gì? Tác dụng của liên kết nofollow đối với SEO?

Nofollow là gì? 

Nofollow là thuộc tính được gắn dưới liên kết rel= “nofollow”

Nofollow là thuộc tính được gắn dưới liên kết rel= “nofollow”

Nofollow là thuộc tính được gắn dưới liên kết rel= “nofollow”. Khi gặp link dạng nofollow, Google sẽ hiểu rằng link đó chưa chắc đã là link uy tín và người đặt link sẽ không chịu trách nhiệm về độ chính xác từ nguồn link đó, nhưng link nofollow Google có thể vẫn lập chỉ mục.

Một Website càng nhận được nhiều backlink trỏ về thì mức độ tin tưởng của Google dành cho Website đó sẽ càng cao. Đồng nghĩa với việc chỉ số xếp hạng trang cũng cao hơn.

Tuy nhiên, vì liên kết Nofollow không được Google truy cập nên chúng sẽ không ảnh hưởng đến Pagerank. 

Tác dụng của liên kết nofollow đối với SEO?

Có một số thông tin cho rằng Nofollow không ảnh hưởng gì đến kết quả SEO. Thế nhưng kết quả này thật sự sai lầm. Bạn có thể thấy, liên kết Nofollow sẽ mang đến cho quá trình SEO một số lợi ích sau:

  • Tăng khả năng truy cập của khách hàng: Khi bài viết hay các thông tin của bạn được chia sẻ rộng rãi đến với người dùng thông qua nhiều kênh truyền thông như Facebook, Youtube, Twitter…thì sẽ càng có nhiều người truy cập vào Website của bạn. Khi đó Website sẽ nhận được lượng traffic lớn hơn.
  • Tăng trải nghiệm người dùng, tăng traffic cho Website: Nếu nội dung của bạn thật sự chất lượng và hữu ích thì người dùng sẽ truy cập và chia sẻ nhiều hơn. Khi đó, Website sẽ nhận được lượng traffic khủng lồ, tăng trải nghiệm người dùng tốt hơn.
  • Tránh bị dính án phạt của Google: Thử tưởng tượng, một Website chỉ nhận toàn liên kết Dofollow thì cũng không tốt đúng không. Khi đó chúng dễ bị dính phạt lỗi Spam của Google, nhưng với Nofollow link thì không.

So sánh nofollow và dofollow

Phân biệt nofollow và dofollow

Phân biệt nofollow và dofollow

Đối với người dùng, họ chỉ truy cập vào các liên kết khi cảm thấy chúng hữu ích và thật sự thú vị. Tuy nhiên, với dân làm SEO thì việc xem xét 2 thuộc tính Dofollow và Nofollow lại có ý nghĩa khá quan trọng.

  • Dofollow: Thuộc tính cho phép Bot Google truy cập vào để Index, thông báo rằng đây là liên kết an toàn và chất lượng. Có ảnh hưởng đến Pagerank và xếp hạng của Website trên các công cụ tìm kiếm của Google.
  • Nofollow: Dù không nhận được link juice nhưng thuộc tính Nofollow cũng có ảnh hưởng đến SEO, giúp tránh bị spam liên kết và tăng traffic cho website. Đây là loại liên kết không cho phép Google truy cập, không xác định được độ an toàn và uy tín của Website trỏ về.

Về cơ bản, cả 2 thuộc tính trên đều có ảnh hưởng khá tốt đến SEO. Do đó, bạn cần sử dụng chúng thật hợp lý và thông minh.

Cách xác định 1 liên kết/link là nofollow hay dofollow

Cách xác định một liên kết là nofollow hay dofollow

Cách xác định một liên kết là nofollow hay dofollow

Link Nofollow sẽ có thêm thuộc tính rel=”nofollow” trong thẻ link <a>, còn link Dofollow sẽ không có thêm thuộc tính đó.

Ví dụ link Nofollow:

Link nofollow

Ví dụ link Dofollow:

Link Dofollow

Làm thế nào để xác định được đâu là liên kết nofollow đâu là liên kết dofollow? Thực tế, chúng ta thường kiểm tra theo 3 cách đơn giản sau:

Sử dụng View Page Source hay kiểm tra HTML trong code

Bạn thực hiện như sau:

Tại trang cần kiểm tra, nhấn chuột phải chọn View Page Source hoặc Inspect. Sau đó, nhấn tổ hợp Ctrl + F hoặc chọn Edit > Find > gõ tìm Nofollow.

Những liên kết nào ở thuộc tính Nofollow sẽ được bôi màu cam.

Hoặc bạn cũng có thể cài đặt add on “Nofollow” vào Chrome để kiểm tra xem liên kết đó ở thuộc tính nào.

Sử dụng công cụ phân tích Backlink

Một trong những công cụ đang được sử dụng rất nhiều cho công việc SEO đó chính là Ahref. 

Ban cũng có thể dùng Ahref để xác định được liên kết nào ở thuộc tính Nofollow. Bạn chỉ cần nhập tên miền vào ô tìm kiếm. Sau đó chọn Backlink. Những đường link xuất hiện ở cột Anchor and Backlink sẽ cho bạn thấy chúng là Nofollow hay Dofollow.

Bạn có thể tham khảo: Tất cả các công cụ phân tích backlink tốt nhất hiện nay

Sử dụng các công cụ mở rộng trên trình duyệt

Bên cạnh 2 cách thường dùng trên thì bạn cũng có thể kiểm tra thuộc tính của các liên kết trỏ về bằng các công cụ mở rộng SEO trên trình duyệt.

Đó thường là các công cụ như: SEOqueck hay SearchStatus…

Nên sử dụng nofollow trong trường hợp nào? Những liên kết nào thường có thuộc tính nofollow?

Những liên kết nào thường có thuộc tính nofollow

Những liên kết nào thường có thuộc tính nofollow

Có thể thấy, Nofollow cũng là dạng liên kết có ảnh hưởng đến SEO. Do đó, chúng ta cần sử dụng chúng thật hợp lý và đúng trường hợp. Thông thường, dạng liên kết này sẽ sử dụng trong các trường hợp sau:

Liên kết có trả phí

Website của bạn sẽ bị Google phạt nếu không thêm thuộc tính rel = “nofollow” vào các đường link này khi đặt trên Website của bạn.

Những liên kết có trả phí thường sẽ là các đường link quảng cáo như Afffilate links hay quảng cáo cho Google Adsense…

Nội dung không đáng tin cậy

Chắc chắn, những nội dung không đáng tin cậy đôi khi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Website của bạn. Có thể ảnh hưởng đến Pagerank, độ tin cậy cũng như kéo điểm uy tín của Website xuống.

Vì thế, tốt nhất bạn nên đặt thẻ rel = “nofollow” cho những Website này. Bạn có thể xác định bằng cách dựa vào những bình luận trên bài viết của bạn hoặc họ dẫn link về Website bạn khi thảo luận trên các diễn đàn…

Ưu tiên thu thập dữ liệu của Google Bot

Việc đặt thẻ Nofollow giúp Google Bot ưu tiên thu thập dữ liệu cho những bài viết quan trọng của bạn.

Chẳng hạn, Website bạn đang có 20 bài viết quan trọng và 10 bài viết không quan trọng. Khi đặt thẻ rel = “nofollow” vào những internal link của 10 bài viết không quan trọng thì Google Bot sẽ biết rằng đây là những nội dung không cần thiết nên chúng sẽ tập trung thu thập dữ liệu của 20 bài viết kia.

Đây cũng là cách giúp nội dung trên Website của bạn được thu thập và index nhanh hơn.

Tránh bị Google xử phạt

Thử tưởng tượng, một Website chỉ toàn chứa những liên kết dạng Dofollow thì sẽ không tự nhiên đúng không?

Đặt thẻ Nofollow còn giúp tránh được các hình phạt của Google. Nhất là khi Website của bạn chứa những đường liên kết có trả phí, nội dung không đáng tin cậy hoặc các đường link của thông cáo báo chí.

Gắn thẻ rel = “nofollow” sẽ giúp bạn ghi điểm và tránh bị Google xử phạt.

Cách tạo link nofollow đơn giản trên Website

Cách tạo link nofollow đơn giản trên Website

Cách tạo link nofollow đơn giản trên Website

Nofollow là thuộc tính không khó sử dụng, tuy nhiên bạn cần dùng chúng thật hiệu quả để đem lại kết quả cao cho SEO.

Để tạo được link nofollow trên Website, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Viết bài Content 
  • Bước 2: Tại đoạn văn bản cần gắn link, bạn bôi đen và chọn vào biểu tượng liên kết trên thanh công cụ
  • Bước 3: Chọn ô Văn bản trên thanh công cụ để chuyển văn bản sang định dạng HTML 
  • Bước 4: Kéo xuống chỗ liên kết cần gắn thẻ, bạn thêm rel = “nofollow” vào giữa chữ a và href

Như vậy bạn đã có thể tạo được liên kết nofollow cho Website của mình. Thật đơn giản đúng không?

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuộc tính Nofollow của Website. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thực hiện SEO Website nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng quên liên kệ EZ Marketing để được hỗ trợ chi tiết hơn.