4.5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 04/12/2023

Bounce Rate là gì mà bất kỳ ai làm SEO cũng đều phải quan tâm? Những lý do gì khiến cho Bounce Rate tăng và cách khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Bounce Rate còn có nghĩa là tỷ lệ thoát trang web của bạn mà không có một tương tác nào trên trang web của bạn

Bounce Rate còn có nghĩa là tỷ lệ thoát trang web của bạn mà không có một tương tác nào trên trang web của bạn

Bounce Rate là gì?

Bounce Rate còn có nghĩa là tỷ lệ thoát trang. Khi một người dùng nào đó vào trang web của bạn, nếu họ thoát ra mà không tương tác gì trong bài viết đó(ví dụ click sang bài viết khác, click nút đặt hàng…) thì được tính là một lượt thoát trang. Số lượt thoát trang càng nhiều thì Bounce Rate càng tăng. Khái niệm này khá dễ hiểu nhưng ảnh hưởng của Bounce Rate là gì?

Thực tế thì đây là một trong những yếu tố mà Google dùng để đánh giá các trang web. Nếu tỷ lệ thoát trang càng thấp thì Google sẽ hiểu là trang web đó hữu ích cho người xem. Từ đó thứ hạng của trang web cũng sẽ tăng.

Ngoài ra thì Bounce Rate cũng là một chỉ số để bạn có thể đánh giá xem chất lượng trang web của mình đang như thế nào. Nếu tỷ lệ thoát trang càng thấp tức là người xem sẽ ở lại với trang web của bạn lâu hơn. Khi đó khả năng bán được hàng cũng tăng. Tùy vào yêu cầu của mỗi trang web mà Bounce Rate bao nhiêu cũng là một vấn đề. Nhưng nếu như tỷ lệ này đạt đến mức 70% thì đó là lúc bạn cần phải điều chỉnh lại website của mình.

Những lý do làm tăng Bounce Rate là gì?

Có nhiều lý do khiến cho tỷ lệ thoát trang tăng lên. Nếu tỷ lệ thoát trang trên web của bạn tăng thì ít nhất là trang web đó đã gặp 1 trong các vấn đề sau:

Trang web tải chậm

Không một ai thích phải chờ đợi, nếu trang web của bạn tải quá lâu sẽ khiến cho người xem cảm thấy rất chán. Khi đó người xem sẽ rời khỏi web để tìm đến một trang web khác khiến Bounce Rate tăng lên.

Nội dung bài viết không chất lượng

Nội dung bài viết chính là yếu tố giữ chân người xem ở lại. Khi một bài viết có nội dung chất lượng thì người xem sẽ tiếp tục muốn tìm kiếm những bài viết khác. Ngược lại, nếu bài viết sơ sài, chất lượng kém hoặc chỉ đơn giản là không đáp ứng được yêu cầu của người xem thì chắc chắn là một click thoát khỏi trang là điều sẽ xảy ra.

Trải nghiệm người dùng kém

Bên cạnh việc lưu ý chất lượng nội dung thì trải nghiệm của người dùng cũng là điều ảnh hưởng đến việc thoát trang. Nếu trang web của bạn có quá nhiều thứ khiến trải nghiệm người dùng kém thì bạn cần phải lưu ý. Ví dụ như quảng cáo quá nhiều, bố trí nội dung khó đọc, không có chức năng tương tác,…

Thiếu liên kết giữa các bài viết trong web

Đặt trường hợp bài viết hay và người dùng muốn tìm kiếm thêm một thông tin liên quan nhưng lại không biết tìm ở đâu trong web của bạn. Khi đó giải pháp đơn giản nhất chính là thoát khỏi bài viết và tìm kiếm ở web khác. Có thể bạn nghĩ là trên trang web của mình cũng có một bài viết liên quan đến vấn đề đó nhưng nếu người xem không biết đến bài viết đó thì cũng vô ích.

Trong trường hợp này thì việc gắn link liên kết sẽ giúp gợi ý cho người xem bài viết đó để níu chân họ ở lại. Đồng thời cũng tạo một hệ thống bài viết liên kết cho web. Vì vậy nếu thiếu link liên kết nội bộ giữa các bài viết trong web thì đồng nghĩa với việc khả năng thoát trang sẽ tăng lên.

Lỗi kỹ thuật

Lỗi kỹ thuật ở đây có thể là lỗi do code, lỗi do các plugin được cài đặt hoặc do các thông số khi cài đặt web. Những lỗi này không những khiến cho trang web gặp vấn đề khi tải. Mà khi một web gặp quá nhiều vấn đề về tải trang thì người dùng sẽ chẳng còn muốn vào xem nữa.

Cách làm giảm Bounce Rate

Với những thông tin trên, có lẽ bạn đã biết được Bounce Rate là gì và những nguyên nhân gây tăng tỷ lệ thoát trang. Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là cách khắc phục vấn đề này là gì? Đáp án là bạn nên kết hợp tất cả những việc làm dưới đây:

Cải thiện nội dung bài viết 

“Content is king” là khẩu hiệu của lĩnh vực marketing. Content chất lượng sẽ giúp cho người xem không chỉ ở lại web lâu mà còn tin tưởng hơn và trang web đó. Ví dụ như website của Thế giới di động. Khi nói đến những từ khóa hoặc chủ đề thiết bị công nghệ, nếu đặt link bài viết của Thế giới di động và một trang web khác thì người dùng sẽ tin tưởng vào bài của Thế giới di động hơn.

Vì vậy việc đầu tư vào nội dung bài viết được xem là nền tảng đối với các trang web. Không chỉ vậy, bạn còn cần phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới. Có như vậy mới đảm bảo thông tin mà bạn cung cấp luôn hữu ích cho người đọc.

Sử dụng link nội bộ

Như đã nói ở trên thì link nội bộ sẽ là cách để người dùng tìm kiếm những bài viết khác trong web. Bạn nên gắn link những bài, những chủ đề có liên quan để đảm bảo bất kỳ vấn đề gì người xem cần tìm đều sẽ được đề xuất.

Một gợi ý đó là bạn nên sử dụng Topic Cluster. Đây là một chiến lược xây dựng nội dung content gồm các bài có liên quan hoặc cùng một chủ đề với nhau. Với những bài này, việc gắn link sẽ tạo nên một hệ thống thông tin liền mạch, chặt chẽ. Khi đó người đọc có thể tìm được tất cả những thông tin cần thiết ở trong trang web của bạn.

Khi đặt link nội bộ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ đặt link ở những vấn đề thật sự cần thiết và liên quan.
  • Nếu sử dụng anchor text (từ để gắn link) thì bạn phải lựa chọn từ mà người dùng tìm kiếm nhiều. Đồng thời nội dung gắn link cũng phải bám sát nội dung từ đó.
  • Nếu gắn link trần thì nên để ở những vị trí hợp lý, không gây khó chịu cho người xem.
  • Xây dựng hệ thống link nội bộ logic, đảm bảo mỗi bài viết đều dẫn đến những thông tin khác.

Cắt bớt quảng cáo

Việc nhận quảng cáo cho trang web sẽ giúp mang lại thu nhập cho chủ trang. Tuy nhiên nếu quảng cáo quá nhiều sẽ khiến cho người dùng cảm thấy không thuận mắt. Nếu vào xem một bài viết để tìm kiếm thông tin mà thấy quá nhiều những quảng cáo không liên quan thì trải nghiệm của người dùng cũng sẽ giảm. Vì vậy tốt nhất là bạn nên cắt bớt quảng cáo trên trang web của mình.

Sẽ có người nghĩ là làm web để kiếm tiền, nếu cắt bớt quảng cáo thì số tiền kiếm được sẽ giảm đi. Tuy nhiên, vẫn sẽ có nhiều cách thức khác để kiếm tiền từ web mà bạn có thể áp dụng. Nhưng nếu bạn cứ giữ nhiều quảng cáo như vậy sẽ khiến cho người dùng không còn muốn đến với web của bạn nữa. Khi đó không có view, traffic giảm thì sẽ chẳng thể nào kiếm tiền được.

Đầu tư hơn vào code web

Một giao diện web đẹp với nhiều tính năng sẽ gây ấn tượng với người xem. Mà để tạo nên được những chi tiết đẹp và những tính năng tiện dụng thì code chính là nền tảng. Nào là code giao diện với html, css hoặc code tính năng với javascript, nền tảng cơ sở dữ liệu,… Khi hoàn thiện được tất cả những yếu tố này, bạn sẽ có được một trang web chất lượng cả về phần nhìn lẫn phần tương tác. Và đó là một trong những yếu tố giữ khách hàng ở lại.

Thêm tính năng để tăng khả năng tương tác

Bên cạnh việc tối ưu nội dung và giao diện, bạn cũng nên thiết kế thêm những tính năng khác để tăng tương tác với người dùng. Ví dụ như để lại bình luận, chia sẻ lên các trang mạng xã hội, nhấn vào các bài viết khác trong web, để lại thông tin liên hệ,… Khi tương tác của người dùng nhiều sẽ khiến cho trang web được Google đánh giá cao và đưa lên top.

Trên đây là những giải thích về nguyên nhân, cách khắc phục và khái niệm Bounce Rate là gì. Để làm giảm tỷ lệ này, bạn cần làm rất nhiều việc. Tuy nhiên với việc quản lý một trang web thì đây là những việc cần thiết. Vậy nên bạn hãy dành thêm thời gian nghiên cứu những phương pháp để cải thiện trang web của mình nhé.