5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 02/08/2023

E-E-A-T SEO là gì? Nó có khác biệt gì với E-A-T SEO? Tất cả sẽ được EZ Marketing giải đáp trong bài viết này!

E-E-A-T SEO là gì?

E-E-A-T SEO là gì?

E-E-A-T SEO là gì? Nó có khác biệt gì với E-A-T SEO?

E-E-A-T là các tiêu chí mà Google dùng để đánh giá xem các website có cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp cho người dùng hay không. Nó là viết tắt của 4 chữ:

  • Experience(Trải nghiệm/Kinh nghiệm)
  • Expertise(Tính chuyên môn) 
  • Authoritativeness(Tính thẩm quyền)
  • Trustworthiness(Độ tin cậy)

E-E-A-T được nâng cấp lên từ E-A-T, nó bổ sung thêm 1 chữ E(Experience) ở đầu so với E-A-T SEO.

E(Experience) là gì?

Experience(Trải nghiệm/kinh nghiệm) đây là tiêu chí đánh giá nội dung trên website(có thể là bài viết, comment, đánh giá sản phẩm…bất kỳ nội dung nào trên website) có được tạo từ một người có trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực đó hay không.

Ví dụ: người tạo ra nội dung nói sản phẩm A rất ngon thì người đó đã thực sự dùng sản phẩm A chưa, hoặc họ nói địa điểm B này rất đẹp thì họ đã thực sự ghé thăm địa điểm B chưa hoặc họ có trao đổi với người có trải nghiệm đó trước khi tạo ra nội dung đó chưa)?

Nhiều người dùng thực sự đánh giá cao nội dung được viết bởi một người có kinh nghiệm/trải nghiệm về chủ đề mà người dùng đang tìm kiếm. Ví dụ: người dùng tìm “quán ăn kem ngon tại Hà Nội” thì họ muốn tìm các trang web mà người tạo ra nội dung đã thực sự đi đến các quán kem và ăn kem ở các quán đó.

Google cũng tìm kiếm thông tin về việc ai chịu trách nhiệm về trang web và ai đã tạo nội dung trên trang đó để đánh giá E-E-A-T của những người đó.

Đối với các trang trên các website như diễn đàn và các trang MXH, mọi người có thể đăng nội dung bằng bí danh hoặc tên người dùng để tránh nhận dạng cá nhân trực tuyến. Và Google cũng sẽ lấy bí danh hoặc tên người dùng để xác định người tạo nội dung có E-E-A-T không.

Google tập trung vào việc phân biệt chủ sở hữu trang web với (những) người đóng góp nội dung, người tạo nội dung trên website đó.

Việc đưa “trải nghiệm/kinh nghiệm” vào khái niệm EAT nhất quán với nhiều cập nhật thuật toán của Google trong suốt vài năm qua, đặc biệt liên quan đến nội dung đánh giá sản phẩm của người dùng. Ví dụ về đánh giá sản phẩm của người dùng: một người đã từng sử dụng sản phẩm sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn người chưa từng sử dụng, do đó tạo ra nhiều sự tin tưởng hơn.

Đối với hầu hết các website, chất lượng của nội dung có thể được xác định bằng lượng nỗ lực, tính độc đáo và tài năng hoặc kỹ năng đã tạo ra nội dung. Google cũng ngày càng tập trung vào “tính độc nhất” của nội dung và sự hiện diện của những thông tin chi tiết không tìm thấy ở nơi nào khác.

Người tìm kiếm thông tin họ sẽ đánh giá công ty của bạn hoặc người tạo nội dung thông qua các website khác nhau để lấy thông tin về danh tiếng/độ uy tín trên website của bạn.

Google sử dụng E-E-A-T để đánh giá tổng thể Website của bạn

Google không chỉ đánh giá từng nội dung, từng trang web riêng lẻ trên website mà đánh giá tổng thể cả website của bạn:

  1. Đánh giá mục đích thực sự của cả website và website đó có tạo ra để gây hại/lừa đảo người dùng không?
  2. Đánh giá website có tạo ra với mục đích spam không
  3. Nếu website không gây hại, không lừa đảo, không spam thì Google xếp hạng chất lượng website dựa vào E-E-A-T toàn website.

E-E-A-T ảnh hưởng tới các trang nào?

Các trang chia sẻ trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày và các chủ đề YMYL có thể ảnh hưởng nhiều nhất bởi EEAT.

Trong E-E-A-T thì yếu tố nào quan trọng nhất?

“Trustworthiness(Độ tin cậy) là yếu tố quan trọng nhất trong gia đình E-E-A-T vì các website không đáng tin cậy, có EEAT thấp thì bất kể chúng có vẻ như có Kinh nghiệm, Chuyên gia hay Có thẩm quyền như thế nào thì cũng không quan trọng.”

Độ tin cậy là cơ chế mà người đánh giá xác định xem trang đó có “chính xác, trung thực, an toàn và đáng tin cậy”.

Để đánh giá Độ tin cậy thì bạn nên xem xét:

  1. Website nói gì về chính nó trong Trang Giới thiệu hoặc các trang hồ sơ khác.
  2. Người khác/website khác nói gì về website hoặc người tạo nội dung website của bạn(đánh giá hoặc tham chiếu của bên thứ ba).
  3. Bạn có cung cấp bằng chứng thực tế trên website cho thấy người tạo nội dung có thể được tin cậy (ví dụ: bằng chứng thực tế cho thấy việc họ đang làm công việc mà họ tuyên bố là chuyên gia hoặc họ có bằng cấp, họ được các truyền hình nhà nước nhắc tới, các báo lớn đưa tin).
  4. Các bài đánh giá của chính người tạo nội dung không đáng tin cậy, cũng như bài đánh giá của một người có ảnh hưởng nhưng được trả tiền để quảng bá sản phẩm cũng không đáng tin cậy.

Ví dụ về việc một website thiếu E-E-A-T

Dưới đây là một ví dụ Google đưa ra giúp bạn hiểu hơn về E-E-A-T và từ đó có thể đánh giá website của bạn đã đạt E-E-A-T chưa:

  • Thiếu Experience(Trải nghiệm/Kinh nghiệm): Người tạo nội dung thiếu kinh nghiệm/trải nghiệm, ví dụ: bài đánh giá về nhà hàng được viết bởi một người chưa bao giờ ăn ở nhà hàng đó
  • Thiếu Expertise(Tính chuyên môn): Người tạo nội dung thiếu kiến ​​thức chuyên môn đầy đủ về chủ đề họ viết, ví dụ: một bài báo về cách nhảy dù được viết bởi một người không có kiến ​​thức chuyên môn về nhảy dù
  • Thiếu Authoritativeness(Tính thẩm quyền): website hoặc người tạo nội dung không phải là website/người có thẩm quyền hoặc đáng tin cậy cho chủ đề website, ví dụ: tải xuống biểu mẫu thuế được cung cấp trên trang web nấu ăn.
  • Thiếu Trustworthiness(Độ tin cậy): Website không đáng tin cậy với mục đích của website, ví dụ: website mua sắm không có thông tin về trường hợp hoàn hàng trả tiền, cách đổi trả hàng”

Các website chèn quảng cáo có được đánh giá E-E-A-T tốt?

Google cũng chỉ ra rằng mặc dù quảng cáo là cần thiết để nhiều website kiếm tiền, nhưng “cách mà quảng cáo đóng góp vào trải nghiệm người dùng” là một yếu tố cần xem xét đối với chất lượng website. Ví dụ: website nên quảng cáo những chủ đề liên quan tới chủ đề trên website.

Cách tối ưu website của bạn theo E-E-A-T

Dưới đây là các cách bạn có thể làm để tối ưu website của bạn theo E-E-A-T:

  1. Tạo trang tác giả: trên website của bạn, bạn cần tạo cho mỗi tác giả viết bài 1 trang tác giả, trong trang này có trình bày rõ kinh nghiệm, chuyên môn, các bằng cấp, các công nhận của công đồng về tác giả đó, và các hình ảnh chứng minh những thông tin trên là sự thật kèm với đường link dẫn tới các công nhận của cộng đồng về tác giả đó. Ví dụ: website của bạn nói về Marketing và có tác giả A viết bài trên website của bạn. Bạn cần tạo trang giới thiệu tác giả A trên website, tác giả A tốt nghiệp Đại học nổi tiếng về Marketing thì bạn phải kèm theo hình ảnh bằng cấp của anh ý, tác giả A được nhiều người trong cộng đồng Marketing theo dõi, thì cần dẫn link tới cộng đồng Marketing đó và bài viết của tác giả A được yêu thích, theo dõi…
  2. Đặt link nguồn tham khảo trong bài viết: trong các bài viết trên website của bạn thì bạn nên để các link nguồn mà bạn tham khảo, các dẫn chứng thực tế tới các website nổi tiếng, có độ uy tín cao trong lĩnh vực của bạn. Ví dụ: bạn chia sẻ về lĩnh vực Marketing và trong bài có số liệu về bảng tuần hoàn SEO thì bạn có thể đưa nguồn là từ Search Engine Land(đây là một website nổi tiếng trong lĩnh vực SEO và Marketing).
  3. Khuyến khích người dùng để lại đánh giá, bình luận, chia sẻ: nếu người dùng phản hồi nội dung tốt trên website của bạn thì Google sẽ đánh giá cao website của bạn. Hoặc nếu người dùng chia sẻ bài viết của bạn trên các MXH thì website của bạn cũng tạo tín hiệu E-E-A-T tốt với Google. Để làm được điều này thì bạn phải tạo ra những lời kêu gọi hành động trên website. Ví dụ: bạn có thể tạo lời kêu gọi hành động(CTA) là “Nếu bạn thấy nội dung của chúng tôi hữu ích, hãy đánh giá 5 sao và chia sẻ nó cho bạn bè, người thân của bạn, có thể họ cũng đang cần tìm hiểu về chủ đề này”. Hoặc nếu bạn là trang bán sản phẩm thì bạn có thể tạo ra các đánh giá cho mọi người sau khi mua sản phẩm trên website của bạn. Lưu ý: bạn không nên tự tạo ra các đánh giá, bình luận, chia sẻ…vì Google sẽ biết và có thể phạt bạn vì hành vi cố tình thao túng Google.
Khuyến khích người dùng để lại đánh giá, bình luận, chia sẻ

Khuyến khích người dùng để lại đánh giá, bình luận, chia sẻ

  1. Lưu ý đến yếu tố thiết kế website: Google cũng đánh giá E-E-A-T của một website dựa trên thiết kế website. Những website có quá nhiều popup bật lên, quảng cáo nhiều trên website, bố cục kém, UX và UI kém ảnh hưởng đến Trustworthiness (Độ tin cậy) của website. Do vậy, việc tối ưu UXtối ưu UI là những công việc bạn cần làm ngay trong quá trình thiết kế website.
  2. Cần cung cấp đủ các thông tin liên hệ trên website: trên website của bạn cần có các thông tin để liên hệ với chủ sở hữu website như email, chat, số điện thoại, địa chỉ thực.
  3. Trên website cần có các trang chính sách bảo mật, các điều khoản và điều kiện hoàn hàng, điều khoản dịch vụ: đây là các trang giúp tăng độ tin cậy trên website của bạn.
  4. Cần cập nhật các nội dung cũ, các nội dung đã lỗi thời trên website: những nội dung đã lỗi thời không chỉ làm cho Google đánh giá thấp E-E-A-T trên website của bạn mà còn làm người dùng mất niềm tin vào website của bạn. Do vậy, bạn cần cập nhật thường xuyên nội dung cũ trên website của bạn. Hãy chắc chắn, bạn tạo một lịch trình cập nhật nội dung mỗi tháng một lần trên website của bạn.

Các nguồn tham khảo về E-E-A-T SEO

Dưới đây là các nguồn mà EZ Marketing đã tham khảo để viết về chủ đề E-E-A-T SEO:

https://searchengineland.com/google-doubles-up-at-e-with-updated-search-quality-raters-guidelines-e-e-a-t-390343

https://searchengineland.com/google-search-quality-rater-guidelines-changes-december-2022-390350

https://developers.google.com/search/blog/2022/12/google-raters-guidelines-e-e-a-t

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề E-E-A-T SEO, bạn hãy chat trực tiếp hoặc để lại bình luận dưới bài viết này, EZ Marketing sẽ sớm giải đáp thắc mắc cho bạn!