Bài viết được cập nhật ngày 11/09/2023
Footprint đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp Google đánh giá chất lượng website của bạn. Vậy chính xác thì Footprint là gì và nên biết gì về nó khi làm SEO? Bạn sẽ có ngay được câu trả lời qua những chia sẻ sau đây của EZ Marketing.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về Footprint là gì?
Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng Footprint sẽ khiến các trang web trong cùng hệ thống bị phạt, hoặc bị Google đánh tụt thứ hạng trong cùng lúc. Điều này khiến các SEOer lo lắng và tìm cách để tránh gặp phải Footprint. Thế nhưng, nhiều người không thực sự hiểu rõ về Footprint là gì, làm cách nào để tận dụng nó một cách đúng đắn để tăng thứ hạng website.
Footprint được gọi là “Thuật toán dấu chân” và được phát triển bởi chính Google. Nhiệm vụ của Footprint là phát hiện ra các website của cùng 1 thương hiệu doanh nghiệp đều muốn lọt vào TOP của công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ khiến cho sự sắp xếp thứ hạng của Google bị sai lệch và không đáp ứng tốt những nội dung tìm kiếm theo mong muốn của người dùng.
Có thể hình dung một cách đơn giản Footprint như thế này: Khi bạn bước trên cát, chắc chắn rằng sẽ có dấu chân lưu lại để người khác biết bạn đã từng đi đến đây. Tương tự trong quá trình SEO, khi bạn thực hiện điều gì đó quá nhiều lần thì Google sẽ phát hiện ra được. Đây là dấu hiệu cảnh báo cho Google biết rằng, bạn đang cố tình thực hiện điều gì đó quá đà và gây ảnh hưởng không tốt đến thứ hạng website của bạn. Chắc chắn rằng, sẽ có những hình phạt gì đó được ban ra bởi Google khi phát hiện sự khác thường liên quan đến Footprint từ trang của bạn.
Dấu hiệu nhận biết Footprint là gì?
Footprint là một trong những thuật toán quan trọng của Google. Thứ hạng trang web của bạn sẽ bị tụt hạng hoặc thậm chí là chịu hình phạt từ Google nếu liên quan đến Footprint. Vậy dấu hiệu đặc trưng của Footprint là gì?
- Những backlink trỏ về từ những trang web dùng chung một nhà cung cấp Hosting. Ví dụ, nếu có 10 website dùng chung cùng 1 host thì chắc chắn Google sẽ “đánh hơi” được ngay.
- Backlink được trở về từ các trang có cùng một địa chỉ IP.
- Những website dùng chung một source code và giao diện. Ví dụ bạn đang có 10 web cùng một giao diện thì nghĩa là bạn đang lạm dụng quá mức. Google sẽ tự hiểu bạn đang tạo ra những website với mục đích khác và không chắc chắn là hướng đến người dùng. Nên cũng không quá ngạc nhiên khi chúng bị đánh dấu Footprint.
- Website được đăng ký với chung thông tin chủ sở hữu.
Trên đây là những dấu hiệu để Google phát hiện ra rằng trang web của bạn có liên quan đến Footprint. Chính vì thế, bạn nên hết sức cẩn thận nhé, đặc biệt là với những website vệ tinh.
Những cách sử dụng Footprint hiệu quả nhất
Có thể bạn đang nghĩ rằng, Footprint là hoàn toàn bất lợi đối với SEO và nên tìm mọi cách để tránh né chúng. Nhưng trên thực tế, ngoài những điều tiêu cực thì Footprint vẫn mang đến một số lợi ích nhất định cho website. Các SEOer có thể tận dụng điều này để nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.
Khi nào SEOer nên sử dụng Footprint ?
Không phải trong mọi tình huống làm SEO bạn cũng cần tránh né Footprint. Trong một vài trường hợp nhất định, Footprint là vô cùng cần thiết. Đó là khi các SEOer muốn Google nhanh chóng hiểu chính xác những gì bạn đang cố thực hiện.
Trong quá trình SEO, nhiều người mong muốn phát triển thương hiệu của riêng mình. Đây là một ý tưởng rất tốt và để thực hiện được bạn cần thiết lập một trang web với những thông tin được đăng ký đầy đủ về địa chỉ, điện thoại, tên doanh nghiệp, ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động…Bước kế tiếp là tạo ra các trang mạng xã hội để đăng ký những thông tin trùng khớp với website.
Khi cung cấp những nội dung giống nhau như thế, chắc chắn Google sẽ ngay lập tức phát hiện ra điều bất thường, điều này có nghĩa bạn đang cố tình tạo ra Footprint. Lúc này mặc dù tài khoản của bạn bị đánh dấu, nhưng đó lại là điều tốt bởi Google đã xác định tài khoản và những thông tin này thuộc 1 doanh nghiệp, giúp Google biết doanh nghiệp bạn là 1 thực thể có thật, đây cũng có thể coi là cách SEO Entity đang thống trị hiện nay.
Từ những thông tin được cung cấp về địa chỉ, số điện thoại…sẽ mang đến cơ hội được xuất hiện ở kết quả tìm kiếm tự nhiên và giúp SEO địa chỉ doanh nghiệp của bạn nhanh chóng lên Google Maps.
Những trường hợp cần tránh sử dụng Footprint là gì?
Dù vẫn mang đến lợi ích, nhưng phần lớn người làm SEO đều không muốn dính Footprint vào trang web hay tài khoản mạng xã hội của mình. Thế nhưng, chỉ cần bạn thực hiện những hành vi mờ ám, thủ thuật SEO “mũ đen”… nhằm mục đích gia tăng thứ hạng thì ngay lập tức sẽ bị Google đánh án phạt Footprint.
Ví dụ: Để nhanh chóng tối ưu hóa cho website, nhiều SEOer sẽ tạo ra hàng loạt những website vệ tinh. Những trang này cũng được xây dựng và phát triển nội dung như bình thường, nhưng lại có mục đích dẫn backlink về trang chính, money website. Nhưng một khi thuật toán Footprint xác định hệ thống các website đó của cùng 1 thương hiệu doanh nghiệp thì không những nó không hỗ trợ tốt cho trang web chính mà còn bị Google cho tụt TOP hàng loạt từ khóa của cả hệ thống site.
Mặt trái của Footprint – “Bản án phạt từ Google” mà SEOer cần biết
Sau khi tìm hiểu về Footprint là gì cùng với cách sử dụng chúng hiệu quả nhất, SEOer cũng cần nắm những án phát từ Google nếu trang web bị phát hiện Footprint.
- Nhẹ nhất là bị Google làm giảm chất lượng của các backlink. Mức phạt này được xem như một lời cảnh cáo từ Google về những hành vi “mờ ám” của bạn.
- Nặng hơn thì Google sẽ ban hành án phạt cho trang chính và hạn chế việc tăng thứ hạng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi dính phải án phát này bạn cần phải chỉnh sửa và tối ưu lại toàn bộ hệ thống, vô cùng mất thời gian và công sức.
- Trường hợp nặng nhất từng được ghi nhận là cả hệ thống site vệ tinh sẽ bị đánh sập. Điều này đồng nghĩa với mọi công sức và thời gian bạn đã đầu tư coi như bằng 0. Vì thế SEOer phải cân nhắc thật kỹ ngay từ những bước đầu tiên để phát triển trang web vệ tinh sao cho an toàn nhất.
Khi nói đến Footprint là gì, chắc hẳn SEOer nào cũng muốn tránh nó hết mức có thể. Tuy nhiên sau khi đọc bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã có cái nhìn đa chiều hơn về Footprint.
Bên cạnh những mặt hạn chế thường thấy, chúng vẫn tồn tại những ưu điểm mà chỉ cần bạn khai thác đúng chắc chắn sẽ mang đến lợi ích không ngờ. Thế nên hãy biết cách tận dụng những kiến thực được chia sẻ để phục vụ tốt nhất cho tiến trình SEO một cách tốt nhất nhé!
Hãy để lại bình luận