4.3/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 16/07/2023

Entity SEO được ứng dụng trong SEO Website như một phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện thứ hạng Website. Dù đã xuất hiện tại Việt Nam từ 2012, đây vẫn là phương pháp SEO khá mới mẻ với nhiều SEOer. Vậy Entity SEO là gì và cách thức triển khai như thế nào? Cùng EZ Marketing tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Entity(Thực thể) có thể là bất cứ thứ gì nhưng phải hội tụ đầy đủ 4 yếu tố: đơn lẻ, duy nhất, xác định rõ ràng và có thể phân biệt được

Entity(Thực thể) có thể là bất cứ thứ gì nhưng phải hội tụ đầy đủ 4 yếu tố: đơn lẻ, duy nhất, xác định rõ ràng và có thể phân biệt được

Entity SEO là gì? 

Entity(thực thể) theo giải nghĩa của Google là “một sự vật hoặc khái niệm được xác định rõ ràng và có thể phân biệt được”. Điều này có nghĩa rằng, Entity(Thực thể) có thể là bất cứ thứ gì nhưng phải hội tụ đầy đủ 4 yếu tố: đơn lẻ, duy nhất,  xác định rõ ràng và có thể phân biệt được. Chính vì thế, Entity không đơn thuần là con người, tổ chức, địa điểm,… mà còn có thể là ý tưởng, khái niệm, quan điểm, màu sắc,…

Ví dụ: Tôi là một thực thể(entity), bạn cũng là 1 thực thể. Vì tôi và bạn đều hội đủ 4 yếu tố: đơn lẻ, duy nhất,  xác định rõ ràng và có thể phân biệt được. Tôi có dấu vân tay riêng mà cả thế giới này không ai có, và bạn cũng vậy!

Một ví dụ khác: Công ty TNHH công nghệ và truyền thông EZ Marketing là một thực thể(entity). Thực thể này là đơn lẻ, duy nhất, xác định rõ ràng, có thể phân biệt được vì chỉ có 1 công ty trên Việt Nam được đăng ký tên Công ty TNHH công nghệ và truyền thông EZ Marketing.

Có thể thấy rằng, mỗi thực thể đều có những mối quan hệ, kết nối với nhau thông qua ý nghĩa, câu từ, hình ảnh,…. Do đó, bằng việc đọc hiểu, sắp xếp và phân loại, Bot Google có thể hiểu được những gì mà người dùng nhắc đến, đang thực hiện truy vấn một cách chính xác nhất.

Entity SEO quan trọng như thế nào đối với SEO?

Ngày 26 tháng 9 năm 2013 Google tiến thêm một bước nữa để trở thành một công cụ tìm kiếm tuyệt vời với bản cập nhật Hummingbird. Trong blog trực tiếp của Danny Sullivan về Thuật toán trong bản cập nhật Hummingbird, anh ấy giải thích cách Google đang nhanh chóng áp dụng công nghệ Semantic Search trong khi vẫn giữ lại một số thuật toán cũ của mình.

Giải pháp của Google được thiết kế để phát triển từ liên kết văn bản đến câu trả lời, một hệ thống giúp hiển thị kết quả chính xác nhanh hơn vì nó dựa trên công nghệ ngữ nghĩa tập trung vào mục đích của người dùng hơn là các cụm từ tìm kiếm. Nói cách khác, Google dựa vào các thực thể chứ không phải từ khóa để xếp hạng các trang web. Có thể thấy, thuật toán của Google đã và đang thay đổi tích cực nhằm mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt hơn khi thực hiện truy vấn trên công cụ tìm kiếm Google.

Với bản cập nhật này, người dùng có thể nhận ngay kết quả mong muốn trên trang kết quả tìm kiếm mà không cần phải truy cập vào trang web. Điều này có nghĩa là Google đã bắt đầu không quan tâm quá nhiều đến yếu tố lượng truy cập của các website, không dựa vào từ khoá mà sẽ dựa vào Entity để xếp hạng Website.Do đó, có thể thấy rằng, việc tối ưu Entity SEO vô cùng cần thiết và quan trọng. Cụ thể, áp dụng Entity trong SEO website sẽ mang lại những lợi ích như: 

  • Giúp Google xác định thực thể có trong website để Bot Google hiểu website của bạn 
  • Tăng thứ hạng từ khoá của Website 
  • Thời gian triển khai ngắn, hiệu quả cao 
  • Tăng độ Trust cho Domain
  • Giúp Website phát triển bền vững và lâu dài
  • Đưa website phục hồi nhanh chóng khi gặp sự cố. 

6 bước tạo lập Entity SEO hiệu quả

Bước 1: Sử dụng Social Property Linking

Social Property Linking là liên kết từ các kênh mạng xã hội uy tín. Để tạo lập Entity SEO hiệu quả, bạn nên sử dụng các trang mạng xã hội để nâng cao độ uy tín của thương hiệu, công ty hoặc sản phẩm bạn đang muốn SEO. Hãy liên kết các mạng xã hội lại với nhau để tăng tính xác thực, độ uy tín với Google.

Bước 2: Sử dụng các hệ thống của Google Interlink

Để xác thực Entity, hãy kết nối các tài nguyên của Google với Website của bạn để tạo thành mô hình liên kết thống nhất. Với cách làm này, BOT của Google sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận biết thương hiệu của bạn trên Internet. 

Bước 3: Sử dụng dịch vụ Google Maps

Theo các tiêu chuẩn Entity trong SEO tổng thể, bạn nên sử dụng dịch vụ SEO Google Maps, tối ưu và cải thiện thứ hạng. Điều này giúp Google có cơ sở để xác thực Entity.

Bước 4: Sử dụng kĩ thuật Content Writing (Semantic & Thematic)

  • Semantic Content: là bài viết, nội dung theo ngữ nghĩa. Những content dạng Semantic Content giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định nội dung website bạn đang đề cập. 
  • Thematic Content: là dạng Nội dung chuyên đề, xoay quanh một chủ đề chính. Thematic Content được tạo ra để kết nối với bài viết Semantic Content, làm rõ nội dung có trong bài viết Semantic Content

SEOer nên vận dụng kỹ thuật content trong quá trình tạo lập Entity. Đồng thời, nên sáng tạo nội dung xoay quanh vấn đề liên quan đến thương hiệu, tối ưu bài viết theo đúng chuẩn mực Google để bot Google dễ dàng index và xếp hạng. 

Nếu bạn không biết sáng tạo nội dung, đừng lo hãy tìm 1 Content Creator!

Bước 5: Social Entity Review

Sử dụng các bài đánh giá sản phẩm và dịch vụ được tối ưu hóa SEO để đảm bảo gia tăng niềm tin vào thương hiệu của bạn đối với Google và người dùng.

Bước 6: Social Guide

Sử dụng các công cụ đánh giá uy tín để xác nhận thương hiệu của bạn về mặt địa lý, đồng thời xây dựng lòng tin thương hiệu và cải thiện thứ hạng từ khóa hiệu quả hơn. 

7 Phương pháp triển khai ​​Entity SEO tối ưu cho website

1. Xây dựng và đồng nhất thông tin doanh nghiệp

Ngoài việc đầu tư xây dựng website bài bản và chỉn chu, bạn cần lưu ý đến việc đồng nhất các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp. Những thông tin về doanh nghiệp như: tên doanh nghiệp, logo, tên miền, trụ sở doanh nghiệp,…đều nên được đồng nhất trên các nền tảng truyền thông. 

Điều này giúp Google hiểu doanh nghiệp của bạn là một thực thể có thật và từ đó, Google cũng dễ dàng hiểu website của bạn, doanh nghiệp của bạn và xác thực Entity nhanh hơn. 

2. Tạo nội dung hữu ích trên Website

Thời của các loại nội dung cung cấp thông tin thuần túy và giống hệt nhau trên mạng đã qua. Bạn cần đầu tư vào nội dung một cách chi tiết và có tổ chức, có kế hoạch bằng cách xây dựng nội dung(content plan) chủ đề xung quanh các cụm chủ đề chính. Hay nói cách khách, ngoài những bài viết thuật ngữ thông thường, hãy đào sâu, phát triển thêm nội dung liên quan đến bài viết đó. 

Đây là phương pháp tiếp cận nội dung theo cụm chủ đề, trong đó nội dung được tạo ra xoay quanh một chủ đề duy nhất, nhưng vẫn bao gồm tất cả thông tin, giống như một thư viện nhỏ về chủ đề đó. Nên tránh viết loạt bài về các chủ đề hỗn hợp. Điều này khiến người đọc bị phân tán thông tin và Google sẽ khó nắm bắt được ý nghĩa đằng sau nội dung của bạn để hiển thị cho người dùng.

3. Sử dụng Schema Markup (dữ liệu có cấu trúc)

Schema Markup được hiểu là một đoạn mã HTML hoặc javascript gắn vào trang web để cải thiện cách các công cụ tìm kiếm đọc và hiển thị trang của bạn trong SERPs và để làm cho trang web của bạn nổi bật so với các website khác, thu hút sự chú ý của công chúng. Mã này dùng để khai báo các thông số liên quan đến doanh nghiệp của bạn như địa chỉ, danh mục, ngành nghề, các kết nối trên các kênh social…

4. Chia sẻ nội dung trên nền tảng Social

Một trong những phương pháp không thể thiếu trong quá trình xây dựng Entity SEO cho Website, đó là chia sẻ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội (Social Network). Điều này không chỉ giúp tăng sự hiện diện của thương hiệu của bạn trên mạng xã hội mà còn giúp thực Entity nhanh chóng, hiệu quả hơn. 

5. Sử dụng Google Natural Language API

Google Natural Language API được biết đến là nền tảng có khả năng hỗ trợ tìm kiếm và nghiên cứu các thực thể trong nội dung trên website. Sử dụng công cụ này, bạn sẽ thấy rằng Google có thể xác định các thực thể như địa điểm, con người, tiến trình, danh mục nội dung,.. Đồng thời, thông qua Google Natural Language API, bạn có thể kiểm tra cách Google hiểu nội dung trên trang Web của mình, từ đó có cơ sở để điều chỉnh nội dung phù hợp hơn. 

6. Tối ưu hoá hành trình tìm kiếm

Tối ưu hoá hành trình tìm kiếm là cả một quá trình, đòi hỏi SEOer phải nhạy bén, hiểu tâm lý khách hàng và phải có chiến lược nghiên cứu hành vi người dùng một cách chuyên nghiệp. Để làm được điều này, bạn cần biết thói quen tìm kiếm của người dùng, nghiên cứu những truy vấn mà người dùng có thể tìm kiếm trong tương lai, từ đó cải thiện nội dung, điều hướng người đọc đến website của bạn. 

7. Thoả mãn search intent (mục đích tìm kiếm) của khách hàng

Thông qua kết quả tìm kiếm của người dùng, có thể xác định được mục đích tìm kiếm của người dùng dưới góc độ của Google(Đó gọi là Search Intent). Nếu người dùng đặt ra một câu hỏi và tiến hành tìm kiếm, có nghĩa là họ đang cần cung cấp thông tin. Do đó, bạn hoàn toàn có thể biết được mục đích tìm kiếm của người dùng khi nhìn vào kết quả tìm kiếm của Google. Và, để thoả mãn mục đích tìm kiếm của khách hàng, website của bạn cần cung cấp đủ thông tin, nội dung mà người dùng thường tìm kiếm hiện nay.  

Tuy nhiên, mục đích tìm kiếm của người dùng qua thời gian sẽ có sự thay đổi. Do đó, hãy liên tục theo dõi kết quả tìm kiếm để hiểu được khách hàng của bạn đang muốn gì, thay đổi như thế nào, từ đó sản xuất nội dung phù hợp để tiếp cận khách hàng tiềm năng. 

Trên đây là những chia sẻ của EZ Marketing về kiến thức cơ bản liên quan đến Entity SEO. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về Entity và có thể ứng dụng kiến thức này trong các dự án SEO của mình.