4.5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 10/09/2023

Đối với bất kỳ ai làm SEO, chắc hẳn Schema là thuật ngữ SEO không còn mấy xa lạ. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn tối ưu SEO onpage hiệu quả. Vậy thực tế Schema là gì và có vai trò như thế nào đối với một Website?

Đừng bỏ qua bài viết sau nhé. EZ Marketing sẽ giúp bạn hiểu rõ tất tần tật về thuật ngữ này.

Schema là gì? Schema Markup là gì?

Schema hay Schema Markup được hiểu đơn giản là một đoạn code html hoặc đoạn code javascript có tác dụng để đánh dấu những dữ liệu có cấu trúc đặt vào một Website

Schema hay Schema Markup được hiểu đơn giản là một đoạn code html hoặc đoạn code javascript có tác dụng để đánh dấu những dữ liệu có cấu trúc đặt vào một Website

Schema hay Schema Markup được hiểu đơn giản là một đoạn code html hoặc đoạn code javascript có tác dụng để đánh dấu những dữ liệu có cấu trúc đặt vào một Website.

Đây là công cụ được gắn vào Website để giúp công cụ tìm kiếm của Google dễ dàng phân loại nội dung theo tìm kiếm của người dùng. Schema là công cụ được hơn 10 triệu Website trên toàn cầu sử dụng.

Schema Markup giúp Google hiểu rõ hơn về Website của bạn, từ đó đẩy nhanh thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm. Hiện nay, công cụ này được sử dụng trên 4 công cụ tìm kiếm lớn là Google, Bing, Yandex và Yahoo.

Nguyên tắc chung của schema

Nguyên tắc chung của schema

Nguyên tắc chung của schema

Để có thể sử dụng tốt schema thì bắt buộc bạn phải hiểu chính xác những nguyên tắc chung của chúng.

Trong đó có 2 nguyên tắc chính như sau:

Nguyên tắc về nội dung

Nội dung luôn là yếu tố quan trọng, nếu nội dung không tốt thì kỹ thuật tốt không cũng thể giúp Website hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Dưới đây sẽ là một số nguyên tắc về nội dung bạn cần quan tâm:

  • Mô tả chính xác nội dung chính: Với những nội dung chính hiển thị trên Website, bạn cần trình bày chúng thật chính xác và cụ thể, đặc biệt cần tuân thủ theo các nguyên tắc của Google. 
  • Đánh dấu mức độ liên quan của các nội dung khác: Bạn cần sử dụng dữ liệu cấu trúc để đánh dấu những nội dung có liên quan được hiển thị trên Website.
  • Đặt Schema ở vị trí trang phù hợp: Có 2 vị trí được ưu tiên để đặt dữ liệu cấu trúc nhất đó là ở trang mà dữ liệu đó mô tả và ở những trang có nội dung giống nhau.
  • Đừng quên cập nhật thông tin thường xuyên: Bạn cần cập nhật thông tin thường xuyên trên Website để đảm bảo rằng chúng luôn hữu ích và mới nhất. Chẳng hạn các thông tin về giá cả của sản phẩm.
  • Chú ý đến phẩn hình ảnh: Luôn đảm bảo URL hình ảnh phải cho phép Google Bot thu thập dữ liệu và index. Ngoài ra, nếu bạn đánh dấu hình ảnh trong cấu trúc trang thì chúng phải được hiển thị cho người dùng.

Nguyên tắc về kỹ thuật

Về nguyên tắc kỹ thuật của Schema, các chuyên gia luôn khuyên rằng bạn chỉ nên sử dụng 2 công cụ kiểm tra do Google cung cấp, đó là:

  • Kiểm tra URL của Google Search Console
  • Công cụ kiểm tra của search.google.com

Để tạo dữ liệu có cấu trúc, bạn chỉ nên dùng 3 định dạng sau đây:

  • JSON-LD
  • RDFa
  • Microdata

Vai trò của Schema 

Hiện nay, Google được xem là công cụ khổng lồ cung cấp lượng lớn thông tin đến cho người dùng trên thế giới. Nếu nội dung của bạn không cụ thể và không được sắp xếp theo dữ liệu cấu trúc nhất định thì tất nhiên bộ máy Google sẽ khó hiểu rõ nội dung bạn đang viết.

Chính vì thế, Schema chính là nơi cung cấp dữ liệu một cách cụ thể nhất. Chúng có 3 vai trò chính như sau:

Vai trò của Schema

Vai trò của Schema

Đối với người dùng

Khi Website của bạn sử dụng dữ liệu cấu trúc một cách rõ ràng thì chúng cũng trở nên hấp dẫn và thú vị hơn với người dùng.

Đây là giải pháp tuyệt vời để nâng cao trải nghiệm người dùng, họ dễ dàng tìm thấy những thông tin đang cần một cách nhanh chóng và cụ thể hơn. Khi đó lượng truy cập Website sẽ tăng lên, tỷ lệ nhấp chuột cao và đem đến nhiều lợi ích vượt trội cho Website của bạn.

Schema là giải pháp giúp cải thiện mức độ thân thiện của công cụ tìm kiếm với người dùng rất hiệu quả.

Đối với công cụ tìm kiếm

Theo ước tính hiện nay, hiện có hơn 1,9 tỷ trang Web đang hoạt động trên toàn Thế giới, đây là con số rất khổng lồ. Do đó, nếu muốn nội dung của bạn được search engine đọc và phân loại chính xác thì bạn cần sử dụng cấu trúc dữ liệu.

Schema giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung trên trang Web, từ đó chúng sẽ thu thập và phân tích thông tin nhanh chóng hơn.

Quá trình index và phân phối đến đúng đối tượng người dùng sẽ hiệu quả hơn. Nếu Website không có schema thì chẳng khác nào nội dung trên Website của bạn không có ngữ cảnh.

Đối với Website

Một Website sử dụng ngôn ngữ đánh dấu cấu trúc dữ liệu sẽ trở nên thu hút và nổi bật hơn. Khi đó, Website sẽ được ưu tiên để hiển thị trên các vị trí đầu của công cụ tìm kiếm.

Lượng truy cập tăng lên, trải nghiệm người dùng tốt hơn thì chắc chắn lượng traffic đổ về cho Website sẽ cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, trước khi cài đặt Schema do Website thì bạn cần phải đảm bảo tối ưu tất cả các yêu cầu trong SEO trước.

Hướng dẫn cách kiểm tra Schema Markup

Để kiểm tra Schema Markup trong Website, bạn có thể thực hiện nhiều cách khác nhau. Trong đó có 2 công cụ chính được khuyên dùng đó là:

Đây là 2 công cụ khá phổ biến giúp bạn kiểm tra được toàn bộ các loại Markup trong Website chỉ với một vài thao tác đơn giản.

Các loại Schema phổ biến hiện nay

Các loại Schema phổ biến hiện nay

Các loại Schema phổ biến hiện nay

Thực tế, mỗi loại Schema sẽ tương ứng với từng chức năng và cấu trúc khác nhau. Sau đây, EZ Marketing bật mí đến bạn 8 loại Schema phổ biến nhất hiện nay như say:

Schema Review

Có lẽ bạn không còn xa lạ với những website xuất hiện đánh giá 5 sao trong các bài viết, hoặc trang sản phẩm. Và người dùng có thể vào đánh giá, lựa chọn số sao mà họ muốn.

Phần hiển thị đánh giá 5 sao trong 1 trang web trên website

Phần hiển thị đánh giá 5 sao trong 1 trang web trên website

Đây chỉ là phần hiển thị cho người dùng thấy. Còn nếu muốn Google công nhận các đánh giá của người dùng và hiển thị nó trên Google thì chủ website sẽ cài thêm Schema review vào đánh giá 5 sao đó. Schema Review là 1 đoạn code html/javascript chèn vào bài viết/trang sản phẩm để người dùng đánh giá 5 sao.

Schema Review khi hiển thị trên Google

Schema Review khi hiển thị trên Google

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Schema Review tại: https://schema.org/Review

Schema Article

Đây là loại cấu trúc dữ liệu thường sử dụng cho những nội dung dạng tin tức hoặc blog nhằm đưa nội dung của bạn lên vị trí cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Thêm dữ liệu cấu trúc vào các nội dung này giúp Google dễ dàng đọc được nội dung của bạn. Những trang AMP có dữ liệu cấu trúc sẽ giúp nội dung được đưa lên Tin bài hàng đầu.

Trong khi đó, những trang không có AMP dữ liệu cấu trúc cũng có cơ hội tăng thứ hạng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Schema Article tại: https://schema.org/Article

Schema Product

Đây là loại Schema giúp Google có thể đánh dấu được thông tin về sản phẩm để hiển thị đến người dùng ở nhiều định dạng, bao gồm cả Google image.

Khi được cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết bao gồm giá cả, thành phần, số lượng hàng có sẵn và những đánh giá của khách hàng thì người dùng cũng sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Đặc biệt, sử dụng Schema Product còn giúp hình ảnh của bạn được gắn kèm một huy hiệu. Tăng mức độ uy tín để nhận được nhiều lượt click vào của người dùng.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Schema Product tại: https://schema.org/Product

Schema Breadcrumbs

Những đường dẫn đính kèm trong kết quả tìm kiếm trên Google chính là những Breadcrumbs. Loại Schema này vô cùng hữu ích khi giúp người dùng biết được vị trí của trang trong hệ thống phân cấp của Website.

Ngoài ra, sử dụng Schema Breadcrumbs còn giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc khám phá Website của bạn.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Schema Breadcrumbs tại: https://schema.org/BreadcrumbList

Schema hỏi đáp – Schema FAQ

Schema FAQ là định dạng dữ liệu trên Website mà một câu hỏi sẽ đi kèm với một câu trả lời. Sử dụng dạng dữ liệu cấu trúc này giúp nội dung được hiển thị dưới nhiều loại định dạng trên kết quả của công cụ tìm kiếm.

Bạn chỉ nên sử dụng dữ liệu FAQ nếu Website của bạn đã có sẵn nội dung ở dạng câu hỏi và câu trả lời tương ứng. Việc dùng loại schema này còn là cách để Google tạo ra một đoạn trích cho trang của bạn.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Schema FAQ tại: https://schema.org/FAQPage

Schema công thức Recipe

Nếu cung cấp đầy đủ các thông tin về công thức chế biến món ăn, thời gian nấu, đánh giá của khách hàng càng chi tiết thì Google sẽ càng hiểu rõ về nội dung của bạn.

Từ đó cung cấp đến người dùng những thông tin thật sự thú vị, bao gồm cả dạng thông tin ở kết quả tìm kiếm và ở mục hình ảnh.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Schema Recipe tại: https://schema.org/Recipe

Schema Local Business

Loại Schema Local Business vô cùng hữu ích khi bạn có thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google hoặc Google Maps.

Dữ liệu cấu trúc doanh nghiệp địa phương giúp cung cấp đến người dùng đầy đủ thông tin về một doanh nghiệp như thời gian làm việc, địa chỉ, đánh giá và một số hình ảnh đi kèm.

Ngoài ra bạn còn có thể cài đặt một số thông tin về cách đặt hàng, đặt chỗ hoặc thanh toán ngay trên kết quả tìm kiếm hiển thị trên Google bằng cách cài đặt API hỗ trợ.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Schema Local Business tại: https://schema.org/LocalBusiness

Schema Website

Đây là loại Schema được sử dụng nhằm mục đích khai báo cho Google biết URL của trang web này đang nằm trong URL website gốc.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Schema Website tại: https://schema.org/WebSite

Một số lưu ý khi sử dụng Schema 

Có thể nói, dữ liệu cấu trúc cũng là một phần có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả SEO của doanh nghiệp. Do đó, để có thể sử dụng chúng thật sự hiệu quả bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:

Một số lưu ý khi sử dụng Schema 

Một số lưu ý khi sử dụng Schema

  • Nên tối ưu SEO thật tốt trước khi thêm Plugin Schema
  • Bạn cần hiểu rõ từng loại Schema trước khi điền thông tin chính xác
  • Cần quan tâm đến nội dung hữu ích trên công cụ tìm kiếm thay vì lạm dụng Schema
  • Đối với Schema FAQ, bạn không nên tự tạo các câu hỏi và câu trả lời quá nhiều

Trên đây là những thông tin cơ bản về Schema, yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến SEO. Hy vọng bạn sẽ nhận thêm được nhiều thông tin hữu ích để áp dụng thành công cho kỹ thuật SEO của mình.