4.7/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 22/06/2024

Công nghệ truyền thông ngày càng hiện đại, người dùng ngày càng thông minh hơn trong cách chọn lọc thông tin. Chính vì thế, nếu không xây dựng content plan bài bản, nội dung của bạn vô tình sẽ bị khách hàng bỏ qua. Vậy Content Plan là gì và làm thế nào để triển khai hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của EZ Marketing nhé!

Content Plan chính là kế hoạch để tạo ra nội dung

Content Plan chính là kế hoạch để tạo ra nội dung

Content là gì? Cách trở thành content giỏi

Content Plan là gì?

Content Plan chính là kế hoạch để tạo ra nội dung. Đây là một bản kế hoạch bao gồm cách thức thực hiện và phân bổ nội dung, những người chịu trách nhiệm cho từng phần nội dung. Cụ thể, trong một bản Content Plan, bạn cần xác định được các cách triển khai nội dung (bài sản phẩm, chia sẻ, review,…), định dạng nội dung (video, infographic, gif,..), số lượng các bài viết, kênh đăng tải, người chịu trách nhiệm đăng tải, thời gian đăng tải, tiêu chí theo dõi và đánh giá kết quả,… 

Về cơ bản, Content Plan sẽ phục vụ 3 nhóm đối tượng chính, bao gồm: team thực hiện chiến dịch, người quản lý và khách hàng. Tuỳ theo chiến lược marketing, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mà bản kế hoạch cần phải có những nội dung phù hợp để phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. 

Nếu bạn có thể tự nên Content Plan, sao bạn không thử sức mình ở vai trò Content Freelancer. Bạn sẽ được làm việc tự do, không phải đến công ty và có thể thu nhập cao hơn đi làm công ty!

Các yếu tố cần thiết của một Content Plan đúng chuẩn

Các yếu tố cần thiết của một Content Plan đúng chuẩn

Các yếu tố cần thiết của một Content Plan đúng chuẩn

1. Có định hướng nội dung cụ thể

Trong quá trình thực hiện marketing cho doanh nghiệp, nhiều đơn vị bỏ qua bước này và xem đây là việc làm gây mất thời gian trong quá trình lập kế hoạch. Tuy nhiên, để phát triển được nội dung phù hợp, việc đánh thẳng và trúng tâm lý khách hàng tiềm năng, xác định và nắm bắt đúng yêu cầu của khách hàng, của lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Điều này giúp bạn xác định tuyến nội dung phù hợp để triển khai trên các nền tảng truyền thông. 

2. Định dạng nội dung

Nắm rõ định dạng nội dung giúp bạn triển khai đúng hướng kế hoạch marketing của mình. Hiện nay, có rất nhiều định dạng nội dung khác nhau, từ dạng bài viết đến video, hình ảnh, gif,… Mỗi loại nội dung lại phù hợp với định dạng khác nhau. 

Tuy nhiên, làm thế nào để lựa chọn định dạng phù hợp cho content? Để làm được điều này, bạn cần xác định rõ mục tiêu truyền thông, các nội dung đã triển khai hiệu quả trên các nền tảng, các nội dung cần bổ sung trong chiến dịch mới. Thay vì làm việc độc lập, hãy trao đổi với team để lựa chọn định dạng phù hợp nhất cho Content Plan đang triển khai. 

3. Phân chia tỷ lệ từng định dạng content

Khi xây dựng Content Plan, cần xác định thời lượng cụ thể của từng nội dung và phân chia tỉ lệ từng định dạng content. Sự phân chia này sẽ giúp bạn bám sát vào số lượng cụ thể cần phải thực hiện ở mỗi giai đoạn. Từ đó, bạn có thể phân bổ thời gian hợp lý cho từng dạng nội dung khác nhau. Vì trong quá trình thực hiện, có những bài viết chỉ mất khoảng 1-2 ngày, nhưng cũng có nội dung khó như video, infographic có thể mất từ 2 ngày đến 1 tuần để thực hiện. 

4. Có Timeline chi tiết

Timeline trong Content Plan là thời gian cụ thể khi triển khai từng bước, từng giai đoạn. Mục đích của việc tạo ra timeline là giúp các bên liên quan hiểu được dự án đang ở giai đoạn nào, có đúng tiến độ không và chất lượng như thế nào.

8 bước triển khai Content Plan hiệu quả 

8 bước triển khai Content Plan hiệu quả 

8 bước triển khai Content Plan hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể

Trước tiên, để triển khai Content Plan hiệu quả, bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho kế hoạch. Mục tiêu này phải đo lường được, đánh giá được. Điều này giúp bạn có thể tập trung hơn trong quá trình chắt lọc thông tin, lựa chọn nội dung phù hợp để đưa vào Content Plan và để đưa chiến lược tiếp thị nội dung đi đúng hướng.

Những mục tiêu điển hình thường được đặt ra trước khi triển khai Content Plan như:

  • Tăng lưu lượng truy cập vào trang web
  • Tăng tương tác trên các trang Social
  • Cải thiện doanh thu 
  • Gia tăng nhận diện thương hiệu

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Khi mục tiêu của content plan đã được xác định, bạn phải thực hiện nghiên cứu thị trường, bao gồm: nghiên cứu về đối tượng mục tiêu, ngành và bối cảnh cạnh tranh trong thị trường ngành. Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin về các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh, các mục tiêu tương tự đã thành công cũng như insight của khách hàng mục tiêu.

  • Khách hàng mục tiêu: Những thông tin cần nghiên cứu bao gồm Nhân khẩu học, các yếu tố tâm lý, thói quen tiếp nhận thông tin. Việc này giúp bạn xác định được nội dung họ quan tâm, từ đó triển khai content plan phù hợp. 
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: giúp bạn hiểu thị trường hiện tại, kiến ​​thức mới nhất về thị trường, mối quan tâm của người dùng trong ngành. Ngoài ra, việc nghiên cứu đối thủ của mình giúp bạn biết được đối thủ của mình đang làm tốt ở điểm nào, điều gì chưa tốt và tìm ra giải pháp tốt hơn.

Bước 3: Xây dựng ý tưởng 

Xây dựng ý tưởng là công việc khó nhất khi triển khai content plan. Chính vì thế, thay vì làm việc độc lập, Brainstorming cùng đội nhóm để cùng nhau thảo luận, đưa ra ý tưởng. Một ý tưởng hay, phù hợp để triển khai content plan phải đáp ứng được tiêu chí: thoả mãn nhu cầu thông tin của độc giả, phù hợp với tiêu chí phát triển của doanh nghiệp. Từ ý tưởng đã được xây dựng, người làm content plan sẽ dễ dàng đưa nội dung phù hợp vào bản kế hoạch. 

Bước 4: Phân chia giai đoạn

Thông thường, một content plan hoàn chỉnh sẽ được chia thành 3 giai đoạn dựa trên hành trình mua hàng của khách hàng: nhận thức, quan tâm, quyết định mua hàng. Đối với mỗi giai đoạn khác nhau, bạn cần lựa chọn triển khai nội dung và định dạng nội dung khác nhau. Ngoài ra, việc phân chia giai đoạn cũng giúp khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn và hiểu rõ hơn về sản phẩm đang được quảng bá. 

Ở mỗi giai đoạn, bạn cần xác định các mục cụ thể như: mục tiêu giai đoạn, thông điệp chính của từng giai đoạn, kênh triển khai, cách thức seeding, quảng bá,…

Bước 5: Tạo danh mục Pillar và Angel

Tùy thuộc vào mục tiêu của từng giai đoạn, bạn cần tạo ra content Pillar(danh mục nội dung) và Angel(cách tiếp cận chủ đề đó) trước khi viết. Trong mỗi danh mục, sẽ có các chủ đề phụ cụ thể. Việc tìm kiếm các chủ đề phụ chi tiết và cụ thể phụ thuộc vào việc nghiên cứu ngành và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn.

Bước 6: Lập kế hoạch content Marketing

Sau khi đã thực hiện bước như đã liệt kê ở trên, ở bước này, bạn có thể bắt tay vào triển khai lập kế hoạch content Marketing chi tiết một cách dễ dàng. Có rất nhiều cách để tạo content plan hoàn chỉnh với đầy đủ nội dung. Tuy nhiên, cách thức đơn giản nhất và thường được vận dụng nhiều nhất trong quá trình triển khai kế hoạch content là sử dụng công thức 5W1H. 

  • Who: đối tượng chính là ai? ai là người thực hiện và chịu trách nhiệm cho từng công việc trong plan
  • What: nội dung, định dạng và hashtag trong kế hoạch là gì?
  • Why: tại sao lại lựa chọn triển khai nội dung này?
  • Where: nội dung được đăng tải trên kênh nào?
  • When: thời gian thực hiện của từng giai đoạn, thời gian đăng tải nội dung
  • How: Kế hoạch này được triển khai như thế nào?

Bước 7: Triển khai kế hoạch

Khi chúng ta đã hoàn thành các bước chuẩn bị nội dung và tài liệu, đã đến lúc bắt đầu triển khai thực hiện kế hoạch content. Tuy nhiên, để dễ theo dõi tiến độ, bạn nên có file quản lý nội dung mà ở đó, những người chịu trách nhiệm thực hiện, quản lý đều có thể cập nhật thông tin tại đây. Trong quá trình triển khai content plan, hãy lưu ý một số điều sau:

  • Diễn đạt mạch lạc, không sai thông tin, không sai chính tả
  • Tất cả bài viết đều có CTA(kêu gọi hành động) và thông tin liên hệ
  • Nếu bài viết đăng tải trên nền tảng Social, có thể sử dụng icon để tạo điểm nhấn cho bài viết, chèn hashtag thương hiệu, hashtag sản phẩm để tăng độ nhận diện của chiến dịch.

Bước 8: Đánh giá hiệu quả

Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cần có đánh giá và báo cáo chi tiết và liên tục theo từng pillar (danh mục nội dung) và từng giai đoạn. Việc kiểm soát chặt chẽ từng công việc trong content plan giúp đảm bảo kế hoạch triển khai đúng thời gian dự tính, giúp người quản lý nắm bắt được hiệu quả từng giai đoạn. Trong trường hợp triển khai từng pillar nhưng không đạt được hiệu quả như kỳ vọng, cần có điều chỉnh nội dung phù hợp hơn trong các giai đoạn tiếp theo. 

Thông qua bài viết, có thể thấy rằng để tạo ra một content plan đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và nguồn lực. Do đó, hãy liên tục trau dồi kiến thức, trau dồi kỹ năng để triển khai content plan dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quan tâm đến kiến thức content, kiến thức marketing, kiến thức SEO, hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhật các kiến thức mới nhất nhé!