4.5/5 - (8 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 10/10/2023

Triển khai Content pillar không quá phức tạp nhưng lại mang đến hiệu quả, giúp bạn xây dựng chiến lược nội dung và tạo ra giá trị cho website hoặc mạng xã hội của doanh nghiệp. Vậy Content pillar là gì và triển khai thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của EZ Marketing để tìm ra câu trả lời nhé!

Content Pillar (nội dung trụ cột) là một trang tổng quát bao gồm các nội dung mà bạn sẽ triển khai trên nền tảng social hoặc website

Content Pillar (nội dung trụ cột) là một trang tổng quát bao gồm các nội dung mà bạn sẽ triển khai trên nền tảng social hoặc website

Content pillar là gì?

Content Pillar(nội dung trụ cột) là một trang tổng quát bao gồm các nội dung mà bạn sẽ triển khai trên nền tảng social hoặc website. Hiểu một cách đơn giản, Content Pillar như “xương sống”, sườn bài được phát triển trực tiếp từ big idea. Thông qua Content Pillar, bạn có thể thấy được những vấn đề chính/phụ xoay quanh một chủ đề và góp phần làm nổi bật chủ đề đó. Từ những cột nội dung này, bạn có thể triển khai tiếp tục thành nhiều nội dung nhỏ khác chuyên sâu hơn, chi tiết và rõ ràng hơn.

Triển khai content theo hướng này chính là cách tạo ra giá trị, nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, Content Pillar cung cấp nội dung có có tính chuyên môn sâu sắc, đánh trực tiếp vào những khách hàng tiềm năng, cung cấp giá trị thực cho người dùng. Từ đó, danh tiếng, sự uy tín của thương hiệu cũng dần được khẳng định.

Thuật ngữ liên quan đến Content pillar

2 Thuật ngữ liên quan đến Content pillar

2 Thuật ngữ liên quan đến Content pillar

Hai thuật ngữ thường được nhắc đến trong Content Pillar mà bạn không thể bỏ qua bao gồm:

  • Subtopic: được hiểu là chủ đề phụ, tức là các chủ đề được phát triển sau khung chủ đề chính.
  • Topic cluster: là các cụm chủ đề tạo thành một Content pillar. Một Topic cluster sẽ bao gồm một tập hợp các chủ đề con với nội dung cụ thể và chuyên sâu.

Trong đó, Topic cluster được lựa chọn cẩn thận sẽ giúp SEOer dễ dàng triển khai được nhiều khía cạnh của chủ đề phụ và hỗ trợ các Content pillar sâu hơn và mạnh mẽ hơn. Mô hình Topic cluster sẽ xâu chuỗi nội dung ngữ nghĩa trên các trang web, giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng quét thông tin mọi người đang tìm kiếm. Mô hình này cũng giúp mọi người đo lường độ sâu của trang web của bạn về mặt chuyên môn.

Tầm quan trọng của Content Pillar

Các chủ đề được tạo trong Content Pillar thông thường chỉ xoay quanh và làm nổi bật sản phẩm

Các chủ đề được tạo trong Content Pillar thông thường chỉ xoay quanh và làm nổi bật sản phẩm

Content Pillar giúp ích rất nhiều cho việc làm content của bạn. Thay vì cố gắng để “vắt” kiệt trí óc của mình để “nặn” một content trong phút chót, bạn hoàn toàn có thể tạo content một cách có chủ đề, có kế hoạch chi tiết và có chiến lược cụ thể. Các chủ đề được tạo trong Content Pillar thông thường chỉ xoay quanh và làm nổi bật sản phẩm, thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, với mỗi chủ đề lớn, bạn có thể triển khai thành nhiều đề tài nhỏ, khai thác mọi khía cạnh để tạo content có chiều sâu, hay còn gọi là phát triển chủ đề phụ.

Ngoài ra, Content Pillar còn giúp bạn trong việc sáng tạo, duy trì nội dung mà khách hàng quan tâm một cách thường xuyên hơn. Việc duy trì cung cấp thông tin hữu ích đến khách hàng để thu hút sự chú ý, theo dõi của khách hàng.

7 bước triển khai content pillar đơn giản hiệu quả

7 bước triển khai content pillar đơn giản hiệu quả

7 bước triển khai content pillar đơn giản hiệu quả

Bước 1: Xác định đối tượng tiềm năng

Suy cho cùng, xây dựng nội dung cốt lõi cho trang web là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để bạn tiếp cận khách hàng của mình. Điều này có nghĩa là bạn cần cung cấp câu trả lời cho mọi câu hỏi mà độc giả của bạn đang tìm kiếm. Câu trả lời đúng, có trọng tâm sẽ giúp trang của bạn tạo được sức ảnh hưởng đến người đọc, khiến họ nhớ đến bạn lâu hơn. Và cũng thông qua đó, khi có những thắc mắc và câu hỏi liên quan, họ sẽ có xu hướng tìm đến website của bạn

Bước 2: Lựa chọn chủ đề chính

Để hiểu nhu cầu tìm kiếm của độc giả, bạn cần nghiên cứu, khám phá những gì họ đang nghĩ, đang quan tâm và đang có xu hướng tìm kiếm. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phát triển các chủ đề liên quan cho mỗi bài đăng chính.

Bước 3: Xác định chủ đề phụ

Để Content Pillar đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần liệt kê các chủ đề phụ liên quan đến chủ đề chính và tiếp tục phát triển các bài viết xung quanh chủ đề này, đi sâu vào khai thác từng góc cạnh của vấn đề để tạo ra nội dung mang tính chuyên môn cao. Để xác định được chủ đề phụ có liên quan, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm từ khóa hoặc thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh của mình.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí và thời gian xác định chủ đề phụ, bạn có thể chỉ cần sử dụng công cụ tìm kiếm của Google, thực hiện truy vấn một Topic cluster để Google gợi ý những chủ đề liên quan. Những chủ đề được Google gợi ý đa phần đều là những từ khoá chất lượng, có lượt tìm kiếm cao.

Bước 4: Triển khai viết bài

Topic cluster của Content Pillar đòi hỏi sự chăm chút tỉ mỉ về chất lượng và cả số lượng. Bằng cách này, bạn đang cung cấp đến cho khách hàng của mình những thông tin mà họ đang quan tâm, đang có nhu cầu tìm hiểu. Điều này không chỉ tốt cho người tiêu dùng mà còn tốt cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn.

Khi bạn đã hoàn thành phần tổng quan, đừng quên đầu tư vào các chủ đề nhỏ hơn, khám phá từng khía cạnh, từng vấn đề và nhu cầu của người dùng. Các liên kết có thể được sử dụng để kết nối trang web của bạn với các trang web khác cung cấp nội dung có giá trị.

Nội dung trong các bài viết cần được sắp xếp gọn gàng, khoa học và thân thiện với người dùng. Một mẹo nhỏ là bạn nên có khoảng 20 liên kết nội bộ, liên kết chéo và Content Pillar để tạo ra một nội dung đầy đủ.

Bước 5: Xây dựng trang Pillar

Một cách để giúp bạn xây dựng các trang trụ cột và tối ưu hóa nội dung của bạn là thiết lập một table of content (mục lục). Khách hàng không mất nhiều thời gian để tìm kiếm những gì họ đang tìm kiếm và quan trọng nhất, dữ liệu có thể được tải xuống dễ dàng mà không cần cuộn quá nhiều trang.

Để xây dựng một trang Content Pillar hiệu quả, bạn cần chú ý các điều sau:

  • Có table of content(mục lục) rõ ràng, được đặt tại đầu bài viết để khách hàng tiện theo dõi bài viết
  • Mô tả chi tiết, cụ thể các nguồn thông tin nội bộ và cả liên kết bên ngoài website.
  • Làm nổi bật nội dung chính của bài viết như: mô tả, tiêu đề, thẻ heading,..
  • Sử dụng hình ảnh chất lượng tốt, kích thước phù hợp để tăng trải nghiệm người dùng, đồng thời tăng tốc độ load website.
  • Có thông tin liên hệ cụ thể
  • Chèn Nút Call to Action

Bước 6: Tăng độ “phủ” cho bài viết

Sau khi đã hoàn thiện quá trình tạo nội dung, việc tiếp theo bạn cần làm là quảng bá, tăng độ “phủ” của bài viết đó tại đa nền tảng. Bạn có thể chia sẻ bài viết thông qua các kênh truyền thông, hình thức truyền tải bất kỳ như: social media, email marketing, website, blog, báo chí,…Hoạt động này nhằm kéo traffic về bài viết, tăng lượt tương tác cho nội dung đó.

Bước 7: Theo dõi, cập nhật và điều chỉnh

Cuối cùng, theo dõi, cập nhật và điều chỉnh nội dung là điều cần thiết đối với những nội dung được triển khai trong Content Pillar. Topic cluster hay Subtopic hoàn toàn có thể được thay đổi trong quá trình triển khai Content pillar. Sự thay đổi này dưạ trên phản hồi của khách hàng, trên lượt tương tác, đánh giá của khách hàng về nội dung mà bạn đang cung cấp. Thông qua các chỉ số như pageview, time on site,… mà những người làm nội dung cần có điều chỉnh phù hợp để tạo ra bài viết chất lượng hơn, phù hợp hơn với thị hiếu của khách hàng.

Content Pillar không chỉ giúp bạn hệ thống ý tưởng, nội dung mà còn là cách mà content writer thường áp dụng để quản lý, phân bổ nội dung đa nền tảng một cách hiệu quả. Vậy nên, nếu chưa từng được tiếp xúc với content pillar, hãy thử tự triển khai phương pháp này để cải thiện kỹ năng sáng tạo nội dung nhé!