Bài viết được cập nhật ngày 18/06/2024
Thời buổi công nghệ 4.0, marketing truyền thông phát triển không ngừng kéo theo đó là “cơn khát” nhân lực của các doanh nghiệp, trong đó có vị trí Content Writer. Vậy Content Writer là gì? Cần làm gì để trở thành Content Writer chuyên nghiệp? Cùng EZ Marketing tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Content Writer là gì?
Content Writer có thể dịch ra là “người viết nội dung”. Nhưng nếu hiểu đầy đủ, Content Writer là người sản xuất nội dung(lên ý tưởng, lên dàn ý, viết, chỉnh sửa nội dung). Họ sẽ cung cấp thông tin hữu ích, có giá trị cao nhằm phục vụ cho một lợi ích cụ thể của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp thiết lập nền tảng vững chắc để phát triển hoạt động kinh doanh.
Một người làm Content Writer chuyên nghiệp là người nắm bắt được tâm lý công chúng mục tiêu, hiểu được sở thích, mong muốn của họ, từ đó sản xuất ra nội dung phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của công chúng. Để làm được điều này, các Content Writer không đơn thuần chỉ viết nội dung mà còn phải biết cách nghiên cứu số liệu, quan sát hành vi khách hàng nhằm xây dựng chủ đề nội dung phù hợp với số đông công chúng mục tiêu.
Trong các doanh nghiệp, Content Writer đóng vai trò là người chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra nội dung, cung cấp thông tin hữu ích để kết nối doanh nghiệp với đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm xây dựng và củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Giờ đây, đa phần các doanh nghiệp đều có bộ phận Marketing mà ở đó, Content Writer là một vị trí quan trọng trong bộ phận. Chính vì thế, có thể thấy rằng, tiềm năng phát triển của nghề Content Writer vẫn còn rất rộng mở, là lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ mà các bạn trẻ có thể lựa chọn và theo đuổi.
Content Writer và Copywriter có giống nhau không?
Thực tế, Content Writer và Copywriter đều là những người tạo ra nội dung. Tuy nhiên, phần nội dung đảm nhiệm của 2 vị trí này là khác nhau. Chính vì thế, có thể nói rằng, Content Writer và Copywriter không giống nhau.
Tại một số công ty quy mô nhỏ, để tối ưu chi phí hoạt động, các đơn vị này thường tuyển dụng vị trí content marketing nói chung, có nghĩa là đảm nhiệm tất cả công việc của Content Writer và Copywriter. Chính điều này khiến nhiều intern, fresher chưa hiểu, chưa thể phân biệt được 2 vị trí này. Vậy nên, dưới đây là thông tin cụ thể về 2 vị trí Content Writer và Copywriter.
- Content Writer: là người tạo ra nội dung, trình bày nội dung cần truyền tải một cách dễ hiểu, thân thiện với người dùng. Hay nói cách khác, những nội dung mà Content Writer cung cấp đến người đọc đa phần ở dưới dạng thông tin hữu ích với người dùng. Chính vì thế, khi truyền tải nội dung, Content Writer chỉ cần diễn đạt, trình bày một cách khoa học, sử dụng ngôn phù hợp với đối tượng mục tiêu nhằm đánh trúng tâm lý khách hàng và gia tăng sự tin tưởng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Copywriter: là người chuyên viết content quảng cáo nhằm mục đích thuyết phục người đọc, người nghe và người xem thực hiện một hành động cụ thể. Hành động đó có thể là click chuột, yêu cầu thêm thông tin, liên hệ mua hàng, phản hồi thông tin,…Về cơ bản, Copywriter không đơn thuần là nội dung dạng thông tin mà phải hấp dẫn, thuyết phục được khách hàng ngay tại thời điểm đọc bài viết.
Yếu tố cần thiết để trở thành Content Writer chuyên nghiệp
1. Yêu “Con chữ”, đam mê viết lách
Đam mê chính là điều khiến có thể sống lâu hơn với nghề. Một người đam mê viết lách, yêu con chữ là những người luôn dành tình yêu, dành cái “Tâm” của mình để cống hiến cho nghề. Đam mê khiến Content Writer không ngừng tự học hỏi, nghiên cứu hay sưu tầm thông tin, kiến thức, những nội dung hấp dẫn để ứng dụng vào quá trình làm việc.
Dù bạn học chuyên ngành gì, chỉ cần bạn có đam mê và khả năng sử dụng ngôn từ, bạn đều có thể trở thành người viết nội dung. Nhà tuyển dụng thường không quá quan tâm đến ngành nghề bạn học. Thứ họ thực sự muốn tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng là thái độ cầu thị, một tinh thần nhiệt huyết và cả những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách, đã từng “thực chiến” qua nhiều chiến dịch content.
2. Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực Content
Giờ đây, thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt, khoa học – công nghệ đổi mới từng ngày. Do đó, để trở thành một Content Writer chuyên nghiệp, trước tiên, bạn phải có kiến thức nền tảng về content. Tiếp theo đó, để không bị đào thải, bạn cần liên tục updates kiến thức mới, bổ sung thêm thông tin, hiểu biết về ngành nghề. Điều này giúp nâng cao kỹ năng cá nhân của người làm content, giúp bản bạn “sống lâu” hơn với nghề.
3. Có tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo chính là thứ kiến Content Writer tạo ra nội dung khác biệt, giúp người đọc dễ dàng nhận ra bài viết của bạn giữa thế giới đầy ắp thông tin. Sự khác biệt khiến khách hàng chú ý hơn, quan tâm hơn đến nội dung của bạn. Do đó, hãy rèn luyện tư duy sáng tạo để nhìn nhận sự vật, hiện tượng dưới góc nhìn đa dạng hơn, để cung cấp thông tin độc đáo, hấp dẫn hơn đến đối tượng khách hàng tiềm năng.
Định hướng công việc cho Freelancer Content Writer
Có thể bạn quan tâm: Các công việc Freelancer Marketing hái ra tiền
1. Cộng tác với Agency hoặc Client
Công tác với Agency hoặc Client để nhận các job viết bài là cách mà các Content Writer vẫn thường lựa chọn để bắt đầu hành trình Content Freelancer của mình. Bạn có thể cộng tác để nhận viết các bài content SEO, quản lý/viết bài fanpage, viết kịch bản,..
Để có những job đầu tiên, bạn có thể join vào các group tuyển dụng như:
- Góc nhỏ của Freelance Content Writer
- Tâm sự con sen
- Bạn đã có việc làm chưa?
- Việc làm content, biên tập viên, seo, marketing, PR
- Tuyển dụng content Marketing,
- …
Đây đều là những group tuyển dụng uy tín mà bạn có thể cân nhắc, lựa chọn job phù hợp để apply.
2. Cộng tác với trang báo, trang thông tin điện tử
Đây cũng là một hình thức làm Freelance cho những người mới bắt đầu công việc viết tự do. Bởi lẽ, đa phần các báo, các trang tin đều rất welcome CTV muốn cộng tác, viết bài. Bạn có thể chủ động nghiên cứu, sản xuất tin bài rồi gửi đến các báo để cộng tác. Nếu tác phẩm của bạn được xuất bản, bạn sẽ nhận được một phần nhuận bút tương xứng. Tùy theo từng trang tin, tờ báo mà phí nhuận bút cũng sẽ có sự chênh lệch.
3. Chấp bút (Ghostwriting)
Chấp bút là hình thức hợp tác nội dung giữa người có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó với một Freelance Content Writer. Cụ thể, khách hàng sẽ là người giỏi chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể nhưng không có thời gian, không có thời gian để trình bày, truyền đạt ý của mình bằng văn bản. Lúc này, Freelance Content Writer – những người có kỹ thuật viết tốt sẽ giúp họ truyền tải nội dung, thông điệp thành sách, thành văn bản. Đặc điểm của nghề này là bạn không được đứng tên tác giả của sản phẩm mình làm ra. Tuy nhiên, tiền nhuận bút lại cao hơn rất nhiều so với hình thức viết thông thường.
4. Viết blog
Thu nhập từ blog là nguồn thu nhập thụ động và bền vững nếu chúng ta có sự đầu tư bài bản và kế hoạch phát triển lâu dài cho blog. Các yếu tố mà một Freelance Content Writer cần có để biến một blog cá nhân thành một tài sản thực sự là nội dung hữu ích, duy trì tần suất đăng blog ổn định, biết cách quảng bá blog, hiểu các định dạng, quảng cáo, tiếp thị liên kết hoặc các sản phẩm, dịch vụ của tác giả có thể cộng tác để quảng bá trên blog của mình.
Dù bạn định hướng phát triển nghề Content Writer theo hướng nào, hãy dành tất cả sự đam mê, tâm huyết với nghề để tạo ra nội dung có giá trị. Hy vọng rằng bài viết này của EZ Marketing đã giúp bạn có định hướng phù hợp để phát triển bản thân trong hành trình trở thành Content Writer chuyên nghiệp.
Hãy để lại bình luận