5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Semantics là gì? là một trong những thắc mắc được người làm trong lĩnh vực SEO quan tâm nhiều nhất. Thế nhưng hiện nay, có rất ít tài liệu cung cấp thông tin cụ thể về thuật ngữ này. Trong bài viết dưới đây, EZ Marketing sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về Semantics và 6 cách nhằm tối ưu nội dung SEO theo Semantic Search hiệu quả nhất.  

Semantics là gì? Semantic search là gì?

Semantics Search chính là tìm kiếm có nghĩa, công cụ tìm kiếm hiểu được ý định tìm kiếm và ý nghĩa ngữ cảnh tìm kiếm của người dùng

Semantics Search chính là tìm kiếm có nghĩa, công cụ tìm kiếm hiểu được ý định tìm kiếm và ý nghĩa ngữ cảnh tìm kiếm của người dùng

Semantics(về ngữ nghĩa học) là những nghiên cứu về ý nghĩa, tham chiếu hoặc sự thật. Thông thường thuật ngữ này được dùng để nói về các lĩnh vực con của một số ngành như ngôn ngữ học, triết học, khoa học máy tính. 

Từ câu trả lời cho thắc mắc Semantics là gì? người ta lại suy rộng ra thêm thuật ngữ Semantic search. Tìm kiếm ngữ nghĩa ý chỉ việc tìm kiếm có nghĩa và có sự khác biệt với tìm kiếm từ vựng(loại tìm kiếm chỉ hiển thị các kết quả phù hợp với nghĩa đen của từ khóa truy vấn hoặc các biến thể của chúng mà không hiểu được ngữ nghĩa truy vấn tìm kiếm của người dùng).  

Google đang áp dụng Semantics Search cho hầu hết các kết quả tìm kiếm. Hiểu đơn giản thì Semantics Search chính là tìm kiếm có nghĩa, công cụ tìm kiếm hiểu được ý định tìm kiếm và ý nghĩa ngữ cảnh tìm kiếm của người dùng, để đưa ra kết quả chính xác và phù hợp nhất với truy vấn tìm kiếm. 

Ví dụ: khi bạn nhập từ khóa “cách làm bánh” là truy vấn thì Semantics Search của Google sẽ tự động hiểu là người dùng đang muốn tìm kiếm về công thức và các bước làm bánh nên sẽ cho xuất hiện lên top những video và website hướng dẫn. 

Minh họa cho truy vấn “cách làm bánh” sử dụng Semantic search 

Minh họa cho truy vấn “cách làm bánh” sử dụng Semantic search

Nhờ sự kết hợp giữa khái niệm, từ đồng nghĩa và thuật toán ngôn ngữ tự nhiên, Semantic search mang đến cho người dùng nhiều kết quả tìm kiếm chính xác hơn thông qua việc chuyển đổi data có cấu trúc và phi cấu trúc thành cơ sở dữ liệu trực quan và đáp ứng. Semantic search mang đến sự hiểu biết nâng cao về ý định tìm kiếm của user, khả năng trích xuất câu trả lời và hiển thị nhiều kết quả được cá nhân hóa hơn. 

Vì sao khi SEO cần tối ưu nội dung theo Semantic search

Đầu tiên, Semantic search là chiến lược của Google nhằm giúp nâng cao trải nghiệm tìm kiếm của người dùng tốt hơn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cung cấp nhiều dữ liệu có liên quan đến ý định tìm kiếm người dùng hơn. 

Kế đến, bạn có biết rằng cứ mỗi hai năm dữ liệu của thế giới sẽ tăng gấp đôi. Việc xây dựng kết nối, tổ chức hay cấu trúc lại dữ liệu ngữ nghĩa nhằm mục đích giải quyết thắc mắc của người dùng rằng “ Điều này có liên quan gì đến thắc mắc của tôi?”. 

Từ những ý nghĩa trên, việc tối ưu sử dụng ngữ nghĩa trong nội dung nhằm đáp ứng gần nhất với nhu cầu tìm kiếm của người dùng là nhiệm vụ thiết yếu mà các SEOer cần thực hiện. 

6 cách tối ưu nội dung chuẩn SEO theo Semantic search

Các cách tối ưu nội dung chuẩn SEO theo Semantic search

Các cách tối ưu nội dung chuẩn SEO theo Semantic search

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ viết bài chuẩn SEO cho website với chi phí chỉ từ 150k/bài/1000 từ + 3 ảnh trở nên, ảnh được thiết kế độc đáo

Ưu tiên ý định tìm kiếm 

Ai cũng biết, từ khóa là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình SEO. Thế nhưng, với những cập nhật mới nhất của Google việc chèn từ khóa càng nhiều càng tốt không còn mang lại hiệu quả như trước. 

Từ khóa được tìm kiếm nhằm xác định “Search Intent” (Ý định tìm kiếm) là điểm khác biệt nổi bật mà phương pháp SEO bằng Semantic search hướng đến. Với việc rà soát lại những câu hỏi của người dùng thông qua tìm kiếm của Google, bạn sẽ xây dựng được hàng loạt chủ đề cho nội dung của mình. 

Xây dựng outline sơ bộ 

Outline sơ bộ bao gồm những ý chính và phụ bạn cần đề cập tới trong bài viết. Đây là cách giúp bạn viết bài đúng trọng tâm và chuyên sâu hơn. Để bắt đầu xây dựng nên một chủ đề lớn, bước đầu tiên là bạn cần hoàn thành xong dàn bài trước. 

Ví dụ dưới đây là minh chứng cho một dàn bài chuẩn SEO. 

Outline sơ bộ cho bài viết chuẩn SEO 

Outline sơ bộ cho bài viết chuẩn SEO

Sản xuất bài viết dài bao quát hết chủ đề liên quan

Chủ đề liên quan bao gồm tất cả những chủ đề mà người dùng có thể tìm kiếm xung quanh nội dung mà bạn đang phát triển. Một bài viết bao quát đầy đủ những chủ đề nhỏ, có chiều rộng và chiều sâu khiến người dùng tin tưởng bạn là cách giúp Google xếp hạng trang web của bạn cao hơn. 

Những nội dung liên quan khi tìm kiếm bằng từ khóa “Titanic” 

Những nội dung liên quan khi tìm kiếm bằng từ khóa “Titanic”

Tập trung vào Topic(Chủ đề), không phải Keyword(Từ khóa)

Chú trọng vào chủ đề bài viết 

Trên internet, có nhiều doanh nghiệp chọn cách tập trung tối ưu SEO vào một bộ từ khóa nhất định để nhanh chóng lên TOP. Thế nhưng với mức độ cạnh tranh như hiện nay, việc làm này đã không còn hiệu quả. 

Việc lựa chọn tập trung vào những chủ đề của bài viết sẽ là một chiến thuật hay trong quá trình SEO của doanh nghiệp. Mục đích của việc làm này là xuất bản ra những bài viết chất lượng, liên quan đến chủ đề chính và nguyên bản. 

Sử dụng những từ khóa liên quan đến chủ đề

Bạn hãy lựa chọn những keyword có liên quan về mặt ngữ nghĩa đối với chủ đề mà bạn muốn viết. Những cụm từ này là “dấu hiệu” để Google hiểu rõ hơn về tổng thể nội dung của trang web. 

Ví dụ: Bạn đang muốn phát triển chủ đề : Ăn thuần chay → Những cụm từ khóa liên quan đến chủ đề có thể lựa chọn triển khai như: Danh sách món ăn thuần chay, Cách nấu món ăn thuần chay, Lợi ích của việc ăn thuần chay, Giảm cân, Bảo vệ môi trường, Ý nghĩa nhân văn…

Ví dụ sử dụng những từ khóa liên quan đến chủ đề ăn thuần chay

Ví dụ sử dụng những từ khóa liên quan đến chủ đề ăn thuần chay

Chọn nhiều từ khóa khác nhau nhưng có liên quan trong cùng một trang 

Google không thể phân biệt những từ khóa tương tự nhau. Vì thế khi người dùng tìm kiếm những từ khóa gần giống nhau thì Google vẫn cho ra cùng một kết quả. Đây là lý do vì sao bạn nên tập trung tối ưu những từ khóa khác nhau nhưng có sự liên quan trong cùng một trang. 

Nhờ Semantic Search mà những chủ đề bài viết tương tự nhau sẽ được Google xem là giống nhau. Do đó, để không bị đánh giá là trùng lặp nội dung, bạn nên xây dựng những chủ để hoàn toàn khác nhau. 

Hạn chế sử dụng từ khóa dài 

Cũng giống như khi SEO cho hai từ giống nhau, công sức của bạn cũng trở nên vô ích nếu SEO cho những từ khóa quá dài. Nhờ có Semantic Search, nên giờ đây Google sẽ đánh giá những từ khóa dài là các biến thể giống nhau. 

Ví dụ bạn muốn SEO hai từ khóa dài là “phương pháp SEO tổng thể hiệu quả” và “những cách làm SEO tổng thể hiệu quả”, Google vẫn chỉ hiểu chung một chủ đề “SEO tổng thể” và cho ra các kết quả tìm giống nhau. 

Cùng lúc tìm kiếm “phương pháp SEO tổng thể hiệu quả” và “những cách làm SEO tổng thể hiệu quả” sẽ cho ra kết quả tương tự nhau 

Cùng lúc tìm kiếm “phương pháp SEO tổng thể hiệu quả” và “những cách làm SEO tổng thể hiệu quả” sẽ cho ra kết quả tương tự nhau

Tóm lại, thay vì sử dụng những từ khóa có đuôi dài, bạn có thể nhắm tới việc tối ưu những từ khóa trung bình để tăng mức độ cạnh tranh.  

Tìm kiếm những heading có liên quan 

Bài viết có thể đạt được thứ hạng cao nếu bạn tập trung tìm kiếm những heading có liên quan. Để có được những heading đó, bạn cần làm theo những bước sau: 

Bước 1: Xác định mục đích tìm kiếm của người dùng và lựa chọn những nội dung đáp ứng điều đó. 

Bước 2: Câu hỏi nào của người dùng cần được trả lời để họ hiểu rõ hơn về chủ đề đó. 

Không nên bỏ qua hoàn toàn từ khóa 

Mặc dù Google đã nâng cấp thuật toán về từ khóa, thế nhưng nó không có nghĩa là bạn được bỏ qua hết các biến thể và từ khóa đuôi dài. Google vẫn sẽ đánh giá cao những từ khóa có giá trị trên trang web đã được tối ưu hóa. 

Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây là bạn không chỉ nhắm đến một mà có thể rất nhiều biến thể khác nhau trên cùng một trang. Dĩ nhiên, Google sẽ đánh giá chất lượng website của bạn dựa trên những từ khóa giống nhau đó. 

Sản xuất những nội dung dài 

Những bài viết dưới 1000 chữ luôn được nhiều trang web lựa chọn vì mất ít thời gian để đọc, bắt mắt và không quá dài dòng. Thế nhưng bài viết với số chữ như thế thường không bao quát hết nội dung. Tùy thuộc vào chủ đề mà bạn lựa chọn, các bài viết nên ở mức từ 1000 – 3000 chữ để truyền tải hết được những thông tin cần thiết. Điều này còn khiến người đọc hài lòng vì có được tất cả những gì họ cần chỉ trong một bài viết. 

Bên cạnh đó, Google cũng thích những website có bài viết dài như thế bởi trang web của bạn là nơi duy nhất có bài viết dài và giá trị. Chính vì thế, đừng ngại xuất bản những nội dung dài, vì trên thực tế đây là một lợi thế cạnh tranh lớn về SEO. 

Bổ sung Schema Markup

Website được khai báo Schema Markup giúp thông tin được sắp xếp một cách có tổ chức và rõ ràng hơn. Đây sẽ là một điểm cộng lớn khi giúp Google thu thập dữ liệu trên web một cách dễ dàng hơn nhiều lần. 

Ngoài ra, việc khai báo Schema Markup còn giúp website của bạn có cơ hội hiển thị kết quả tìm kiếm dưới dạng Rich Snippet (nội dung được trích từ một đoạn của bài viết, tiêu đề, hình ảnh/ video…). Đây là phương pháp giúp tăng CTR hiệu quả mà Google hỗ trợ cho những nhà phát triển website. 

Nội dung hiển thị dưới dạng Rich Snippet thông qua Semantics Search

Nội dung hiển thị dưới dạng Rich Snippet thông qua Semantics Search

Đến đây, chắc chắn bạn được giải đáp cụ thể về thắc mắc Semantic là gì? và những cách tối ưu nội dung theo tìm kiếm ngữ nghĩa rồi đúng không nào? EZ Marketing hy vọng khi áp dụng những kiến thức trên vào thực tế, trang web của bạn sẽ nhanh chóng xuất hiện trên Top đầu của kết quả tìm kiếm nhé. Chúc bạn thành công!