5/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 26/01/2024

Tự dưng 1 ngày “đẹp trời”, website của bạn tăng thêm hàng nghìn traffic? Đây là 1 tín hiệu tốt hay tín hiệu xấu? Rất có thể website của bạn đã bị bắn traffic ảo, traffic spam, traffic xấu. Và nếu tình trạng này tiếp diễn lâu dài, website của bạn có thể bị Google phạt. Vậy làm sao biết hàng nghìn traffic tăng thêm kia là traffic ảo, traffic spam hay website của bạn đang tăng trưởng traffic thật?

Hãy cùng EZ Marketing tìm hiểu cách phân biệt traffic thật và traffic ảo và cách xử lý traffic spam, traffic ảo, traffic xấu nhé!

Traffic ảo là gì?

Traffic ảo là gì?

Traffic ảo, traffic spam, traffic xấu là gì?

Traffic ảo có 2 loại:

  1. Traffic ảo là loại traffic không phải người dùng thật truy cập vào website/Fanpage của bạn, mà nó được tạo ra từ các tool tạo traffic.
  2. Traffic ảo cũng có thể là người dùng thật nhưng những người dùng này không có nhu cầu xem nội dung trong website/Fanpage của bạn mà họ được trả tiền để truy cập website/Fanpage của bạn. Các SEOer thường gọi loại traffic ảo này là traffic user.

Traffic spam là traffic có được bằng cách đi chia sẻ link tùm lum trên nhiều diễn đàn/fanpage không cùng chủ đề, sử dụng các tiêu đề, nội dung thu hút để lừa người dùng click vào link chia sẻ đó.

Cả traffic ảo và traffic spam đều được gọi là traffic xấu. Và nếu website của bạn có nhiều traffic xấu thì sẽ rất dễ bị Google phạt.

Tại sao phải chặn traffic ảo truy cập website của bạn?

Traffic ảo/spam có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới website

Traffic ảo/spam có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới website

Traffic ảo/spam có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới website của bạn như:

  1. Làm tụt thứ hạng các từ khóa website của bạn trên Google: nếu website của bạn có nhiều traffic ảo, traffic spam thì nó sẽ làm giảm time on site, và tăng tỷ lệ thoát(bounce rate). Từ đó website của bạn có thể bị Google phạt và tụt thứ hạng hàng loạt từ khóa trên Google.
  2. Quá tải máy chủ/server: quá nhiều traffic ảo/spam vào website khiến quá tải máy chủ/server, làm cho các người dùng thật không thể truy cập website của bạn. Và khi người dùng truy cập website của bạn thì sẽ nhận được báo lỗi với mã lỗi HTTP như 500, 502, 503, 504, 408…
  3. Hack website: đôi khi các traffic ảo, không phải người dùng thật truy cập website của bạn với mục đích hack website. Họ muốn tìm ra đường dẫn trang quản trị(trang admin) và tìm cách hack quyền quản trị website của bạn. Hoặc họ cũng có thể tìm ra lỗi trên website để hack vào database website của bạn.
  4. Tạo các comment spam: đây là thứ làm cho những người quản lý website rất ghét. Mỗi ngày có hàng trăm comment spam vào website, việc xóa các comment đó đi tốn thời gian và công sức. Ngoài ra, nó còn tốn dung lượng lưu trữ trên server/hosting.
  5. Làm giảm tốc độ website, website load rất chậm, tạo ra trải nghiệm người dùng rất tệ: có nhiều traffic ảo sẽ làm cho website của bạn chậm đi, từ đó làm cho trải nghiệm người dùng rất tệ khi truy cập vào website của bạn. Điều này, gián tiếp làm cho Google giảm điểm chất lượng đối với website của bạn.
  6. Dẫn người dùng trong website của bạn tới 1 website khác: nhiều traffic ảo/spam vào website của bạn với mục đích chèn link website của 1 bên khác vào website của bạn. Và khi người dùng vào website của bạn và click vào link đó thì người dùng sẽ tới 1 website khác. Điều này vừa làm cho Google phạt bạn, vừa làm cho người dùng không tin tưởng vào website của bạn. Do vậy, bạn cần bật chức năng kiểm duyệt comment/nội dung trước khi cho comment/nội dung của khách hiển thị trên website của bạn.
  7. Chèn virut vào website của bạn: một số traffic xấu có thể cài virut vào website của bạn gây ra các lỗi như tự động tạo ra bài viết trên website, tự chèn linkout vào website, chèn virut tiếng Nhật, hoặc khi người dùng vào website của bạn thì sẽ website của bạn tự động redirect sang 1 website khác…

Vì sao website của bạn lại bị bơm traffic ảo?

Vì sao website của bạn lại bị bơm traffic ảo?

Vì sao website của bạn lại bị bơm traffic ảo?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến website của bạn bị bơm traffic ảo, trong đó có 3 nguyên nhân chính:

Do đối thủ SEO chơi xấu

Đối thủ SEO muốn bơm traffic ảo vào website của bạn cho website của bạn bị Google phạt và họ sẽ lên TOP Google thay vị trí của bạn. Ngoài bơm traffic ảo thì đối thủ SEO sẽ thực hiện rất nhiều cách khác để làm Website của bạn bị tụt TOP, bạn có thể xem tất cả các kiểu chơi xấu của đối thủ SEO.

Do bạn thuê phải đơn vị SEO không uy tín

Trước khi dự án SEO kết thúc và nghiệm thu kết quả, các đơn vị SEO không uy tín sẽ bơm traffic ảo để bộ từ khóa SEO tăng mạnh, và họ sẽ nhận được tiền của bạn. Sau khi dự án SEO kết thúc thì website của bạn sẽ bị Google phạt, mà bạn cũng không thể đòi lại tiền của đơn vị SEO không uy tín kia.

Do vậy, trước khi thuê đơn vị SEO bên ngoài, bạn cần lựa chọn đơn vị SEO uy tín trước khi ký kết hợp đồng SEO nhé, kẻo “tiền mất, tật mang” – website vừa bị phạt mà bạn lại mất tiền thuê đơn vị SEO không uy tín.

Do nhân viên SEO không có năng lực

Hiện nay, nếu bạn đang thuê nhân viên SEO, hãy cẩn thận! Hiện nay, rất nhiều nhân viên SEO học tại các trung tâm SEO kém chất lượng. Họ đào tạo cho các nhân viên SEO này phương pháp SEO mũ đen, bắn backlink spam, bơm traffic ảo tùm lum, tối ưu mật độ từ khóa quá liều.

Các nhân viên SEO này chưa hiểu rõ hậu quả của việc áp dụng SEO mũ đen, do vậy họ bơm rất nhiều traffic ảo cho website của bạn. Mới đầu thì bạn thấy website của mình tăng traffic mạnh và tăng thứ hạng rõ rệt, nhưng sau 1 thời gian thì traffic và thứ hạng tụt không phanh, website của bạn thì bị Google phạt và rất khó để khôi phục lại. Kết quả là bạn phải bỏ cả website.

Traffic tăng thêm là traffic thật hay traffic ảo?

Để biết traffic tăng thêm là traffic thật hay traffic ảo thì bạn cần sử dụng 3 công cụ đó là: công cụ Google Analytics, công cụ Google Search Consolecông cụ Spineditor. Nếu bạn chưa cài 3 công cụ này thì bạn cần cài trước khi đọc tiếp bài viết này nhé!

Bước 1: Kiểm tra xem traffic tăng thêm đến từ nguồn nào nhiều nhất

Đầu tiên, để biết traffic tăng thêm là traffic thật hay traffic ảo thì bạn cần xem nguồn traffic đến từ đâu. Bạn vào Google Analytics => Vào phần Báo cáo => Vòng đời => Thu nạp => Thông tin thu nạp lưu lượng(như hình dưới):

Sau đó, bạn chọn ngày mà traffic tăng mạnh và so sánh với các ngày trước đó, ví dụ ở hình dưới website của chúng tôi tăng mạnh vào ngày 25/09/2023 thì tôi sẽ chọn vào phần “So sánh” và chọn so sánh ngày 25/09/2023 so sánh với ngày 24/09/2023, sau đó nhấn nút “Áp dụng”. Mục đích so sánh để xem tăng trưởng traffic ngày 25/09/2023 đến từ nguồn nào:

Sau đó, bạn kéo xuống phần bảng chứa các Nguồn/kênh thống kê traffic, như bạn thấy ở dưới thì tất cả các kênh của chúng tôi đã tăng traffic từ 172 phiên(Traffic) lên 276 phiên(Traffic)(Tăng 104 Traffic), trong đó Nguồn/kênh tăng traffic mạnh nhất là Organic Search: tăng từ 163 phiên(Traffic) lên 256 phiên(Traffic)(Tăng 93 Traffic):

Bước 2: Traffic tăng thêm đến từ URL nào nhiều nhất

Sau khi biết số traffic tăng chủ yếu ở nguồn Organic Search thì bạn phải xem nó tăng ở URL nào mạnh nhất. Bạn cần vào phần Báo cáo => Vòng đời => Mức độ tương tác => Trang đích(như hình dưới). Sau đó, click vào chữ “Phiên” để nó sắp xếp các trang tăng traffic từ nhiều tới ít, bạn sẽ thấy 2 URL là /tao-nhom-facebook và /cach-loc-comment-tren-facebook là 2 URL tăng traffic mạnh nhất:

Bạn có thể chỉ lấy 2 URL hoặc nhiều URL hơn để đánh giá tình trạng tăng traffic là traffic ảo hay traffic thật. Tất nhiên, càng lấy nhiều URL để đánh giá thì tỷ lệ đưa ra kết luận càng chính xác, nhưng nó sẽ tốn nhiều thời gian, công sức của bạn. Ở ví dụ trên, chúng tôi chỉ lấy 2 URL là /tao-nhom-facebook và /cach-loc-comment-tren-facebook làm mẫu cho đơn giản, dễ trình bày.

Bước 3: Xem thứ hạng từ khóa và lượt hiển thị có của 2 URL có tăng không

Một URL tăng traffic chỉ có 2 nguyên nhân chính đó là tăng lượt hiển thị hoặc tăng thứ hạng từ khóa. Hoặc cả 2 nguyên nhân kể trên.

Sau khi biết traffic tăng từ 2 URL trên, bạn vào Google Search Console để xem lượt hiển thị của 2 URL này có tăng không. Bạn vào mục Hiệu suất => Kết quả tìm kiếm => Chọn vào phần “Ngày” như hình dưới:

Sau đó 1 popup hiện ra, bạn chọn “COMPARE” => Chọn ngày cần so sánh, ở đây tôi so sánh giữa ngày 23/09/2023 và ngày 24/09/2023(Có thể bạn phân vân: ở Google Analytics sao lại chọn so sánh ngày 24/09 và ngày 25/09 nhưng sao Google Search Console lại so sánh ngày 23/09 và ngày 24/09? Vì cách ghi nhận ngày của Google Analytics và Google Search Console là khác nhau. Google Search Console sẽ trước 1 ngày so với Google Analytics. Ngày 24/09 ở Google Analytics chính là ngày 23/09 ở Google Search Console, còn ngày 25/09 ở Google Analytics chính là ngày 24/09 ở Google Search Console), sau đó nhấn “ÁP DỤNG”:

Sau khi nhấn “ÁP DỤNG”, thì bạn chọn “Tổng số lượt hiể…” như hình dưới và tắt các chọn khác đi, bạn sẽ thấy rõ ràng lượt hiển thị ngày 24/09(9.1 Nghìn) cao hơn ngày 23/09(7.23 Nghìn):

Tiếp theo, bạn kéo xuống xem 2 URL cần xem lượt hiển thị có tăng không đó là /tao-nhom-facebook và /cach-loc-comment-tren-facebook. Bạn thấy rõ ràng 2 URL này đều có lượt hiển thị ngày 24/09 cao hơn ngày 23/09:

Sau khi kiểm tra lượt hiển thị, bạn vào Spineditor để kiểm tra thứ hạng các từ khóa nằm trong 2 URL /tao-nhom-facebook và /cach-loc-comment-tren-facebook. Sau đó, bạn đến bước 4.

Bước 4: Trả lời câu hỏi “Traffic tăng thêm là traffic thật hay traffic ảo?”

Sau khi hoàn thành 3 bước ở trên, đến bước 4 này là bạn đã hoàn toàn có thể trả lời traffic tăng thêm là traffic thật hay traffic ảo.

Để trả lời câu hỏi trên thì bạn phân ra 4 trường hợp:

  1. Trường hợp 1: Cả thứ hạng từ khóa và lượt hiển thị đều tăng: 100% các traffic tăng thêm là traffic thật.
  2. Trường hợp 2: Thứ hạng từ khóa tăng dẫn đến traffic tăng: thì có tới 90% chắc chắn rằng, traffic tăng thêm là traffic thật. 10% còn lại không thể khẳng định đây là traffic thật vì có thể thứ hạng từ khóa tăng nhưng lượt hiển thị giảm mạnh(có thể người dùng tìm kiếm từ khóa mà bạn đang SEO ít hơn, hoặc vào mùa thấp điểm của lĩnh vực bạn đang SEO thì cũng ít người tìm kiếm hơn nên lượt hiển thị giảm mạnh) thì traffic vẫn có thể không tăng hoặc giảm.
  3. Trường hợp 3: Thứ hạng từ khóa giữ nguyên lượt hiển thị tăng: nếu URL bạn đang xem xét thuộc trường hợp này, bạn phải xem URL đó có đang trong trend(xu hướng) tìm kiếm nào không mà lượt hiển thị lại tăng vọt. Ví dụ vào mùa thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học thì bài viết “Ngành marketing học trường nào tốt nhất?” lại tăng gấp 5 – 10 lần số lượt hiển thị từ đó làm tăng gấp 5 – 10 lần traffic của website. Nếu URL bạn đang xem xét đang trong trend nào đó dẫn đến tăng hiển thị và tăng traffic thì 100% traffic tăng đó là traffic thật.
  4. Trường hợp 4: Thứ hạng từ khóa không tăng, lượt hiển thị cũng không tăng: mà traffic lại tăng mạnh thì chứng tỏ traffic đó là traffic ảo.

Ở ví dụ ở trên, rõ ràng nó thuộc “Trường hợp 1: Cả thứ hạng từ khóa và lượt hiển thị đều tăng”. Do vậy, chúng tôi kết luận, traffic tăng thêm là traffic thật.

Các cách chặn traffic ảo, traffic spam, traffic xấu vào website

Có rất nhiều cách chặn traffic ảo, traffic spam, traffic xấu. EZ Marketing xin giới thiệu cho bạn các cách dễ dàng nhất để chặn traffic ảo, traffic spam, traffic xấu vào website của bạn:

Các cách chặn traffic ảo, traffic spam, traffic xấu vào website

Các cách chặn traffic ảo, traffic spam, traffic xấu vào website

Cách 1: Sử dụng Plugin chặn traffic ảo, traffic spam, traffic xấu

Nếu bạn đang sử dụng website WordPress thì việc chặn traffic ảo, traffic spam, traffic xấu rất dễ dàng. Bạn có thể sử dụng các plugin chặn traffic ảo như: plugin Wordfence Security, Blackhole for Bad Bots, Block Bad Bots, iThemes Security

Việc sử dụng các plugin này rất dễ dàng, bạn chỉ cần làm vài thao tác theo hướng dẫn trong plugin là đã chặn được phần lớn các traffic ảo, traffic spam, traffic xấu truy cập website của bạn.

Ngoài ra, để chặn các traffic xấu vào website với mục đích hack website, cài virut vào website thì bạn cần cài các plugin thay đổi URL trang admin như plugin WPS Hide Login và giới hạn số lần đăng nhập sai như plugin Limit Login Attempts Reloaded

Trên Google đã có rất nhiều bài viết hướng dẫn sử dụng các plugin trên, do vậy EZ Marketing chỉ trình bày cách sử dụng plugin Wordfence để chặn traffic ảo, traffic spam, traffic xấu. Cách sử dụng các plugin còn lại để chặn traffic spam, traffic ảo, traffic xấu, bạn có thể lên Google gõ “cách sử dụng” + tên plugin + “để chặn traffic ảo” nhé!

Cách 2: Yêu cầu đơn vị SEO mũ đen/Nhân viên SEO kém dừng việc bơm traffic ảo

Nếu bạn phát hiện đơn vị SEO/Nhân viên SEO mà bạn đang thuê bơm traffic ảo, bạn hãy yêu cầu họ dừng ngay hành động này lại. Hoặc có thể, bạn dừng hợp tác với họ.

Cách 3: Tạo reCAPTCHA Google và đặt lên website

Traffic ảo đa số được tạo ra từ tool tạo traffic, do vậy nó khó có thể vượt qua Captcha Google. Do vậy, để chặn các traffic ảo, bạn tạo 1 reCAPTCHA Google và đặt lên website, khi có traffic truy cập website của bạn thì yêu cầu gõ reCAPTCHA Google, sau khi gõ đúng mới truy cập vào được website của bạn.

Đây là cách làm hiệu quả để chặn traffic ảo nhưng nó làm trải nghiệm người dùng kém đi. Trừ khi, website của bạn được nhiều người mong muốn truy cập(kể cả việc phải nhập captcha) thì bạn mới nên sử dụng cách này.

Cách 4: Sử dụng file .htaccess để chặn traffic ảo/xấu/spam

Đối với những website code thuần, không sử dụng WordPress, thì không thể sử dụng các plugin để chặn traffic ảo/xấu/spam được. Do vậy, các website code thuần cần chặn traffic ảo/xấu/spam bằng file .htaccess.

Đầu tiên, để sử dụng file .htaccess để chặn traffic ảo thì bạn cần đăng nhập vào hosting/VPS. Sau đó, tìm đến thư mục quản lý file(có thể là thư mục File Manager). 

Tiếp theo, click vào mục public_html và tìm file .htaccess(đôi khi file này bị ẩn, hãy cài đặt cho các file đang ẩn được hiển thị, nếu tất cả các file được hiển thị mà không có file .htaccess thì bạn có thể tạo 1 file với tên là .htaccess).

Sau đó, bạn mở file .htaccess và thêm các dòng dưới đây vào đầu file .htaccess để chặn IP bạn muốn. Ví dụ EZ Marketing muốn chặn 2 IP là 123.456.789.01 và 234.56.789.123 thì đầu file .htaccess, chúng tôi sẽ thêm các dòng sau:

order allow,deny
deny from 123.456.789.01
deny from 234.56.789.123
allow from all

Cuối cùng là lưu(save) file .htaccess bạn vừa sửa.

Đôi khi bạn phải kết hợp nhiều cách để chặn traffic ảo, traffic spam, traffic xấu thì mới ngăn chặn triệt để các traffic không mong muốn truy cập website của bạn.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới “cách chặn traffic ảo, traffic spam, traffic xấu”, hãy chat trực tiếp với EZ Marketing. Các chuyên gia của EZ Marketing đã sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi từ bạn.

Nếu thấy bài viết về chủ đề “traffic ảo, traffic spam, traffic xấu” này hữu ích đối với bạn, hãy chia sẻ nó cho bạn bè, những người làm SEO, những hội nhóm SEO mà bạn tham gia.