4.7/5 - (6 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 23/08/2023

Google PageSpeed ​​Insights là một công cụ đo lường có khả năng làm việc và tốc độ truy cập Website đáng tin cậy nhất. Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng của trong kỹ thuật SEO. Vậy sử dụng Pagespeed Insights trong Google như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Hãy cùng EZ Marketing tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

PageSpeed Insights là công cụ của Google được thiết kế để nhằm giúp tối ưu hóa hiệu suất của trang Web

PageSpeed Insights là công cụ của Google được thiết kế để nhằm giúp tối ưu hóa hiệu suất của trang Web

Google PageSpeed Insights là gì?

PageSpeed Insights là một công cụ của Google được thiết kế để nhằm giúp tối ưu hóa hiệu suất của trang Web. Có thể nói rằng, đây là một trong những công cụ SEOcác SEOer phải sử dụng. Pagespeed Insights tập trung vào hai yếu tố: tốc độ tải trang và tính thân thiện với người dùng.

Tại báo cáo PSI dựa trên số liệu từ phòng Lab của Lighthouse, khi quét số liệu trên Web, Pagespeed Insights sẽ cung cấp về cho người dùng hai loại dữ liệu :

  • Lab Data: là dữ liệu phòng thí nghiệm.
  • Field Data: là dữ liệu thực tế.

Trong Lab Data thu thập được từ trong môi trường bị kiểm soát với nhiều thiết bị và Internet đã được sắp xếp trước. Kết quả trả về là những vấn đề đã xảy ra hoàn toàn do hiệu suất của Website. Từ đó, chúng ta sẽ tìm ra lỗi và khắc phục nó.

Mặt khác, các thông tin dữ liệu thực là những dữ liệu đã được thu thập qua những lần tải trang thực tế đến từ người dùng. Từ đây, chúng ta sẽ kiểm tra và giải quyết những nút thắt cho Pagespeed có thể xảy ra trong thực tế.

Như vậy, Google PageSpeed Insights chắc chắn là một trong những công cụ vô cùng hữu ích dành cho các quản trị viên Web, nhà phát triển, chủ sở hữu trang Web thuộc nhiều nhóm ngành.

6 Loại thông tin mà PageSpeed Insights cung cấp cho Website

Thông thường, các SEOer dùng Google Pagespeed Insights để phân tích trang trên Website. Kết quả trả về là những phần, chỉ số hiệu năng của Website đó. Chúng sẽ có được những sắp xếp theo thứ tự vị trí như sau:

1. Speed Score – Điểm tốc độ

Số liệu được xuất ra đầu tiên là Speed Score (Điểm tốc độ). Điểm tốc độ Pagespeed này được dựa trên số liệu lấy ra từ phòng thí nghiệm của Lighthouse.

2. Field Data – Số liệu thực

Field Data (Số liệu thực) đây cũng là số liệu mà Google PageSpeed Insights muốn đem về cho trang Web của bạn.

Field Data gồm 2 phần chính: First Contentful Paint (FCP) và First Input Delay (FID). Số liệu trả về về dựa trên sự trải nghiệm thực của người dùng từ Google Chrome. Chúng sẽ được kiểm nghiệm trong 30 ngày kể từ khi bạn chạy Pagespeed Insights.

3. Lab Data – Dữ liệu Lab

Dữ liệu Lab Data được dựa trên những phân tích của Lighthouse. Như đã nói, vì dữ liệu Lab hoàn toàn dựa trên những phân tích của Lighthouse. Chính vì thế những số liệu này sẽ được lấy từ thiết bị di động và mạng di động giả lập của người dùng.

4. Opportunities – Cơ hội

Các chỉ số dữ liệu mà Opportunities (Cơ hội) đem về giúp cải thiện trang Web của bạn. PSI sẽ đưa ra những đề xuất về những chỉ số hiệu suất giúp để cải thiện thời gian tải của trang Web. Mỗi đề xuất này, sẽ cho thấy ước tính của thời gian tải trang tiết kiệm được khi gợi ý PSI đã được triển khai.

Thông qua đó, SEOer tạo ra những thay đổi giúp cho hiệu suất tải trang Web được cải thiện, giúp nâng cao các trải nghiệm của người truy cập Website.

5. Diagnostics – Chẩn đoán

Diagnostics sẽ đưa ra một số công cụ đề xuất hỗ trợ Website. Trong dữ liệu Diagnostics cung cấp, chúng sẽ khuyến nghị các phương pháp phát triển Website hay nhất để thêm vào trang Web của bạn. chúng sẽ đưa ra một số các công cụ đề xuất hỗ trợ mà bạn có thể sử dụng.

6. Passed Audits – Thông qua kiểm tra

Số liệu cuối cùng đem về là Passed Audits (Thông qua kiểm tra). Passed Audits sẽ bao gồm tất các cả kết quả hiệu năng đã hoạt động tốt trên Website của bạn. Những thành phần hiển thị đó sẽ không cần phải chỉnh.

Cần đạt bao nhiêu điểm trong Google Pagespeed Insights

Kết quả PageSpeed Insights được cung cấp bởi Lighthouse. Chính vì vậy, điểm Google Pagespeed Insights không quan trọng. Điều quan trọng nhất cần quan tâm đó là tốc độ thực tế trang Web của bạn. Thông qua bảng thống kê các số liệu trang web, sẽ có thời gian load trang Web trung bình dưới là 500 mili giây (được cho là cực kỳ nhanh). Chính vì vậy, trên PageSpeed ​​Insight sẽ không có điểm 100/100.

Khách hàng truy cập trang Web của bạn sẽ không quan tâm tới điểm Google PageSpeed ​​Insights của bạn là bao nhiêu. Và họ chỉ muốn xem nội dung trên Website càng nhanh càng tốt.

Mục đích đầu tiên và cần thiết nhất của việc kiểm tra hiệu suất trang Web của bạn với Google PageSpeed ​​Insights là để tìm các điểm có vấn đề trên trang Web. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu hóa, giảm thời gian tải thực tế và thời gian tải nhận thức của bạn.

5 Đề xuất của Google PageSpeed ​​Insights giúp để cải thiện hiệu suất

Loại bỏ tài nguyên chặn hiển thị

Loại bỏ các tài nguyên chặn hiển thị được coi là đề xuất phổ biến nhất từ Google PageSpeed ​​Insights. Các tập lệnh JavaScript và CSS sẽ làm giảm tốc độ load trang. Trình duyệt Web của người truy cập cần phải tải xuống và xử lý trước khi có hiển thị phần còn lại của trang Web đó. Chúng sẽ có thể tác động tiêu cực đến tốc độ trang Web của bạn.

Bạn cũng có thể loại bỏ nội dung cảnh báo này nếu không có nhiều JavaScript hoặc CSS. Tuy nhiên, điều này sẽ thực sự có giá trị đối với các trang Web rất nhỏ. Vì hầu hết các Website WordPress đều có đủ JavaScript.

Có thể bạn cần: Hướng dẫn chi tiết các bước thiết kế website WordPress

Tránh xâu chuỗi yêu cầu quan trọng

Khái niệm về chuỗi yêu cầu quan trọng liên quan đến CRP và cách tải trình duyệt trang Web của bạn. Một số phần tử nhất định – JavaScript/CSS phải được tải hoàn chỉnh trước khi Website của bạn hiển thị.

Google PageSpeed ​​Insights sẽ hiển thị cho bạn các chuỗi yêu cầu trên trang của bạn đang phân tích như sau:

  • Tránh những yêu cầu chuỗi
  • Tránh các đề xuất yêu cầu quan trọng

Chúng sẽ hiển thị một loạt các yêu cầu phụ thuộc phải thực hiện trước khi Website hiển thị. Chúng sẽ cho biết kích thước của từng tài nguyên lý tưởng nhất để giảm thiểu số lượng yêu cầu phụ thuộc và kích thước của chúng.

Một số phương pháp để hoàn thành được các mục tiêu này, bao gồm:

  • Loại bỏ các tài nguyên chặn kết xuất
  • Trì hoãn tải hình ảnh ngoài màn hình
  • Giảm thiểu JavaScript/CSS

Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là không có chuỗi yêu nào mà bạn cần phải làm việc. Google PageSpeed ​​Insights sẽ không tính “đạt” hay “không đạt”. Chúng đơn giản là có sẵn để giúp bạn cải thiện được thời gian tải Web.

Giảm thiểu CSS

Các tệp CSS thường lớn hơn mức bạn cần thiết để giúp khách hàng dễ đọc. Dữ liệu đó có thể bao gồm các ký tự như xuống dòng, dấu cách mà máy tính không cần thiết có thể hiểu được nội dung.

Giảm thiểu CSS là quá trình cô đọng các tệp loại bỏ các ký tự, khoảng trắng và những trùng lặp không cần thiết. Google sẽ đưa ra khuyến nghị phương pháp này vì nó sẽ làm giảm kích thước tệp của CSS cải thiện tốc độ tải:

  • Thu nhỏ CSS
  • Giảm thiểu đề xuất CSS

Mã hóa hình ảnh

Hình ảnh có tác động rất đáng kể đến hiệu suất trang Web. Bạn có thể tối ưu hóa bằng cách nén file ảnh giúp giảm kích thước tệp để tải chúng nhanh hơn. Đây cũng sẽ là phương pháp chính mã hóa hình ảnh hiệu quả.

Chìa khóa là kích thước tệp nhỏ nhất nhưng lại không làm giảm đi chất lượng của hình ảnh đó.

Các tiêu chuẩn để đánh giá hình ảnh của bạn “đạt” hay “không đạt” bao gồm:

  • Hình ảnh có kích thước chính xác nhất
  • Thực hiện tải hình ảnh chậm (tải ảnh bên ngoài màn hình)
  • Chuyển đổi hình ảnh sang định dạng các tệp
  • Sử dụng các định dạng video động hoặc hình ảnh GIF

Nén văn bản

Đề xuất cho phép nén văn bản trong Google PageSpeed ​​Insights  là sử dụng tính năng nén GZIP:

  • Cho phép nén văn bản
  • Bật đề xuất nén văn bản

Tính năng nén văn bản sẽ tự động được bật lên trên máy chủ. Đầu tiên là bạn cần cài đặt một Plugin có tính năng nén GZIP. WP Rocket sẽ được cho là một giải pháp khả thi nếu bạn sẵn sàng trả tiền cho nó.

Hoặc bạn cũng có thể nén văn bản của mình theo cách thủ công. Điều này sẽ liên quan đến việc chỉnh sửa tệp có thể có rủi ro. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn có sẵn bản sao lưu gần đây.

Hiện nay, hầu hết các trang WordPress chạy trên máy chủ Apache đã cho phép nén GZIP.

Trên đây là những thông tin  về Google PageSpeed ​​Insights mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bạn tối ưu Website của mình hơn nhờ vào PageSpeed ​​Insights trên Google.