4.8/5 - (10 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 03/04/2024

Nếu bạn đang làm Content SEO thì việc viết bài chuẩn SEO là công việc bạn phải thực hiện hàng ngày! Nhưng bạn thấy việc viết bài chuẩn SEO tốn rất nhiều thời gian và đôi khi thiếu bước nọ bước kia khiến cho bạn phải sửa lại bài viết nhiều lần! Bài viết này sẽ giúp bạn viết bài chuẩn SEO chỉ trong 5 bước đơn giản!

Viết bài chuẩn SEO chỉ với 5 bước Và 42 checklist bài viết chuẩn SEO

Viết bài chuẩn SEO chỉ với 5 bước Và 42 checklist bài viết chuẩn SEO

Vì sao phải viết bài chuẩn SEO?

Bài viết chuẩn SEO là bài viết được tối ưu tốt để giúp người dùng giải quyết vấn đề mà họ đang tìm kiếm, một cách nhanh chóng, dễ dàng + bài viết đó phải đạt các yêu cầu kỹ thuật SEO.Từ đó thúc đẩy thứ hạng các từ khóa trong bài viết lên TOP đầu trên trang kết quả tìm kiếm.

Nhưng bạn hãy lưu ý rằng, một bài viết chuẩn SEO không chỉ đáp ứng các tiêu chí SEO mà còn phải giải quyết vấn đề của người dùng và mang tới trải nghiệm người dùng tốt nhất khi đọc bài viết đó. Từ đó khách truy cập mới tiếp tục ở lại website của bạn lâu hơn và họ sẽ quay lại website của bạn mỗi khi họ cần tìm kiếm thông tin. Và như hiệu ứng hòn tuyết lăn, các từ khóa bạn cần SEO sẽ lên TOP nhanh hơn.

Nếu một người content SEO đã viết bài và tối ưu chuẩn SEO thì công việc của người làm SEO sẽ nhàn hơn rất nhiều. Từ đó, người làm SEO có thể tập trung vào nhiều công việc SEO chuyên sâu hơn.

Nếu bạn không có thời gian tự viết bài chuẩn SEO, bạn có thể tham khảo Dịch vụ viết bài chuẩn SEO của EZ Marketing

Một bài viết chuẩn SEO cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật SEO nào?

Một bài viết chuẩn SEO thì cần đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật sau:

  1. Tối ưu Title, URL bài viết
  2. Tối ưu Meta description    
  3. Tối ưu các thẻ tiêu đề bài viết h1 và các thẻ heading h2, h3
  4. Làm nổi bật các đoạn nội dung quan trọng
  5. Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO
  6. Tối ưu Mật độ từ khóa
  7. Tối ưu Internal link(liên kết nội bộ)

Các bước viết bài chuẩn SEO

Dưới đây là 5 bước giúp bạn có 1 bài viết chuẩn SEO trên Website:

Bước 1: Cài các công cụ cần thiết trước khi viết bài chuẩn SEO

Có rất nhiều công cụ check bài viết chuẩn SEO. Nhưng EZ Marketing sử dụng 2 công cụ check bài viết chuẩn SEO nhanh và dễ dàng đó là Yoast SEOSEO Quake.

Yoast SEO là một plugin trong WordPress. Nó được sử dụng để check các yếu tố chuẩn SEO trong khi viết bài. Nó rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần điền từ khóa chính trong phần cần SEO trong mục “Yoast SEO” cuối mỗi bài viết bạn đang viết thì nó sẽ tự check xem bài viết của bạn đã chuẩn SEO chưa

Bạn chỉ cần điền từ khóa chính trong phần cần SEO trong mục "Yoast SEO"

Bạn chỉ cần điền từ khóa chính trong phần cần SEO trong mục “Yoast SEO”

Những yếu tố đã chuẩn SEO thì công cụ Yoast SEO sẽ báo xanh. Những yếu tố nào chưa chuẩn SEO thì báo đỏ. Còn tạm ổn thì báo da cam. Điều này giúp bạn viết bài chuẩn SEO khá nhanh và dễ dàng biết những yếu tố SEO nào cần sửa lại. Ví dụ: hình dưới mục “Images” báo bài viết chưa có hình ảnh nên chưa chuẩn SEO. Còn mục “Outbound links” là đã có link trỏ sang website khác nên đã chuẩn SEO.

Những yếu tố đã chuẩn SEO thì công cụ Yoast SEO sẽ báo xanh, chưa chuẩn SEO báo đỏ

Những yếu tố đã chuẩn SEO thì công cụ Yoast SEO sẽ báo xanh, chưa chuẩn SEO báo đỏ

Nếu bạn dùng WordPress thì có thể sử dụng công cụ Yoast SEO trong khi viết bài. Nhưng nếu bạn sử dụng Website sử dụng code thuần hoặc một Framework thì bạn phải dùng SEO Quake để check bài viết. SEO Quake là một công cụ cài trên trình duyệt Chrome hoặc Cốc Cốc.

Sau khi bạn cài SEOQuake, thì bạn vào bài viết muốn đánh giá xem chuẩn SEO chưa, sau đó chọn biểu tượng góc phải cùng của trình duyệt và chọn DIAGNOSIS để phân tích bài viết chuẩn SEO

Những yếu tố có tick xanh(Passed) là chuẩn SEO, dấu chấm than đỏ(Error) là chưa chuẩn SEO, còn cái loa xanh(Warning) là tạm ổn, cần tối ưu thêm. Ví dụ hình dưới là URL, Title đã chuẩn SEO, Meta description là tạm ổn, cần tối ưu thêm.

Bước 2: Nghiên cứu từ khóa để viết bài chuẩn SEO

Sau khi bạn đã cài đặt xong các công cụ để chuẩn bị viết bài chuẩn SEO thì tiếp theo là tìm các từ khóa chính và từ khóa bổ trợ để viết bài.

Một bài viết không nên chỉ tập trung vào từ khóa chính, mà nên sử dụng các từ khóa bổ trợ. Như vậy thì Google mới không đánh giá bạn đang cố tình spam từ khóa trong bài viết. Ví dụ: từ khóa chính là đào tạo SEO thì từ khóa bổ trợ có thể là tìm đào tạo SEO tốt nhất, đơn vị đào tạo SEO…

Ngoài ra, bạn có thể tìm các từ đồng nghĩa để đoạn văn đỡ nhàm chán và giảm mật độ dày đặc của 1 từ. Ví dụ: đào tạo SEO, dạy SEO, hướng dẫn SEO,…

Lưu ý: Một Website KHÔNG ĐƯỢC có 2 bài viết cùng 1 từ khóa chính để sau này đi backlink hoặc Internal link chỉ trỏ link về 1 bài viết đó

Bước 3: Viết bài với các từ khóa chính + bổ trợ vừa tìm được

Sau khi tìm được các từ khóa chính + từ khóa bổ trợ, tiếp theo bắt tay vào viết bạn. Trong bài viết bạn phải lưu ý những điều sau:

  1. Ý định thực sự muốn tìm kiếm khi search từ khóa của người dùng là gì? Cho nội dung bài viết đi vào sâu hơn để giải đáp kỹ hơn truy vấn của người dùng chứ không chỉ hời hợt ở ngoài.
  2. Các đoạn văn nên ngắn, gọn, dễ đọc, dễ hiểu. Và nội dung trong bài phải LUÔN CHÚ Ý XOAY QUANH giải quyết được “truy vấn” của người dùng. Sử dụng số hoặc các ký tự ở đầu mỗi câu
  3. Nội dung duy nhất 100%, không copy. Có thể tham khảo nhưng phải viết lại theo ý của mình
  4. Mỗi bài viết nên SEO 1 từ khóa chính, không nên có 2 bài viết cùng seo 1 từ khóa chính.
  5. Mỗi Website nên có: 1 bài viết chính với từ khóa chính(trên 1000 từ), phân bố cục rõ ràng. Và các bài viết bổ sung với các từ khóa phụ(trên 500 từ).
  6. Thường xuyên cập nhật nội dung hoặc tạo mới nội dung cho Website
  7. Xem loại nội dung như loại hỏi đáp, loại table,… được dùng nhiều nhất trong TOP 10
  8. Làm nổi bật các đoạn quan trọng giúp người dùng chú ý tới bằng cách thay đổi màu, in đậm, in nghiêng,…
  9. Mỗi đoạn không quá 3 dòng.
  10. Nội dung hướng tới người dùng. Mẹo: Tham khảo và tổng hợp lại các ý từ TOP 10 từ khóa chính
  11. Xác định các kích cỡ chữ và font chữ để khi viết các bài viết thì làm theo chuẩn Font. Font chữ H2, H3 phải to hơn các font chữ thường. Ví dụ bài viết sử dụng font Arial, H2: cỡ chữ 20, H3: cỡ chữ 18, Chữ thường: cỡ chữ từ 13 trở lên.
  12. Để người dùng dễ đọc nên để dạng ul li ký hiệu chấm đen hoăc dạng số 1, 2, 3 để phân làm các ý, và làm người dùng có trải nghiệm tốt hơn khi đọc bài viết

Bước 4: Tối ưu bài viết chuẩn SEO theo 42 checklist

Các phần của bài viết sẽ hiển thị trên Google như hình

Các phần của bài viết sẽ hiển thị trên Google như hình

Tối ưu Title, URL bài viết

Dưới đây là các checklist bạn cần tối ưu cho Title, URL của bài viết:

  1. URL và Title sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google khi có người dùng tìm kiếm từ khóa. Nó có thể giúp thu hút người tìm kiếm click vào Website của mình.
  2. URL bài viết nên chứa từ khóa chính của bài viết đó.
  3. Title chứa từ khóa cần SEO, nhỏ hơn 70 ký tự. Không trùng title với các trang khác trên website. Có từ khóa mở rộng và từ khóa ngay từ đầu thì càng tốt Website.
  4. Sử dụng “số” trong title để người dùng thích thú và click và kết quả trên Google của bạn, ví dụ như: 9 sai lầm tránh khi SEO Website,…
  5. “Title – Thương hiệu sản phẩm”: Viết bài chuẩn SEO chỉ với 5 bước Và 42 checklist bài viết chuẩn SEO – EZ Marketing.

Tối ưu Meta description   

Dưới đây là các checklist bạn cần tối ưu cho Meta description của bài viết:

  1. Thẻ này sẽ hiển thị trong “đoạn mô tả” trên kết quả tìm kiếm của Google khi có người dung tìm kiếm từ khóa. Nó có thể giúp thu hút người tìm kiếm click vào Website của mình.
  2. Phần này tóm tắt chính xác nội dung trang, viết thật tự nhiên, thu hút, hướng tới nội dung người dùng cần tìm.
  3. Meta description chứa từ khóa và từ khóa mở rộng và không quá 150 ký tự.
  4. Mỗi trang có meta description không được giống nhau.
  5. Cuối Meta description thêm thông điệp hành động như: Hãy tìm hiểu ngay, xem ngay, Click ngay,…
  6. Các Meta description giữa các trang web không được giống nhau
  7. Meta Desciption cần hấp dẫn, giật tít và hàm chứa thông điệp thúc giục hành động. Ví dụ: hãy tìm hiểu ngay, xem ngay
  8. Nên tham khảo TOP 10 và các bên quảng cáo. Meta description phải hấp dẫn như: cam kết chính hãng, giá rẻ nhất,…

Tối ưu các thẻ tiêu đề bài viết h1 và các thẻ heading h2, h3

Dưới đây là các checklist bạn cần tối ưu cho thẻ tiêu đề bài viết h1, thẻ heading h2, h3 của bài viết:

  1. Phân đoạn từng đoạn với từng h2, h3 cho người đọc dễ theo dõi
  2. Thẻ H1 dùng trong tiêu đề bài viết, và có chứa từ khóa, mỗi bài chỉ có 1 H1. Thẻ H1 có thể trùng với thẻ Title.
  3. Dùng H2 để chia các phần trong bài viết. Dùng H3 để mở rộng cho H2.
  4. Nên thêm từ khóa chính hoặc phụ vào H2, H3(không cần H2, H3 nào cũng chèn từ khóa)
  5. Kích thước chữ trong H2, H3 phải to hơn chữ thường
  6. H2, H3 nên cách “đoạn bài viết” trên 1 dòng
  7. Khi viết bài làm thế nào để người dùng khi nhìn vào H1, H2, H3 sẽ nắm nhanh được nội dung chính của bài viết vì vậy … H2 nên xuất hiện từ khoá chính, phụ (nhưng đừng “nhét” tất cả heading đều có từ khoá), khi đó bài viết sẽ rất chán.
  8. Các thẻ Headding đừng để in nghiêng

Làm nổi bật các đoạn nội dung quan trọng

Sử dụng in đậm, in nghiêng, gạch chân để làm nổi bật các đoạn nội dung quan trọng mà người dung chú ý. Điều này, giúp người dùng đọc lướt bài viết mà vẫn hiểu được nội dung toàn bài.

Đây chính là thủ thuật giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất khi đọc bài viết của bạn. Từ đó, khách truy cập sẽ tin tưởng và ở lại website của bạn để tìm kiếm các tin tức khác, hoặc quay lại tìm kiếm thông tin trên website của bạn khi họ cần.

Tối ưu hình ảnh

Dưới đây là các checklist bạn cần tối ưu cho Hình ảnh của bài viết:

  1. Hình ảnh phải mô tả được đoạn nội dung đang trình bày
  2. Sử dụng Ảnh Infographic(Sử dụng https://www.easel.ly/) + Lấy ảnh có sẵn(Sử dụng https://pixabay.com/)
  3. Mỗi đoạn Heading có 1 hình ảnh mô tả cho ý nghĩa cả đoạn đó
  4. Tối ưu filename ảnh dạng chứa từ khóa cần SEO như sau: viet-bai-chuan-seo-nhu-the-nao.jpg (không quá dài)
  5. Alt text, caption hình ảnh chứa từ khóa, chữ có dấu.
  6. Dung lượng, kích thước hình ảnh nhẹ nhất có thể nhưng đảm bảo hình ảnh vẫn rõ nét
  7. Các hình ảnh trong 1 bài viết nên có cùng kích thước
  8. Ảnh nên thiết kế thêm chi tiết và chụp lại bằng phần mềm

Tối ưu mật độ từ khóa trong bài viết

Dưới đây là các checklist bạn cần tối ưu cho mật độ từ khóa của bài viết:

  1. Nó là một thuật ngữ chỉ ra tỷ lệ từ khóa hay cụm từ được xuất hiện trên một trang web chia cho tổng số từ trên một trang
  2. Tối ưu mật độ từ khóa: mật độ từ cần SEO chỉ cần 1 – 3% nội dung trong bài viết
  3. Phân bố mật độ từ khóa đều trong cả bài viết. Từ h1, h2, h3, content bên trong
  4. Từ khóa có trong cả h1, h2, h3(không cần tất cả)
  5. Từ khóa chính nên cho vào đoạn đầu và cuối bài viết

Tối ưu Internal link(liên kết nội bộ)

Internal link là những liên kết qua lại giữa các trang Web trong cùng một Website, do vậy nó còn được gọi là liên kết nội bộ.

Để xác định vị trí đặt Internal link phù hợp, hãy tìm kiếm các nội dung trong bài chưa được làm rõ trong bài, dẫn link về các bài chi tiết hơn của bạn trên website về nội dung đó.Ví dụ: Trong bài viết “Cách viết bài chuẩn SEO” có đoạn nói tới “công cụ Yoast SEO” thì bạn có thể đặt Internal link vào từ “Công cụ Yoast SEO” để dẫn người dùng đến bài viết nói chi tiết về công cụ đó. Vì trong bài viết “Cách viết bài chuẩn SEO” không thể trình bày hết về công cụ Yoast SEO được mà chỉ nói sơ qua mà thôi nên cần dẫn Internal link về bài nói chi tiết đến công cụ Yoast SEO.

Dưới đây là cách tối ưu Internal link:

  1. Sử dụng nhiều dạng Internal link như: Dạng xem thêm, có thể để dạng hình ảnh + title + mô tả, Anchor text, Full Title
  2. Đa dạng Anchor text:
  • 20% từ khóa chính: ví dụ có 10 bài viết thì 2 bài viết sử dụng Anchor text là từ khóa chính
  • 30% full title, dạng xem thêm, có thể bạn quan tâm: ví dụ có 10 bài viết thì 3 bài viết là dạng Full title, xem thêm,…
  • 50% từ khóa bổ trợ, từ khóa đồng nghĩa, từ khóa mở rộng: ví dụ có 10 bài viết thì 5 bài viết dạng từ khóa bổ trợ, đồng nghĩa, mở rộng
  1. Không dùng Anchor Text tại đây, click vào đây,…
  2. Internal link không cho vào các thẻ Headding
  3. Một bài viết có 3 loại link:
  • Internal link trỏ tới trang SEO chính(bài chính thì trỏ về các bài con)/trang liên quan.
  • Internal link tới trang chủ.
  • Internal link dạng xem thêm, có thể bạn quan tâm.
  1. Một số thuật ngữ chuyên môn cần link sang bài khác nói về nó hoặc giải thích ngắn gọn cho khách hàng hiểu.
  2. Trang có nhiều traffic thì Internal link tới trang khác thì trang khác cũng sẽ được hưởng sức mạng từ nó.
  3. Internal link đặt ở đầu bài viết có giá trị hơn là ở cuối bài

Bước 5: đăng bài viết chuẩn SEO và check lại các yếu tố

Sau khi bạn đăng bài viết đã chuẩn SEO theo 42 checklist ở trên. Bạn có thể sử dụng công cụ SEOQuake để check lại 1 lần xem bài viết có cần tối ưu gì nữa không.

Như vậy là bạn đã có 1 bài viết chuẩn SEO trên Website của mình! Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới chủ đề “viết bài chuẩn SEO”, hãy để lại bình luận dưới bài viết này ngay nhé!

Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy Share ngay bài viết này cho bạn bè của bạn nhé! Và đừng quên đánh giá 5 sao ở phần đầu bài viết!

EZ Marketing luôn mong chờ những đóng góp của bạn để chủ đề “viết bài chuẩn SEO” được hoàn thiện hơn! Mọi đóng góp của bạn hãy chat trực tiếp với chúng tôi hoặc để lại dưới phần bình luận của bài viết này! Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của EZ Marketing!