5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 11/09/2023

Đánh giá Google Maps là gì? Tại sao lượt đánh giá Google Maps lại quan trọng với doanh nghiệp? Cùng chúng tôi tìm hiểu 3 tiêu chuẩn cho một bài đánh giá chất lượng. 

Lượt đánh giá và xếp hạng cao trên Google Maps là yếu tố then chốt, hỗ trợ thúc đẩy thứ hạng từ khóa doanh nghiệp trên trang tìm kiếm tại địa phương. Đồng thời, chúng còn giúp tăng khả năng tiếp cận, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình chuyển đổi của đối tượng khách hàng mục tiêu. Vậy làm thế nào để tối ưu đánh giá Google maps hiệu quả, hãy cùng EZ Marketing tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Có thể bạn muốn sở hữu cho 1 địa chỉ Google Maps, hãy tham khảo cách tạo Google Maps để có thể sở hữu 1 địa chỉ Google Maps của mình nhé.

Đánh giá Google Maps là gì?

Đánh giá Google Maps hay Review Google Maps cho phép khách hàng phản hồi về sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp của công ty trên địa chỉ của doanh nghiệp định vị trên Google. Cụ thể, bài đánh giá từ người dùng trên bản đồ trực tuyến có khả năng cung cấp những thông tin giá trị, giúp doanh nghiệp quảng bá nội dung, sản phẩm có trên website. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khóa trên trang kết quả tìm kiếm. 

Đánh giá Google Maps hay Review Google Maps cho phép khách hàng phản hồi về sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp của công ty trên địa chỉ của doanh nghiệp gắn trên Google

Đánh giá Google Maps hay Review Google Maps cho phép khách hàng phản hồi về sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp của công ty trên địa chỉ của doanh nghiệp gắn trên Google

Có thể bạn đang tìm: Các cách xác minh Google Maps nhanh nhất

Lợi ích của những đánh giá trên Google Maps đối với doanh nghiệp

Lợi ích của những đánh giá trên Google Maps đối với doanh nghiệp

Lợi ích của những đánh giá trên Google Maps đối với doanh nghiệp

Nâng cao lòng tin thương hiệu

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay, khi phải tiếp cận với khối lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày, người dùng càng mong muốn sự minh bạch nhiều hơn. Trên thực tế, hơn 89% người dùng sẽ tìm đọc các đánh giá, nhận xét nhằm xác định chất lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo đó, nhiều cuộc nghiên cứu cũng chứng minh rằng những phản hồi chất lượng đều được thực hiện chủ yếu thông qua nền tảng Google Maps.

Tăng tỷ lệ nhấp chuột

Tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên(Organic Click Through Rate – CTR) là một trong các chỉ số quan trọng mà người làm SEO cần theo dõi. Bởi, CTR là tiêu chí để Google đánh giá thứ hạng trang web của doanh nghiệp. Nhờ đánh giá trên Maps, khách hàng sẽ tăng tỷ lệ khách hàng nhấp chuột vào website của doanh nghiệp. Vì vậy tăng tỷ lệ nhấp chuột cũng đồng nghĩa với việc đưa website lên những vị trí top đầu.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng

Bằng cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng, doanh nghiệp không chỉ có được lợi thế khác biệt trong cuộc đua cạnh tranh với các đối thủ. Mà còn thúc đẩy doanh số bán thông qua việc tăng tỷ lệ mua hàng. Cụ thể, khi điểm đánh giá của bạn trên nền tảng Google Maps đủ mạnh thì chúng có khả năng tự thực hiện việc tạo và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Có thể nói, người dùng bị thúc đẩy bởi những bài nhận xét, phản hồi đáng tin cậy, từ đó nâng cao niềm tin và mong đợi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mang đến.

Cải thiện khả năng hiển thị trực tuyến, hỗ trợ SEO Maps

Các đánh giá Google Maps có tác động lớn đến Local SEO của doanh nghiệp trong việc khoanh vùng và quản trị nhóm khách hàng mục tiêu. Theo Moz, khoảng 9% các thuật toán tìm kiếm của Google được điều khiển bởi các tín hiệu đánh giá(Review Signal). Đây là tín hiệu mà người dùng có thể nhận thấy trong một bài viết phản hồi nào đó của Google Maps, thường sẽ tập trung các vấn đề về số lượng, thời gian và tính đa dạng,..

Bạn có thể tham khảo thêm về: Các bước SEO Google Maps chuẩn

Tiêu chuẩn của một bài đánh giá Google Maps Chất lượng:

Tiêu chuẩn của một bài đánh giá Google Maps Chất lượng

Tiêu chuẩn của một bài đánh giá Google Maps Chất lượng

Thiết bị sử dụng đánh giá địa điểm cho google maps

Trên thực tế, việc đánh giá Google Maps nên được khuyến khích sử dụng trên các thiết bị di động(điện thoại, laptop) có hỗ trợ máy ảnh và định vị tại thời gian thực nhờ vào địa chỉ MAC. Từ đó, Google có thể xác minh người dùng đã và đang ở đâu, chứng thực những phản hồi, tránh tình trạng đánh giá ảo hoặc giả mạo nhằm mục đích xấu, gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp. 

Bài viết chứa thông tin trực quan đáng tin cậy

Trải nghiệm và hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ để mang lại nhận xét khách quan nhất là tiêu chuẩn cơ bản mà một bài đánh giá Google Maps nên có. Nhờ đó, người dùng có thể khám phá các địa điểm phù hợp thông qua những đánh giá chi tiết và chân thật, mang đến những thông tin có giá trị nhằm giải quyết nhu cầu tìm kiếm hiện tại của họ.

  • Chia sẻ mang tính xây dựng: Những đánh giá chính xác về sản phẩm dựa trên trải nghiệm. Chủ doanh nghiệp hoặc thương hiệu từ đó có thể rút ra kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng, dịch vụ. 
  • Bài nhận xét nên viết đúng ngữ pháp: kiểm tra chính tả và tránh dùng những từ ngữ chuyên ngành khó hiểu, đồng thời chọn độ dài phù hợp sẽ giúp cho bài đánh giá trở nên chuyên nghiệp hơn.

Tài khoản đánh giá địa điểm

Cụ thể, dùng các tài khoản đang sử dụng để đánh giá Google Maps sẽ giúp Google dễ dàng xác thực độ tin cậy của tài khoản. Do đó, nếu sử dụng các tài khoản có local guides cao sẽ được Google ưu tiên hiển thị ngay các review mà không cần thông qua hoạt động xét duyệt. Ngược lại, với những level thấp, Google sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá trực tiếp tại các địa điểm doanh nghiệp. 

Nguyên tắc khi viết bài đánh giá

Một bài viết đánh giá Google Maps tiêu chuẩn cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

Nguyên tắc khi viết bài đánh giá Google Maps

Nguyên tắc khi viết bài đánh giá Google Maps

  1. Độ dài ký tự: Quy định độ dài giúp cho Google loại bỏ những đánh giá thiếu thông tin, do đó độ dài tối thiểu của bài viết nên dài hơn 115 ký tự. 
  2. Đề cập thông tin chi tiết: Chẳng hạn khi khách hàng đánh giá dịch vụ tại nhà hàng quán ăn, bài đánh giá nên được viết chi tiết về những món ăn đặc trưng, cách bày trí quán hoặc thái độ phục vụ của nhân viên,… 
  3. Thông tin cần xác thực: Đánh giá dựa trên góc nhìn khách quan, nên cung cấp cả khía cạnh tích cực và tiêu cực trong trải nghiệm thực tế của bản thân người đánh giá.
  4. Hạn chế: đề cập tới các lĩnh vực hoặc vấn đề nhạy cảm, vi phạm pháp luật cũng như chứa các đường dẫn mang tính chất quảng cáo.

Cách thêm xếp hạng hoặc bài đánh giá cho doanh nghiệp trên Google Maps 

  • Truy cập Google Maps và tiến hành tác vụ đăng nhập.
  • Tìm kiếm địa điểm trên thanh công cụ.
  • Tại vị trí ô bên trái, cuộn xuống và nhấp vào Viết bài đánh giá.
  • Trong cửa sổ xuất hiện, chấm điểm bằng cách nhấp vào các dấu sao.
  • Thực hiện viết nội dung đánh giá(nếu có)
  • Bài đánh giá sẽ hiển thị trên Google Maps cho đến khi bạn gỡ xuống. Sau khi bài đánh giá được xuất bản, bạn cũng có thể thực hiện thay đổi xếp hạng hoặc chỉnh sửa nội dung(hình ảnh) ban đầu.
Cách thêm xếp hạng hoặc bài đánh giá cho doanh nghiệp trên Google Maps

Cách thêm xếp hạng hoặc bài đánh giá cho doanh nghiệp trên Google Maps

Hướng dẫn tìm và chia sẻ bài đánh giá Google Maps 

  • Truy cập Google Maps và tiến hành đăng nhập.
  • Trên cùng bên trái, chọn biểu tượng Trình đơn (3 gạch).
  • Nhấp vào Nội dung bạn đóng góp.
  • Để tìm những địa điểm bạn đã đánh giá, nhấp vào Bài đánh giá.
  • Để tìm đề xuất về địa điểm cần đánh giá, nhấp vào Đóng góp.
  • Để chia sẻ một bài đánh giá, chọn biểu tượng Chia sẻ ở cuối bài đánh giá.
Hướng dẫn tìm và chia sẻ bài đánh giá Google Maps

Hướng dẫn tìm và chia sẻ bài đánh giá Google Maps

Như vậy, với những thông tin mà bài viết trên cung cấp hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích từ việc đánh giá Google Maps cũng như nắm được cách tối ưu các bài viết nhận xét cho doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay với EZ Marketing hoặc để lại bình luận dưới bài viết này !