Bài viết được cập nhật ngày 18/06/2024
Quảng cáo GDN là gì? GDN là cụm từ viết tắt của Google Display Network. Đây là một dạng quảng cáo thông qua banner (hình ảnh) trên các trang Web, diễn đàn của đối tác Google. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quảng cáo GDN.
Nội dung bài viết
Quảng cáo GDN là gì?
GDN(viết tắt của cụm từ Google Display Network) là một dạng quảng cáo biểu thị bằng hình ảnh, video, banner…để đưa sản phẩm, dịch vụ thương hiệu của doanh nghiệp truyền tải tới công chúng khách hàng mục tiêu.
Trong quảng cáo Display Ads sẽ cho phép đặt các hình ảnh, banner, video, dưới dạng tĩnh hoặc động và phù hợp với các liên kết Website của Google.
Với hệ thống các Website hiện nay với các mảng dịch vụ như ô tô, làm đẹp, mỹ phẩm, du lịch, thời trang, bất động sản,… và các độ tuổi khác nhau trong nước và trên toàn thế giới. Vì thế, đây sẽ là một trong những cơ hội để nhà quảng cáo có nhiều tệp Target Google Ads cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Cách phân biệt Google Display Network và Google Search Network
Đến nay nhiều người vẫn cho rằng Google Display Network và Google Search Network là giống nhau vì chúng đều là quảng cáo bởi Google. Tuy nhiên nếu đi tìm hiểu kỹ hơn thì chúng sẽ hoàn toàn khác nhau.
Trong Google Ads có 02 hệ thống quảng cáo khác nhau bao gồm: Search (Google Search Network) và Display (Google Display Network).
- Search Network là quảng cáo trả phí trực tuyến phổ biến và được đặt tại vị trí “đắc địa” trên Google. Khách hàng mục tiêu sẽ thấy được quảng cáo của doanh nghiệp khi gõ đúng từ khóa.
- Display Network (GDN) cho phép chèn Ads vào những Website được tuyển chọn kỹ lưỡng (Website mục tiêu). Ở dạng quảng cáo này sẽ cho phép khách hàng truy cập vào trang Web được chỉ định sẽ thấy được quảng cáo doanh nghiệp. Tại đây Ads sẽ giúp quảng cáo hiển thị bằng hình ảnh giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng, tiện lợi hơn.
Trong khi chạy quảng cáo dạng Display, người quảng cáo cần đặt mindset, mục tiêu kết quả khác với dạng quảng cáo Search. Tóm lại:
- Quảng cáo Google Ads Search hướng đến những đối tượng có sự hứng thú tới quảng cáo, mặt hàng doanh nghiệp đang quảng bá khi thấy quảng cáo.
- Quảng cáo Google Ads GDN giúp hiển thị trên những những trang liên kết bên ngoài của Google bằng các kết quả tự nhiên. Tiếp cận cả những khách hàng chưa có nhu cầu dẫn đến có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ của mình.
Ưu, nhược điểm của quảng cáo Google Display Network
Ưu điểm
Google Display Network sở hữu một hệ thống mạng, Website rộng lớn. Chính vì vậy, quảng cáo dạng này sẽ đem lại các ưu điểm sau cho doanh nghiệp và người quảng cáo:
- Với hơn 2 triệu Website lớn và nhỏ khác nhau sẽ giúp cho doanh nghiệp quảng bá, xây dựng thương hiệu trong một thị trường rộng lớn với đa quốc gia, đa ngôn ngữ, đa vị trí,…
- Giúp việc tiếp cận các tệp khách hàng tiềm năng với quy mô và giúp đánh trúng vào đối tượng mục tiêu dựa theo sở thích, độ tuổi,.. điều này sẽ có sự tương đồng với Facebook Ads
- Giúp định dạng quảng cáo với đa dạng
- Dễ dàng theo dõi, điều chỉnh về chi phí dựa theo CPC (cost per click) hoặc CPM (Cost per mile) của quảng cáo
- Giúp gia tăng độ uy tín, vị trí của thương hiệu
- Tiếp cận khách hàng mục tiêu và giúp cho việc truyền tải thông điệp nhanh chóng trên hàng ngàn, hàng triệu các trang báo và Website liên quan đến chủ đề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm của quảng cáo GDN vừa kể trên bạn cũng cần biết cho mình 03 nhược điểm của quảng cáo GDN như sau:
- Không thể kiểm soát được lượt hiển thị Ads: Không phải lúc nào Google cũng sẽ kiểm soát được việc quảng cáo của bạn hiển thị chính xác tới các Website mục tiêu. Đôi khi Ads sẽ bị hiển thị trên website xấu. Chính vì vậy, bạn cần phải tự Add(thêm) website bạn muốn quảng cáo của bạn hiển thị trên đó bằng thủ công trong phần cài đặt chiến dịch. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những hợp ít gặp gặp chiếm khoảng 5%.
- Ads GDN không liên quan Website: Google luôn đánh giá các nội dung của Website để hiển thị các Ads phù hợp. Trên thực tế thì không phải lúc nào bạn cũng may mắn được vậy. Chính vì vậy bạn cũng cần phải lọc một số Web không phù hợp thủ công để Ads hướng tới mục tiêu hiệu quả hơn.
- Không điều chỉnh hành vi khách hàng mục tiêu: Đây là một trong những vấn đề mà cũng cần giải quyết.
Tại sao doanh nghiệp nên chọn Ads GDN
Với bất kể loại hình quảng cáo nào thì việc có những nhược điểm là điều rất hiển nhiên. Nhưng điều mà doanh nghiệp, nhà quảng cáo cần nhìn vào là những ưu điểm và lợi ích của quảng cáo đem lại. Dưới đây là 05 lý do các doanh nghiệp nên chọn GDN là một loại hình quảng cáo cần sử dụng.
Giảm chi phí
So Ads Search thì CPC Ads Display có giá rẻ hơn. Bạn sẽ nhắm được vào đối tượng tiềm năng nhưng sẽ giảm được toàn bộ chi phí đáng kể so với Ads Search. Chi phí rẻ nhưng vẫn hiệu quả.
Tiếp cận người dùng chính xác
Với hơn 2 triệu Website đăng ký trên nền tảng Google. Vậy, Ads (quảng cáo) của bạn sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện, lượt click vào nhiều hơn.
Ads GDN giúp người dùng thấy được Ads của bạn ngay cả khi họ không hề tìm kiếm bằng nền tảng Google. Một lợi thế cực kỳ lớn vì chúng sẽ giúp nhiều khách hàng nhìn thấy Ads của bạn trên trang Web nhiều hơn.
Nhiều giá thầu
Đối với Google Display Network, bạn có thể đổi qua CPM (Cost Per Mile). Chúng sẽ có lợi hơn cho những nhà quảng cáo và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này. Bởi vì, chi phí 1000 view (lượt hiển thị) thay vì mỗi lần click vào liên kết.
Ads GDN là một tối ưu giúp tiết kiệm chi phí, tăng ROI hiệu quả.
Ads hình ảnh
Ads Search sẽ là những đoạn văn bản, nhưng ngược lại với GDN bạn có thể dùng những hình ảnh có tính tương tác cao.
Mặt khác bạn còn có thể chọn những ảnh động để giúp cho Ads hiệu quả hơn.
Remarketing Ads
Remarketing Ads(Quảng cáo bám đuôi) một trong những điểm mạnh của Ads GDN mà không một dạng quảng cáo nào làm được.
Giống với tên gọi “bám đuôi”, Ads sẽ khiến thiết bị người dùng đi sâu vào các trang mạng xã hội bạn đang có. Cụ thể, nếu bạn truy cập vào Website A và bạn Click vào liên kết thì Ads sẽ cài một tính năng giúp quảng cáo của bạn hiển thị ở bất kì một liên kết, Web khác bạn truy cập.
Có thể bạn muốn tìm hiểu: Remarketing Facebook và Remarketing Google
Định dạng hiển thị quảng cáo GDN
Trên thực tế, Ads GDN ngoài quảng cáo bằng hình ảnh ra thì người quảng cáo còn có nhiều sự lựa chọn như: video, Text, Infographic,…
- Ads chữ: Bao gồm tiêu đề và nội dung, cho phép nhà quảng cáo viết thêm nhiều nội dung và nhân bản ra thành nhiều nhóm quảng cáo. Điều này, tăng lượt Click và truy cập.
- Ads hình ảnh (Infographic): Với dạng hình ảnh này sẽ giúp phủ kín kích thước của Ads trên Website hiển thị. Trong đó có thể có các nội dung hình ảnh về hình ảnh khách hàng, bố cục, màu nền trên hình ảnh.
- Ads media: Ads sẽ thay đổi tùy theo đối tượng, cách người dùng tương tác với Ads của bạn. Điển hình như Carousel chuyển động hàng loạt các sản phẩm.
- Ads video: Dạng Ads phổ biến khi Youtube có mặt trên Display Network của Google. Tại đây, người quảng cáo có thể dùng AdWords đặt Ads cạnh các video trên YouTube.
Xem ngay: cách làm content Youtube đạt triệu View
Qua bài viết trên này, các bạn hẳn là đã có câu trả lời cho câu hỏi “GDN là gì” rồi đúng không? Mỗi loại quảng cáo sẽ mang cho người dùng những trải nghiệm tốt và không tốt. Tuy nhiên, là một nhà quảng cáo, một doanh nghiệp bạn hãy nhìn vào những gì chúng đem lại cho bạn và doanh nghiệp của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể thử một dạng quảng cáo khác của Google đó là Google Search Ads, nó giúp sản phẩm/dịch vụ của bạn đến với những khách hàng đang có nhu cầu.
Nếu có thắc mắc nào về chủ đề GDN cần chúng tôi giải đáp xin vui lòng liên hệ với EZ Marketing, chúng tôi sẽ sớm giải đáp thắc mắc cho bạn!
Hãy để lại bình luận