4.8/5 - (5 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 25/11/2023

Trong quá trình thiết kế Landing Page hay Email Marketing, bạn có bao giờ băn khoăn về cách đặt các icon hay nút CTA(Call to action) làm sao cho thu hút hay không? Chúng ta thường chỉ làm theo ý kiến chủ quan mà chưa thực sự quan tâm đến trải nghiệm người dùng. Vậy, A/B testing chính là giải pháp hiệu quả giúp bạn biết được phiên bản nào sẽ tốt nhất. Tìm hiểu chi tiết các quy trình trong bài viết sau của EZ Marketing nhé.

Convertion Rate là gì? A/B testing là gì?

Convertion Rate là gì?

Convertion Rate còn được gọi là tỷ lệ chuyển đổi. Mục đích cuối cùng của bất kỳ chiến dịch Marketing nào cũng là tăng tỷ lệ mua hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Chính vì thế, convertion rate là kết quả mà hầu hết doanh nghiệp đều muốn hướng tới.

Bạn càng mang đến nhiều thông tin giá trị, CTA hấp dẫn thì người dùng sẽ càng có cảm tình. Như vậy sẽ thúc đẩy hành vi mua hàng nhanh chóng của người dùng.

A/B testing là gì?

Thử nghiệm A/B testing chính là phương pháp so sánh 2 phiên bản trên cùng 1 trang web hoặc 2 trang web khác nhau, 2 landing page khác nhau, 2 email hay các bài quảng cáo. Nhằm rút ra phiên bản tốt nhất, mang lại sự hiệu quả cao nhất.

A/B testing là gì

A/B testing là gì

Việc testing mang lại khá nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp trong cả SEOmarketing. Bằng cách thử nghiệm trực tiếp 2 phiên bản cùng lúc, bạn sẽ biết được người dùng ưa thích phiên bản nào hơn. Từ đó, đưa ra những giải pháp tiềm năng để thu hút được nhiều khách hàng.

A/B testing có thể thực hiện với các banner, nút CTA hoặc nội dung trong thiết kế trang web, landing page, quảng cáo, email… Mục đích cuối cùng là tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Tại sao chúng ta cần sử dụng A/B testing?

Hiện nay, các phương pháp SEO cần phải tập trung vào tối ưu trải nghiệm của người dùng. Nếu không biết sử dụng phiên bản nào thì việc thử nghiệm 2 cái cùng lúc là cách rất hiệu quả.

Tại sao chúng ta cần sử dụng A/B testing

Tại sao chúng ta cần sử dụng A/B testing

Việc sử dụng A/B testing sẽ mang lại các hiệu quả vượt trội sau:

  • Đối với Website: Thử nghiệm A/B trên website sẽ giúp tăng thứ hạng cho từ khóa và tăng traffic cho trang web. Ngày nay, cùng một từ khóa mục tiêu thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp cùng triển khai SEO. Do đó, nội dung của bạn phải thật sự thu hút và hấp dẫn. Bạn có thể thử nghiệm 2 tiêu đề để xem người dùng bị thu hút bởi tiêu đề nào hơn.
  • Đối với Email Marketing: Một email marketing cần có giao diện thu hút, nội dung hấp dẫn. Đặc biệt là các nút CTA phải đủ lôi cuốn để thôi thúc người dùng nhấp vào đó. Sử dụng testing A/B giúp tăng tỷ lệ mở email và tăng tỷ lệ nhấn nút CTA.
  • Đối với quảng cáo: Triển khai thử nghiệm A/B giúp tăng tỷ lệ convertion rate cho các quảng cáo. Việc test giúp tối ưu hóa chất lượng quảng cáo dù online hay offline. Từ đó giúp cho các quảng cáo có thể chạy ngày một tốt hơn.
  • Đối với Mobile App: Bạn cũng có thể sử dụng A/B testing cho các ứng dụng di động. Nhằm cải thiện chất lượng UI/UX cho sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. Bên cạnh đó, người dùng có xu hướng sử dụng thiết bị di động để mua sắm nhiều hơn trước. Cải thiện chất lượng mobile app cũng là giải pháp rất nên được triển khai.

Quy trình thực hiện thử nghiệm A/B

Thử nghiệm A/B mang lại rất nhiều hiệu quả mà doanh nghiệp nào cũng nên triển khai. Để có thể đem lại kết quả cao nhất, bạn cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Quy trình thực hiện thử nghiệm A/B

Quy trình thực hiện thử nghiệm A/B

Thu thập dữ liệu

Đầu tiên, bạn cần thu thập và phân tích đầy đủ dữ liệu cho chiến dịch của mình. Đặc biệt nên tập trung vào những trang Web đang có chất lượng kém hơn. Có thể khai thác các dữ liệu như tỷ lệ thoát trang, thời gian xem trang, tỷ lệ chuyển đổi trên trang…

Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, Email Client, Social listening tools…Dữ liệu càng được thu thập chi tiết thì bạn sẽ có hướng đi rõ ràng hơn cho chiến lược của mình.

Xác định mục tiêu

Tiếp theo, bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể cho quá trình thử nghiệm A/B. Đó có thể là các mục tiêu như tỷ lệ chuyển đổi tăng bao nhiêu %, tỷ lệ thoát trang giảm bao nhiêu %. Hoặc đặt mục tiêu có bao nhiêu khách hàng mở email marketing…

Mục tiêu của chiến dịch cần phải phù hợp với điều kiện của thương hiệu hiện tại. Bên cạnh đó còn phải phù hợp với ngân sách và nguồn lực của doanh nghiệp.

Tạo ra giả thuyết

Bước tiếp theo sẽ là tạo ra nhiều giả thuyết để có nhiều sự lựa chọn cho mình. Bạn nên xác định độ khó và khả năng thực hiện của từng giả thuyết đưa ra. Có thể lập thành danh sách và lần lượt phân tích từng giả thuyết.

Có thể ví dụ các giả thuyết như nút CTA ngắn gọn đặt ngay phần đầu của landing page. Hoặc giả thuyết sử dụng tiêu đề chứa số, từ ngữ thu hút ở các bài đăng blog…

Tạo ra biến thể

Tiến hành tạo các biến thể A và B để thực hiện việc testing 2 phiên bản A, B. Lưu ý, giả thuyết đặt ra cho phiên bản B cần có sự mới lạ, độc đáo hơn. Có thể tăng tỷ lệ convertion rate cho website. 

Ngoài ra, bạn cũng cần xác định thời gian thử nghiệm sao cho thật phù hợp và tối ưu nhất.

Chạy thử nghiệm

Tiến hành chạy thử nghiệm testing A/B bằng sự truy cập của người dùng ngẫu nhiên. Sau quá trình test, nếu tỷ lệ chuyển đổi tăng cao thì chứng tỏ giả thuyết B bạn đưa ra là đúng. Ngược lại, nếu convertion rate giảm hoặc không thay đổi thì giả thuyết chưa thực sự hiệu quả.

Lúc này bạn cần nghiên cứu và phân tích lại để tìm ra giả thuyết phù hợp hơn.

Đánh giá kết quả test A/B

Sau kết quả thử nghiệm, bạn sẽ thu thập được những dữ liệu cho mình. Nếu kết quả tốt thì chúng mừng bạn đã tìm ra giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kết quả chưa được như mong đợi thì hãy thực hiện test thêm vài lần nữa. 

Quá trình này cũng không tốn quá nhiều chi phí nên bạn không cần lo lắng nhiều nhé. Hãy thử nghiệm cho đến khi tìm ra giải pháp tốt nhất cho hướng đi của mình.

Những công cụ thường dùng khi thực hiện A/B testing

Việc thực hiện thử nghiệm A/B testing sẽ không quá khó khăn. Bạn chỉ cần triển khai theo các bước ở trên kèm các công cụ hỗ trợ dưới đây:

Những công cụ thường dùng khi thực hiện A/B testing

Những công cụ thường dùng khi thực hiện A/B testing

  • Google Optimize: đây là một công cụ do Google tạo ra. Nó là 1 công cụ tuyệt vời giúp bạn thực hiện A/B testing trên website, quảng cáo Google…
  • Google Analytics: Sử dụng Google Analytics để phân tích các chỉ số bên trong Website. Bao gồm các dữ liệu như tỷ lệ thoát trang, thời gian truy cập Web, lượng traffc truy cập tự nhiên…
  • ClickTale: Đây là công cụ vô cùng hữu ích cho việc triển khai testing A/B. ClickTale cũng tương tự như Google Analytics, cung cấp chỉ số lượt view của Website…Công cụ này sử dụng hoàn toàn miễn phí nên bạn có thể an tâm nhé.
  • CrazyEgg: Công cụ cho phép phân tích những hành vì của người dùng trên trang Web. Cụ thể như họ thường nhấp vào những vùng nào. Xu hướng người dùng thường thoát khi cuộn trang đến đâu…
  • Eyequant: Eyequant là công cụ hỗ trợ A/B testing thường biểu thị dưới dạng heatmap. Nó có thể đưa ra cho bạn kết quả ngay lập tức mà không tốn nhiều thời gian như các ứng dụng khác.
  • Optimizely: Đây là công cụ giúp người dùng triển khai việc thử nghiệm testing A/B nhanh chóng hơn. Tối ưu hóa quá trình thực hiện và mang lại kết quả phân tích nhanh chóng.

Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện A/B testing

Thử nghiệm A/B mang lại nhiều hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện thành công. Bởi còn không ít các marketers chỉ test một cách hời hợt mà không tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu.

Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện A/B testing

Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện A/B testing

Chính vì thế, EZ Marketing lưu ý đến bạn một vài điểm như sau:

  • Cần phân tích kỹ Website trước khi tiến hành test
  • Đưa nhiều giả thuyết phù hợp với trải nghiệm người dùng
  • Lựa chọn môi trường testing tối ưu và hiệu quả nhất
  • Hành vi của người dùng ở mỗi kênh sẽ có sự khác nhau, cần nghiên cứu kỹ

Tóm lại, A/B testing là phương pháp thử nghiệm hiệu quả mà doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện. Vừa nâng cao chất lượng Website vừa tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng quên liên hệ EZ Marketing để được tư vấn chi tiết nhất.