5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Trong thời buổi kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay thì các doanh nghiệp cần thực hiện những chiến dịch Marketing thật độc đáo, sáng tạo để thu hút khách hàng chọn lựa. Vậy Marketing là gì? Làm sao để thực hiện chiến dịch này một cách hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc này và cung cấp thêm các thông tin liên quan về Marketing để bạn tham khảo.

Marketing là gì? 

Marketing là gì? 

Marketing là gì?

Định nghĩa Marketing là gì?

Theo Hiệp hội marketing Mỹ đã định nghĩa rằng: “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, cung cấp các giá trị đến khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông”

Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn bạn có thể hiểu, Marketing chính là hoạt động tiếp thị giúp kết nối doanh nghiệp và khách hàng với nhau. Các hoạt động Marketing có mục đích chính là giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Nhiệm vụ của hoạt động Marketing không chỉ là bán được sản phẩm. Mà còn nhiều mục đích khác như: truyền tải thông điệp thương hiệu, xây dựng quan hệ tốt với khách hàng,… Đặc biệt là tạo sự tin tưởng để khách hàng chọn lựa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay vì của các đối thủ khác trên thị trường

Phân biệt Marketing truyền thống và hiện đại

Marketing truyền thống và Marketing hiện đại

Marketing truyền thống và Marketing hiện đại

Marketing truyền thống chính và Marketing hiện đại đều hoạt động nhằm đạt được các mục đích:

  • Mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng để xây dựng thương hiệu
  • Giúp hình ảnh thương hiệu đến gần với khách hàng hơn
  • Tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa thương hiệu và khách hàng
  • Dù là loại hình truyền thống hay loại hình hiện đại thì Marketing luôn sử dụng hình thức quảng cáo để tiếp cận với khách hàng

Vậy điểm khác nhau của 2 loại hình Marketing là gì? Đó chính là phương thức tiến hành các hoạt động quảng cáo, thể hiện qua:

  • Marketing truyền thống: thực hiện sản xuất sản phẩm trước rồi mới tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Doanh nghiệp không hề có kế hoạch để thu hút khách hàng cũng như chọn lựa thị trường mục tiêu. Vì thế, doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất và bán sản phẩm mà không dự đoán được tương lai. 

Những hình thức Marketing truyền thống phổ biến là: Quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên báo giấy, telesales, tri ân khách hàng và tổ chức họp chợ hoặc triển lãm.

  • Marketing hiện đại: sẽ hoạt động theo hướng nghiên cứu thị trường, insight khách hàng rồi mới cho ra sản phẩm phù hợp. Trong quá trình này, người làm Marketing(marketer) cũng tiến hành phân tích các hoạt động và tiên đoán rủi ro cho những tình huống có thể xảy ra.

Marketing hiện đại thường có xu hướng diễn ra bằng hình thức online: như trên các trang mạng xã hội, SEO,… để có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn

Nhìn chung Marketing truyền thống chính là nền tảng vững chắc cho Marketing hiện đại phát triển. Còn Marketing hiện đại ra đời để phát huy các lợi thế của Marketing truyền thống và phát hiện nhu cầu của khách hàng để đáp ứng linh hoạt hơn.

4P – nguyên tắc cốt lõi của Marketing

4P - nguyên tắc cốt lõi của Marketing

4P – nguyên tắc cốt lõi của Marketing

4P chính là nguyên tắc cốt lõi mà một người làm Marketing cần nắm vững nguyên tắc này để lên kế hoạch tiến hành các hoạt động tiếp thị. Nguyên tắc này bao gồm:

Product – Sản phẩm

Chính là xác định rõ sản phẩm mà bạn sản xuất về tính năng, thiết kế sản phẩm chủ lực,.. để có thể tiếp thị trên thị trường một cách chi tiết và dễ hiểu nhất cho khách hàng:

Ví dụ: Một nhà sản xuất dầu gội cần lên chiến lược có sản xuất thêm dầu xả, kem ủ tóc, mặt nạ dưỡng tóc,… hay không? Quy trình đóng gói sản phẩm của mình như thế nào? Thiết kế bao bì sang trọng hay trẻ trung?….

Pricing – Định giá

Chính là bước tiến hành sao cho giá cả của sản phẩm phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và phải mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bạn cần nhớ phải định giá thành thật thông minh, phù hợp thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ được nâng cao:

Nếu giá sản phẩm quá thấp so với đối thủ, khách hàng sẽ không mua vì nghĩ sản phẩm của bạn không chất lượng. 

Nhưng nếu giá sản phẩm quá cao sẽ khiến rất ít người chịu bỏ tiền ra để mua, không đạt doanh số bán sản phẩm như mong muốn.

Mặt khác, với các sản phẩm giá trị cao, bạn cần lên kế hoạch giúp khách hàng chọn lựa cách thanh toán phù hợp sẽ thu hút người mua hơn.

Ví dụ: Nếu bạn đang sản xuất điện thoại thông minh với mức giá bán ra trên 10 triệu đồng. Bạn có thể cung cấp thêm chính sách trả góp thay vì buộc khách hàng phải trả toàn bộ trong 1 lần

Promotion – Quảng bá/xúc tiến thương mại

Hình ảnh sản phẩm cần được quảng bá rộng rãi để nhiều khách hàng biết đến. Bạn nên cân nhắc chọn lựa kênh quảng bá phù hợp cũng như các thông điệp gắn với sản phẩm để khách hàng dễ nhớ.

Ví dụ: Trong một quảng cáo sữa Cô Gái Hà Lan (thương hiệu Dutch Lady) nhiều năm trước đã nhắc đến Quỹ khuyến học Đom Đóm cho trẻ em nghèo. Cụ thể số tiền trích ra từ việc bán sản phẩm sẽ dùng vào việc hỗ trợ trẻ em nghèo cắp sách đến trường. Thông điệp giàu tình người này đã chạm đến trái tim của rất nhiều phụ huynh và trẻ em thành thị. Vì thế đã giúp doanh số của hãng không ngừng tăng nhanh không chỉ vì chất lượng của sản phẩm mà còn vì ý nghĩa khi mua sản phẩm.

Place – Địa điểm phân phối

Sản phẩm cần được trưng bày đúng nơi, đúng địa điểm thì mới thu hút được đông đảo khách hàng quan tâm đến. Bạn cần xác định địa điểm phân phối hợp lý, phù hợp với đặc tính sản phẩm của bạn.

Ví dụ: Khi ra đời một sản phẩm nước mát đóng chai trong màu nóng, bạn có thể chọn lựa trưng bày trong siêu thị, cửa hàng và có nhân viên công ty giới thiệu sản phẩm. Mặt khác bạn cũng có thể cho khách hàng dùng thử để quyết định mua hàng ngay đại lý mà bạn đang phân phối.

Marketer có phải là nhân viên Marketing không?

Marketer có phải là nhân viên Marketing không?

Marketer có phải là nhân viên Marketing không?

Marketer và nhân viên Marketing là gì? Hai tên gọi này có gì khác nhau?

Marketer và nhân viên Marketing đều là những người chuyên làm việc trong lĩnh vực Marketing với mục đích thúc đẩy sự tin tưởng của khách hàng và thúc đẩy hoạt động mua hàng. Mặt khác:

  • Marketer sẽ thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường. Sau đó đề ra các kế hoạch quảng bá độc đáo để giúp sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường
  • Nhân viên Marketing sẽ thực hiện những kế hoạch được trưởng phòng Marketing đề ra và sáng tạo giúp nhiệm vụ thực hiện suôn sẻ. Nhân viên Marketing có vai trò kết nối khách hàng với thương hiệu, tạo sự tin tưởng và thúc đẩy hoạt động mua hàng

Trên thực tế, nhiệm vụ chính của hai tên gọi này chính là tạo niềm tin với khách hàng và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Hiện nay, tùy vào từng công ty, nhiệm vụ thực hiện mà có thể gọi người làm Marketing là Marketer hoặc nhân viên Marketing. Ngoài ra còn có tên gọi Marketing Staff hay Marketing Executive cũng để chỉ người làm trong lĩnh vực Marketing.

Marketing đóng vai trò gì?

Marketing đóng vai trò gì?

Marketing đóng vai trò gì?

Hoạt động Marketing không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang đến cả lợi ích cho những đối tượng khác. Vậy vai trò cụ thể của Marketing là gì? Đó là mang các lợi ích cho những đối tượng sau:

Vai trò với doanh nghiệp

  • Marketing giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình rộng rãi đến khách hàng 
  • Tạo ấn tượng tốt với người mua
  • Đồng thời có thể cạnh tranh với đối thủ
  • Từ đó xúc tiến hoạt động mua hàng của người tiêu dùng diễn ra mạnh mẽ, mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp

Vai trò với người tiêu dùng

Marketing giúp người tiêu dùng phản ánh được mong muốn, nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó giúp họ có thể tìm mua được những sản phẩm thỏa mãn với những gì mà họ mong đợi.

Vai trò với xã hội

Marketing thúc đẩy các hoạt động giao thương diễn ra thuận lợi và sôi động hơn. Đây cũng là tiền đề giúp một đất nước phát triển kinh tế. Không chỉ người mua được thỏa mãn nhu cầu, người bán thu lợi nhuận mà ngân sách xã hội cũng được đóng góp không ít khi hoạt động mua bán trên thị trường diễn ra trơn tru hơn

Những loại hình Marketing phổ biến hiện nay

Marketing phổ biến

Marketing phổ biến

Trong thời đại hiện nay thì những loại hình Marketing hiệu quả thường là các hoạt động Marketing trực tuyến khi công nghệ không ngừng phát triển. Một số loại hình Marketing phổ biến như sau:

SEO

SEO(Search Engine Optimization) là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Dễ hiểu hơn chính là tăng thứ hạng trang web của bạn trên google. Sao cho thứ hạng càng cao thì khách hàng càng dễ tiếp cận với sản phẩm mà bạn cung cấp. 

SEO giúp doanh nghiệp tăng lượng truy cập của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Giúp cơ hội chuyển đổi từ người xem thành người mua hàng tăng cao hơn.

Website/Blog Marketing

Website/Blog Marketing chính là nơi thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp trong môi trường online. Website càng cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm thì càng tạo nên sự chuyên nghiệp đối với khách hàng. Đây cũng là nơi “nuôi dưỡng” niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng khác.

Social Media

Social Media(hay còn gọi là mạng xã hội) chính là nền tảng lý tưởng để bạn quảng bá sản phẩm và thương hiệu. Các nền tảng như Linked, Instagram, Twitter,… thu hút rất nhiều người dùng trên thế giới. Chẳng hạn chỉ tại Việt Nam đã có hơn 75% dân số sử dụng facebook và có hơn 90 triệu người đang sử dụng Zalo.

Những nền tảng này cũng là nơi tăng cao khả năng viral của thương hiệu. Tạo được ấn tượng mạnh về sản phẩm và doanh nghiệp đối với khách hàng tiềm năng.

Print Marketing

Print Marketing mặt dù là một dạng Marketing truyền thống nhưng vẫn có hiệu quả lớn đối với Marketing. Vì hiện nay vẫn có không ít người mua các sản phẩm in ấn như báo hay tạp chí. Bạn cũng nên đầu tư content vào các sản phẩm này để mở rộng thị trường tiếp cận khách hàng 

Search Engine Marketing(SEM)

Bao gồm SEO và PPC – quảng cáo trả phí. Nếu bạn trả phí, Google sẽ giúp đưa sản phẩm của bạn lên top đầu tìm kiếm. Đây chính là cách đánh vào thói quen người mua hàng khi thường sử dụng từ khóa để tìm kiếm sản phẩm và cso xu hướng nhấp chuột vào những bài viết xuất hiện ở top đầu.

Video Ads

Video Ads chính là hình thức Marketing online khá hiệu quả khi có rất nhiều người thích xem các đoạn video sinh động thay vì đọc các con chữ nhàm chán. Nếu bạn biết khéo léo tích hợp nội dung hài hước hoặc các câu chuyện cảm động sẽ giúp sản phẩm của bạn dễ được chú ý hơn

Email Marketing

Chỉ bằng một thao tác gửi là bạn đã có thể gửi các quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ đến hàng loạt khách hàng trong danh sách. Email marketing là một hình thức quảng cáo khá tiện lợi, giúp bạn tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, hãy chú ý cấu trúc, nội dung gửi và điều chỉnh sao cho không bị khách hàng đưa vào “Spam”.

Brand Marketing

Brand Marketing chính là quá trình xây dựng thương hiệu để tăng uy tín cho doanh nghiệp. Mặc dù trong quá trình thực hiện chiến lược này có thể sẽ không giúp bạn thu về lợi nhuận nhưng sẽ giúp bạn thu về nhiều khách hàng tiềm năng.

Có thể bạn quan tâm: Các kỹ năng cần có của 1 Brand Manager

10 bước chi tiết làm Marketing hiệu quả

10 bước chi tiết làm Marketing

10 bước chi tiết làm Marketing

Muốn công việc Marketing diễn hiệu quả, bạn cần ghi nhớ 10 bước tiến hành sua đây:

1. Đặt mục tiêu, kế hoạch Marketing

Các Marketer chuyên nghiệp đều đặt ra mục tiêu marketing, kế hoạch marketing nhất định và thực hiện từng bước để đạt được những gì đã đặt ra. Bạn nên nhớ, trong bất kỳ công việc nào cũng vậy, nếu không có kế hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể thì sao có thể thành công được. Vì thế hãy tập thói quen xây dựng kế hoạch, ngay cả những mục tiêu đơn giản nhất.

2. Tham khảo đối thủ

Tham khảo đối thủ để học tập những ưu điểm trong cách quảng bá của họ và đồng thời rút kinh nghiệm để loại bỏ những sai sót. Ngoài ra đây cũng là cách để bạn biết được vì sao chiến dịch Marketing của mình không thành công như đối thủ và khắc phục lại những điểm chưa tốt. Hãy luôn nhớ:

  • Học hỏi từ “tiền bối” trong ngành để cải thiện sản phẩm tốt hơn
  • Xác định điểm yếu của đối thủ và biến đó thành điểm mạnh trong sản phẩm của bạn để lôi kéo khách hàng hiệu quả

3. Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Chính là bước quan trọng để chiến dịch Marketing diễn ra thành công. Là một Marketer, bạn cần phác họa được chân dung của khách hàng mục tiêu và khoanh vùng đúng những đối tượng này. Khi xác định đúng đối tượng, bạn sẽ:

4. Viết Content Marketing

Vai trò của content Marketing là gì?

Bạn hãy luôn nhớ rằng “Content is king” (Bill Gates) nên bạn cần tập trung xây dựng nội dung một cách chỉn chu và sáng tạo. Content phải chất, hay và có thể pha thêm một chút hài hước để thu hút người đọc. Bên cạnh đó, có thể kết hợp content và hình ảnh đẹp để giúp tăng tính viral cho sản phẩm. Content vẫn luôn là chìa khóa giúp lôi kéo khách hàng về với doanh nghiệp.

5. Xây dựng quan hệ khách hàng

Bạn không chỉ bán hàng một lần mà cần tạo niềm tin để khách hàng trung thành với sản phẩm của bạn. Một trong những cách hiệu quả không phải đến từ chất lượng sản phẩm mà chính là xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Doanh nghiệp cần chăm sóc, tương tác với khách hàng thường xuyên để khách hàng cảm thấy được trọng. Bạn có thể:

  • Gửi email, tin nhắn chúc mừng sinh nhật khách hàng, cung cấp các voucher giảm giá cho khách hàng thân thiết
  • Nhanh chóng giải đáp thắc mắc của khách hàng để họ cảm thấy được doanh nghiệp xem trọng

Rất nhiều khách hàng chấp nhận mau sản phẩm của doanh nghiệp mặc dù giá cả “nhỉnh” hơn đối thủ với chất lượng ngang tầm vì mối tương tác thân thiết giữa 2 bên. Vậy tại sao bạn không phát huy ưu thế này để giữ lượng khách hàng trung thành với doanh nghiệp đúng không nào?

6. Nhận feedback

Đừng khó chịu vì những feedback không tốt từ khách hàng mà hãy lắng nghe và chọn lọc để cải thiện những vấn đề chưa tốt. Mọi người sẽ dành sự chú ý và yêu mến hơn khi bạn giải quyết nhu cầu của họ. Việc này có thể sẽ mất thời gian nhưng sẽ mang đến hiệu quả tốt cho Marketing.

Xem ngay: Cách xử lý feedback từ khách hàng

7. Chọn phân khúc khách hàng phù hợp

Xác định được phân khúc khách hàng phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong chiến dịch Marketing của mình. Khi chọn đúng phân khúc khách hàng, bạn sẽ dễ dàng đưa ra được các kế hoạch tăng tính nhận diện thương hiệu tốt hơn và thúc đẩy nhu cầu mua hàng hiệu quả.

8. Thử nghiệm kế hoạch

Thử nghiệm chính là bước không thể thiếu trong Marketing để xác định hướng đi phù hợp. Bạn nên phân ra từng giai đoạn thử nghiệm nhỏ để có thể dễ dàng phân tích và khắc phục nhanh nếu có sự cố xảy ra.

Ví dụ: bạn muốn thử nghiệm kéo sự tương tác của mọi người và thực hiện các bài viết quảng cáo sản phẩm hài hước trên Facebook. Khi theo dõi trong vòng 1 tuần, dựa vào ý kiến của mọi người mà bạn có thể điều chỉnh lại nội dung cho phù hợp

9. Đo lường và phân tích số liệu

Marketer phải luôn giám sát kết quả đo lường chiến dịch marketing đang thực hiện trên các nền tảng xã hội. Từ đó lọc ra những nền tảng có tương tác tốt, tỷ lệ chuyển đổi hành vi cao để đẩy mạnh quảng bá trên các kênh này.

10. Sáng tạo các nội dung mới 

Sáng tạo nội dung mới không ngừng chính là công việc mà bạn cần thực hiện để luôn mang đến sự mới mẻ, tạo ấn tượng mạnh với khách hàng. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, bạn chỉ sáng tạo để mang đến giá trị mới mẻ và tốt nhất không dùng sáng tạo trong cạnh tranh nhé!

Kỹ năng cần thiết phải có khi làm Marketing

Kỹ năng cần thiết phải có khi làm Marketing

Kỹ năng cần thiết phải có khi làm Marketing

Để đạt được thành công trong việc, thì kỹ năng cần có của người làm Marketing là gì? Đó chính là 7 kỹ năng không thể thiếu sau đây:

  • Khả năng thích nghi và linh hoạt:Trong kinh doanh thì rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi. Vì vậy bạn cần trang bị cho mình một kỹ năng linh hoạt để có thể giải quyết vấn đề nhanh, gọn và ổn thỏa nhất có thể.
  • Biết quan sát và lắng nghe: Quan sát và lắng nghe khách hàng để nắm bắt tâm lý, cải thiện dịch vụ cho phù hợp chính là cách giúp bạn tiến gần hơn với thành công
  • Đòi hỏi sự nhiệt tình và sáng tạo: Sự nhiệt tình với khách hàng và sáng tạo trong công việc chính là yếu tố giúp bạn ghi điểm. Bằng cách tạo ấn tượng tốt với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn được tin tưởng hơn
  • Kỹ năng giao tiếp: Đây chính là kỹ năng không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực nào. Và trong lĩnh vực Marketing thì yếu tố này càng phải được chú trọng
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Để thực hiện các chiến dịch Marketing hiệu quả thì bạn cần phải sắp thời gian cho các công việc trong kế hoạch hợp lý. Đây cũng là một kỹ năng rất quan trọng mà bạn cần phải rèn luyện
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Trong Marketing, chỉ một cá nhân sẽ không thể đạt được thành công như mong muốn. Đòi hỏi bạn phải có kỹ năng làm việc nhóm để kết hợp với mọi người một cách nhuần nhuyễn mới có thể mang đến hiệu quả như mong đợi
  • Kỹ năng sales: Đây chính là kỹ năng quan trọng giúp tăng doanh số bán hàng và đạt được mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận. Rèn luyện được kỹ năng này sẽ giúp bạn nắm bắt được tâm lý khách hàng, từ đó tư vấn thuyết phục người khác mua hàng của bạn

Cơ hội việc làm, lộ trình thăng tiến và mức lương khi làm Marketing

 

 

 

Cơ hội việc làm, lộ trình thăng tiến và mức lương

Cơ hội việc làm, lộ trình thăng tiến và mức lương

Mức lương khi làm Marketing

Mức lương khi làm Marketing

Cơ hội làm việc

Việc làm Marketing vô cùng đa dạng và cơ hội luôn rộng mở khi có rất nhiều doanh nghiệp ra đời. Bạn có thể chọn ứng tuyển vào các công việc: Quan hệ công chúng, chăm sóc khách hàng, tiếp thị trực tiếp, nghiên cứu thị trường,… 

Lộ trình thăng tiến

Với những sinh viên mới ra trường có thể bắt đầu từ vị trí thực tập sinh và cố gắng thành nhân viên chính thức. Sau nhiều năm hoạt động, đúc kết kinh nghiệm, bạn có thể nâng cao năng lực và tiến lên phó phòng, trưởng phòng, thậm chí là giám đốc Marketing

Mức lương của ngành Marketing

Mức lương của ngành Marketing khá cạnh tranh phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ của bạn. Chẳng hạn:

  • Sinh viên mới ra trường có mức lương khoảng 5-6 triệu đồng/tháng
  • Người đã có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm thì mức lương thường rơi vào mức 7 – 11 triệu đồng/tháng
  • Người có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm có thể đạt mức lương từ 15 – 30 triệu đồng/ tháng

Đến đây thì chắc hẳn bạn đã hiểu Marketing là gì cùng những thông tin liên quan đến lĩnh vực này rồi đúng không? EZ Marketing hi vọng đây sẽ những thông tin hữu ích cho những ai đang quan tâm. Nếu có thắc mắc thêm về lĩnh vực này, hãy để lại bình luận để EZ Marketing giúp bạn giải đáp nhé!