5/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 30/11/2023

Brand Manager là một vị trí được tuyển lựa gay gắt vì vị trí này đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Người đảm đương vị trí này cần hoàn thành các công việc và trách nhiệm gì? Kỹ năng cần có của một Brand Marketing chuyên nghiệp bao gồm những gì? Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành nghề này nhé!

Brand Manager là gì? Công việc chính của Brand Manager 

Brand Manager là gì? Công việc chính của Brand Manager 

Brand Manager là gì? Công việc chính của Brand Manager 

Brand Manager là chức vụ có trách nhiệm giúp phủ sóng độ nhận biết thương hiệu rộng rãi trên thị trường. Đây là một danh từ trong tiếng Anh chuyên ngành, trong đó:

  • Brand có nghĩa là “thương hiệu” để chỉ các thuộc tính hay giá trị vô hình của sản phẩm, dịch vụ và có thể là cả giá trị con người 
  • Manager dùng để chỉ “Người quản lý” một bộ phận trong doanh nghiệp

Vì thế chức vụ Brand Manager còn được gọi với tên khác là Giám đốc thương hiệu hay Quản lý thương hiệu (tùy vào từng công ty). 

Vị trí quan trọng này có nhiệm vụ lập các kế hoạch để phát triển, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời kết hợp với các Phòng ban khác thực hiện các hoạt động marketing để giúp thương hiệu nổi tiếng hơn, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Để hoàn thành tốt mục tiêu đã đặt ra, Quản lý thương hiệu cần thực hiện các công việc gồm:

  • Xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu
  • Nắm bắt xu hướng, dự đoán thị trường 
  • Tìm hiểu về chiến lược của đối thủ cạnh tranh
  • Lập chiến lược cho các chiến dịch truyền thông để định vị thương hiệu trên thị trường
  • Quản lý các phòng ban, đặc biệt là bộ phận sáng tạo nội dung và thiết kế
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả marketing
  • Dự đoán các rủi ro để kịp thời xử lý
  • Quản lý tài chính, dự đoán doanh thu để điều chỉnh hợp lý sao cho tối ưu nhất lợi nhuận của doanh nghiệp

Một Brand Manager giỏi chính là yếu tố chính giúp doanh nghiệp giữ vững thương hiệu và đánh bại các đối thủ khác trên thị trường kinh doanh khốc liệt hiện nay.

Top 8 kỹ năng cần có của một Brand Manager chuyên nghiệp

Để trở thành một Brand Manager chuyên nghiệp thì bạn cần thành thạo 8 kỹ năng cần thiết sau đây:

Top 8 kỹ năng cần có của một Brand Manager chuyên nghiệp

Top 8 kỹ năng cần có của một Brand Manager chuyên nghiệp

1. Hiểu rõ về khách hàng mục tiêu của thương hiệu

Một thương hiệu muốn đứng vững trên thị trường cần cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mức độ làm hài lòng khách hàng càng cao thì vị trí của thương hiệu sẽ càng cao.

Do đó một Quản lý thương hiệu chuyên nghiệp cần thu thập thông tin, nghiên cứu để tạo ra sản phẩm thỏa mãn được khách hàng. Để làm được điều này, bạn cần có kỹ năng “đọc vị” để hiểu và đáp ứng được nhu cầu vô hình mà khách hàng mong muốn.

2. Thông thạo kiến thức marketing

Thông thạo kiến thức marketing

Thông thạo kiến thức marketing

Kiến thức marketing là vấn đề cơ bản mà bất cứ ai làm trong lĩnh vực này cũng cần nắm rõ. Bên cạnh việc hiểu rõ về bản chất mô hình 6P gồm:

  • Price: Giá cả
  • Promotion: Truyền thông
  • Product: Sản phẩm
  • Place: Điểm bán
  • Packaging: Bao bì
  • Proposition: Định vị thương hiệu

Một Brand Manager chuyên nghiệp cần vận dụng được mô hình này vào chiến lược phát triển thương hiệu. Khi chiến lược của bạn thành công nghĩa là thương hiệu của bạn đã được nhiều khách hàng biết đến hơn.

Ví dụ điển hình về việc Brand Manager áp dụng mô hình 6P marketing là thương hiệu Axe – sản phẩm chăm sóc cơ thể cho nam giới thuộc tập đoàn Unilever:

  • Áp dụng đáp ứng tiêu chí về “điểm bán”: Thương hiệu này ra đời năm 1983 tại Pháp và được đổi tên thành “Lynx” tại Anh Quốc, Ireland, Úc và Trung Quốc vì vấn đề nhãn hiệu. Thay đổi này sẽ giúp sản phẩm được đón nhận tốt hơn tại mỗi thị trường
  • Áp dụng tiêu chí về “định vị thương hiệu”: Sản phẩm của thương hiệu Axe được định vị dành cho nam giới từ 18  -25 tuổi muốn tăng sự hấp dẫn để thu hút phái đẹp
  • Áp dụng tiêu chí về “sản phẩm”: Axe cung cấp nhiều sản phẩm cho nam giới với 4 ngành hàng chính là xịt toàn thân; khử mùi và ngăn mồ hôi; tắm rửa ; chăm sóc tóc. Ngoài ra mỗi dòng sản phẩm đều có mùi hương đa dạng như hương thơm ngọt ngào, hương thơm cổ điển, hương thơm mát mẻ,…
  • Áp dụng tiêu chí về “bao bì: Đồng nhất với màu sắc thương hiệu và đa dạng theo từng sản phẩm. Chẳng hạn như sữa tắm được thiết kế theo dạng vòi bơm hoặc nắp bật, sáp tạo kiểu tóc được thiết kế dạng tròn có nắp xoay
  • Áp dụng tiêu chí về “giá cả”: Tùy vào từng thị trường, dòng sản phẩm và kích thước mà giá cả sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Chẳng hạn sáp tạo kiểu tóc Axe Wax Messy Look 75g có giá bán 62.000đ tại thị trường Việt Nam
  • Áp dụng tiêu chí về “truyền thông”: Axe đã từng thực hiện chiến dịch khảo sát với câu hỏi “Liệu có ổn không nếu các chàng trai…?” với các tình huống giả định. Axe chốt lại với vấn đề “Có ổn không khi các chàng trai được là chính mình?”

Từ đó lan truyền sứ mệnh khuyến khích hành xử của “một người đàn ông thực thụ” như cách mà họ muốn. Chiến dịch này khá thành công khi các nhân vật được khảo sát cởi mở và tự tin hơn. Vì thế giúp nhãn hiệu được biết đến rộng rãi hơn

3. Nắm vững các nguyên tắc quản trị thương hiệu

Nắm vững các nguyên tắc quản trị thương hiệu

Nắm vững các nguyên tắc quản trị thương hiệu

Nguyên tắc quản trị thương hiệu chính là “linh hồn” của doanh nghiệp, quyết định thời gian tồn tại của thương hiệu trong lòng khách hàng. Nếu thương hiệu được định hướng theo nguyên tắc đúng đắn, nhất quán từ hình ảnh, thông điệp đến hoạt động sẽ tạo nên sự chú ý từ người dùng. Nguyên tắc cần nắm vững trong quản trị thương hiệu gồm:

  • Xác định mục tiêu và mô hình kinh doanh của thương hiệu
  • Duy trì tính nhất quán của thương hiệu
  • Kết nối khách hàng
  • Tiếp cận khách hàng và tạo được lòng tin
  • Nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường

Brand Manager giỏi là người có khả năng kết nối mọi người thông qua các trải nghiệm, chia sẻ từ hoạt động thực tế hoặc trên các nền tảng online do thương hiệu tổ chức. Từ đó giúp cộng đồng gắn kết với nhau và nhớ đến thương hiệu với những trải nghiệm tốt sẽ tạo nên niềm tin với khách hàng. 

Đây chính là mấu chốt giúp thương hiệu có được một lượng khách hàng trung thành. Tạo vị trí vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường và đánh bại các đối thủ cạnh tranh.

4. Kỹ năng lãnh đạo, teamwork và giao tiếp tốt

Quản lý thương hiệu sẽ không thể thành công nếu làm việc một mình. Mà bạn còn phải có khả năng lãnh đạo tốt để điều hành các thành viên trong nhóm phối hợp nhịp nhàng với nhau. 

Bên cạnh yêu cầu về trí tuệ, thì kỹ năng giao tiếp tốt cũng là một yếu tố không thể thiếu. Một lãnh đạo có khả năng truyền đạt tốt, phát ngôn thu phục lòng người sẽ giúp hiệu quả công việc cao hơn.

Ngoài ra, Brand Manager còn phải kết hợp với các bộ phận của doanh nghiệp khác để thực hiện mục tiêu phát triển thương hiệu. Bạn phải trang bị cho mình kỹ năng đàm phán tốt để các bộ phận này sẵn sàng hỗ trợ khi cần đến.

5. Xây dựng kế hoạch marketing mới theo từng năm

Xu hướng của người dùng luôn thay đổi theo thời gian, kéo theo thị trường luôn chuyển động không ngừng. 

Để không gây nhàm chán và luôn được khách hàng quan tâm đến đòi hỏi thương hiệu cũng cần lập ra các kế hoạch marketing theo từng năm. Nhưng thông thường các Brand đều sẽ được lập chiến lược từ 3 – 5 năm, vậy sẽ cần phải bỏ hết các kế hoạch cũ hay sao?

Thực ra bạn chỉ cần đánh giá được các điểm mạnh để phát huy và khắc phục các điểm trong buổi đánh giá cuối năm. Từ đó xem xét tiến độ có theo đúng kế hoạch dài hạn hay không. Đây cũng là cơ sở để bạn quyết định nên ưu tiên cho kế hoạch ngắn hạn (dưới 1 năm) nào sắp tới.

Để định hướng đúng cho chiến lược này đòi hỏi Brand Manager phải có kỹ năng phân tích và đánh giá thị trường một cách chuẩn xác nhất.

6. Chủ động nghiên cứu và phân tích số liệu thị trường

Môi trường trực tuyến chính là “mảnh đất màu mỡ” để bạn có thể đánh giá chính xác mức độ tiếp cận thương hiệu của khách hàng. Đòi hỏi Brand Manager cần phải thông thạo công nghệ và biết phối hợp được với trí tuệ nhân tạo AI để phân tích, nghiên cứu số liệu. Từ đó đánh giá được hiểu quả chiến lược đã lập ra để chọn hướng phát triển thương hiệu tốt nhất.

Tuy nhiên bạn cần phải biết tính toán sự phù hợp của ngân sách thực hiện với các chiến lược đã vạch ra. Bởi mọi ý tưởng sẽ không thể thực hiện được nếu nguồn tài chính không cho phép. 

7. Nhà quản lý thương hiệu cần có tư duy sáng tạo

Bạn cần biết rằng, con người sẽ ghi nhớ một hình ảnh, sự kiện khi chúng rung động được trái tim của họ. Chỉ một hình ảnh, thông điệp kéo dài từ 3 – 5 giây thôi cũng sẽ gây ấn tượng nếu Brand Manager biết cách kích thích cảm xúc của khách hàng 

Đây cũng là lý do mà một Quản lý thương hiệu cũng cần có khả năng thẩm mỹ, ngôn từ sáng tạo trong các hoạt động marketing. Giúp thương hiệu “đốn tim” khách hàng từ các hình ảnh, thông điệp mang đặc sắc riêng

8. Khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề

Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng sẽ có thể đối mặt với các rủi ro về tài chính, tin đồn thất thiệt hay cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ. Một Brand Manager chuyên nghiệp cần chuẩn bị sẵn các phương án đối phó với những rủi ro có thể xảy ra ngày.

Mặt khác những nhà quản lý chuyên nghiệp cần biết cách khôn khéo xử lý với báo chí và tránh mất điểm trước khách hàng. Đảm bảo giúp thương hiệu giữ được hình ảnh đã cất công xây dựng trước công chúng. 

Brand Manager có phải là Marketing Manager hay không?

Brand Manager có phải là Marketing Manager hay không?

Brand Manager có phải là Marketing Manager hay không?

Marketing Manager có nhiệm vụ chính là đề ra và triển khai các kế hoạch marketing nhằm mục đích quảng bá sản phẩm và hình ảnh thương hiệu. Từ đó tiến đến kết quả cuối cùng là tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nghe sơ lược qua thì có vẻ Brand Manager và Marketing Manager là một nhưng thực tế hai vị trí này có vai trò khác nhau trong doanh nghiệp, cụ thể:

Điểm khác biệt Brand Manager Marketing Manager
Mục đích hoạt động Tạo và giữ vững mối liên hệ bền chặt giữa thương hiệu và khách hàng Tạo các chiến lược để thương hiệu tiếp cận với nhiều khách hàng hơn
Mục tiêu chính Tăng độ nhận diện thương hiệu và giữ sự trung thành từ khách hàng trong thời gian dài Đẩy doanh số bán hàng cao nhất trong từng khoảng thời gian ngắn thực hiện kế hoạch
Thứ tự xuất hiện Xây dựng hình ảnh và định hướng phát triển của thương hiệu trước Dựa trên giá trị thương hiệu trước đó để thực hiện các chiến lược quảng bá hình ảnh
Sự ảnh hưởng với người phụ trách Quản lý thương hiệu muốn thành công khi xây dựng thương hiệu cần phải có lòng tin tuyệt đối vào thương hiệu  Marketing Manager có thể tiến hành các hoạt động marketing thành công. Nhưng họ sẽ không bị ảnh hưởng với chiến lược marketing mà họ lập ra

Tóm lại, Brand Manager có vai trò xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu để khách hàng luôn trung thành với với thương hiệu. Còn vai trò chính của Marketing Manager chính là thực hiện quảng bá hình ảnh thương hiệu để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Có thể nhận xét rằng sau khi chiến dịch marketing kết thúc thì giá trị thương hiệu là những gì còn sót lại trong lòng khách hàng. Do đó, Brand Manager chính là người giữ gìn sợi dây liên kết này thông qua việc luôn giữ gìn hình ảnh thương hiệu hoàn hảo trong lòng công chúng.

Những chỉ số KPI đánh giá một Brand Manager thành công

Làm sao để đánh giá được sự thành công của một Brand Manager, đó là dựa vào những đánh giá sau đây:

Những chỉ số KPI đánh giá một Brand Manager thành công

Những chỉ số KPI đánh giá một Brand Manager thành công

KPI về số lượng tương tác kênh online của doanh nghiệp

Trong hoạt động quản trị thương hiệu thì số lượng tương tác của người dùng trên các nền tảng trực tuyến chính là yếu tố đánh giá sự thành công của thương hiệu. Số lượng người tương tác trên các kênh website, facebook, Youtube, Tiktok,… càng lớn chứng tỏ năng lực của Quản lý thương hiệu càng cao.

KPI về mức độ nhận diện thương hiệu thực tế

Chỉ số đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu thực tế sẽ dựa vào số lượng khách hàng quan tâm đến các ấn phẩm như băng rôn, áp phích,… tại nơi công cộng. Ngoài ra tiêu chí này còn được đo lường từ những nhân viên khảo sát thị trường về số lượng người dùng hoặc đại lý phản hồi tốt khi nhắc đến tên thương hiệu

Chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp

Chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp được gọi với tên chuyên ngành là chỉ số ROI. Sau một thời gian doanh nghiệp hoạt động, nếu chỉ số ROI càng cao có nghĩa là mức doanh thu càng cao. Việc này cũng đồng nghĩa với sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu. Chỉ số ROI không chỉ đo lường về năng lực xây dựng thương hiệu, mà còn đo lường về khả năng quản lý tài chính của Brand Manager

Brand Manager chuyên nghiệp sẽ gặp phải những thách thức gì?

Brand Manager chuyên nghiệp sẽ gặp phải những thách thức gì?

Brand Manager chuyên nghiệp sẽ gặp phải những thách thức gì?

Để trở thành một Brand Manager thành công thì bạn cần xác định được những khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình. Một số thách thức phổ biến như sau:

  • Phải đảm bảo tạo sự nhất quán về trải nghiệm cho khách hàng trên mọi kênh mà thương hiệu đang phát triển. Nếu thực hiện tốt, doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng thêm 23%, nhưng nếu không làm được yêu cầu này, nhiều khách hàng sẽ rời bỏ thương hiệu 
  • Bảo vệ thương hiệu từ các hình ảnh, âm thanh, video vi phạm bản quyền(hết thời gian cấp phép hoạt động) bằng cách gỡ bỏ chúng kịp thời. Nếu logo thương hiệu mới xuất hiện, bạn cần kịp thời gỡ bỏ các logo cũ và chạy hình ảnh mới. Nếu không thương hiệu sẽ bị thiệt hại khi ai đó sử dụng tập tin có chứa logo cũ.
  • Khai thác tối đa tài sản thương hiệu bằng cách biết quản lý, lưu trữ và phân phối tài sản này vào các kênh hợp lý. Việc này đòi hỏi Brand Manager phải có đầu óc linh hoạt, am hiểu công nghệ và tận dụng được sự hỗ trợ từ đội, nhóm.

Sức hấp dẫn từ nghề Brand Manager

Con đường để trở thành Brand Manager không đơn giản nhưng nếu đã chinh phục được các thử thách thì “trái ngọt” sẽ đến với bạn.

Sức hấp dẫn từ nghề Brand Manager

Sức hấp dẫn từ nghề Brand Manager

Con đường trở thành Brand Manager chuyên nghiệp

Bước căn bản nhất trước khi muốn đến với chức vụ Brand Manager chính là bạn phải có kiến thức về marketing, kinh doanh, kinh tế,… và có được nhiều kinh nghiệm chinh chiến thực tế. Dĩ nhiên bạn không thể vừa ra trường mà có thể đảm đương ngay chức vụ quan trọng này mà cần thời gian để rèn luyện.

Đừng ngần ngại chinh phục từ chức vụ nhỏ và hãy bắt đầu mọi thứ với vị trí thực tập sinh ngay từ khi còn là sinh viên. Bạn cũng khoan quan tâm đến vấn đề lương bổng trong thời gian này, mà hãy chú tâm vào việc học hỏi kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế. 

Mặt khác, bạn cũng đừng quên học hỏi thêm các công nghệ mới cũng như các kỹ năng mềm cần thiết. Sau một thời gian rèn dũa, bạn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức mới làm cơ sở để chinh phục các cấp bậc cao hơn.

Mức lương “khủng” cho Brand Manager

Mức lương của Brand Manager sẽ mang tính cạnh tranh ở mỗi công ty và thường dựa vào số năm kinh nghiệm cùng hiệu quả công việc của bạn:

  • Với những Brand Manager có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm thì mức lương thường rơi vào mức 20 – 25 triệu/tháng
  • Những ai có kinh nghiệm dày dặn hơn (trên 5 năm) sẽ có mức lương từ 30 triệu/tháng trở lên. Thậm chí mức lương của bạn sẽ chạm mốc 50 triệu/tháng nếu hoàn thành xuất sắc công việc và vượt KPI mà doanh nghiệp đề ra

Đây chính là mức thu nhập “khủng” mà bất cứ ai cũng mơ ước đến và cũng là lý do khiến Brand Manager trở thành vị trí mơ ước của nhiều người.

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu về công việc, áp lực, kỹ năng,… của một Brand Manager chuyên nghiệp rồi phải không? Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này, từ đó định hướng các mục tiêu hợp lý để chinh phục vị trí đáng mơ ước này.