Bài viết được cập nhật ngày 21/06/2024
Bạn đang tìm hiểu về mô hình BCG là gì và ứng dụng mô hình BCG trong lập chiến lược marketing sao cho hiệu quả? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thông qua bài viết này.
Mô hình BCG được ra đời nhằm giúp doanh nghiệp lập chiến lược dài hạn, xác định cơ hội tăng trưởng bằng cách xem xét việc tiếp tục đầu tư hoặc ngừng sản xuất sản phẩm. Cho đến nay, mô hình này là một trong các phương pháp thiết kế chiến lược phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Vậy mô hình BCG là gì? Các bước thiết lập mô hình BCG trong quản trị chiến lược cụ thể như thế nào? Hãy cùng EZ Marketing đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Có thể bạn quan tâm: Các bước xây dựng chiến dịch Marketing hiệu quả nhất
Nội dung bài viết
Khái niệm mô hình BCG
BCG(Boston Consulting Group) là mô hình giúp doanh nghiệp định hướng các chiến lược nhằm tăng trưởng thị phần. Bằng cách phân tích dòng sản phẩm/dịch vụ của mình dựa trên 1 ma trận, nhằm xác định vị trí sản phẩm của mình trong thị trường. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra quyết định tiếp tục đầu tư hay dừng đầu tư dòng sản phẩm đó.
Ma trận BCG phân tích các khía cạnh ứng với trục hoành và trục tung, bao gồm:
- Trục hoành – Market Share: Thể hiện thị phần của dòng sản phẩm đó trên tổng toàn bộ thị phần của thị trường
- Trục tung – Market Growth: Đo lường mức độ tăng trưởng và cơ hội phát triển của sản phẩm đó trên thị trường
Ưu nhược điểm của ma trận BCG
Ưu điểm:
- Mô hình BCG giúp cho doanh nghiệp phân bổ nguồn vốn hợp lý cho từng loại sản phẩm, theo đuổi mục tiêu tối ưu lợi nhuận và tìm kiếm lợi ích từ đường cong kinh nghiệm.
- Là mô hình chiến lược đã được sử dụng trong thời gian dài, có cấu trúc đơn giản, dễ ứng dụng
- Ma trận Boston cung cấp hiểu biết về việc liên kết điểm mạnh cạnh tranh với các cơ hội thị trường và thiết kế được chiến lược dài hạn phù hợp cho doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Tuy nhiên, mô hình BCG ít có giá trị dự báo cho tương lai, không đề cập tới các khía cạnh từ môi trường vĩ mô. Do đó, mô hình này tiềm ẩn những sai sót dựa trên giả định được đề ra khi các nhà lãnh đạo tiến hành đánh giá và phân loại các sản phẩm.
Ý nghĩa của ma trận BCG
- Quản trị chiến lược: Cho phép doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về giá trị thực tại của doanh nghiệp mình. BCG Matrix cung cấp vị trí của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.
- Hỗ trợ quyết định đầu tư: Mô hình BCG giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định phân bổ nguồn đầu tư hợp lý cho các dòng sản phẩm có tiềm năng, đảm bảo tối đa lợi nhuận.
- Tối ưu hoá chiến lược sản phẩm: bằng cách tập trung vào phát triển sản phẩm có thị phần lớn với tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Phân tích mô hình BCG – ma trận tăng trưởng thị phần hiệu quả
Về cơ bản, lý thuyết mô hình BCG cho rằng: trong tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp, có những sản phẩm sẽ đem lại lợi nhuận cao, cũng có những sản phẩm nếu tiếp tục kinh doanh sẽ gây lỗ lớn cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần căn cứ vào thị phần của sản phẩm đó(trục hoành) cao hay thấp & mức độ tăng trưởng của ngành hàng đó(tại trục tung) lớn hay nhỏ => phân sản phẩm đó vào các nhóm tương ứng trong ma trận BCG để đưa ra quyết định nên đẩy mạnh đầu tư hay dừng kinh doanh sản phẩm đó.
Ma trận BCG được chia thành 4 góc phần tư khác nhau, 4 góc này ứng với 4 SBU(Strategic Business Unit ) – Đơn vị kinh doanh chiến lược. Trong trường hợp này SBU được hiểu là 1 dòng sản phẩm/sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu nào đó.
Cụ thể, mô hình BCG dựa trên phân tích tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối. Bao gồm 4 yếu tố cấu thành dưới đây:
SBU Con Chó(Dog)
SBU Con Chó là những dòng sản phẩm có thị phần thấp & mức độ tăng trưởng thấp.
Các sản phẩm trong vùng này không tạo ra nhiều doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng có thể trở thành những cái bẫy thắt chặt tiền của công ty trong thời gian dài, gây thoái vốn nghiêm trọng.
Do đó, các doanh nghiệp phải đưa ra quyết định sản phẩm thuộc “SBU Con Chó” này cần loại bỏ, không rót vốn đầu tư, thanh lý hoặc định vị lại.
Ví dụ: Dòng sản phẩm Apple iPod được xếp vào danh mục SBU Dog bởi chúng không tạo được tác động đáng kể trên thị trường, không tạo được lợi nhuận từ khi ra mắt, do người tiêu dùng không có nhu cầu cao về loại sản phẩm này.
SBU Dấu chấm hỏi(Question Mark)
SBU Dấu chấm hỏi: là những sản phẩm mà doanh nghiệp có thị phần thấp, nhưng tốc độ tăng trưởng thị trường cao và triển vọng phát triển trong dài hạn.
Các doanh nghiệp mới vào thị trường thường trải qua ô này, SBU đặt ra dấu hỏi lớn cho các doanh nghiệp cần cân nhắc: Số tiền đầu tư mà công ty có thể bỏ ra và liệu khoản đầu tư đó có mang lại lợi nhuận hay không.
- Nếu sau 1 khoảng thời gian doanh nghiệp giành được thị phần: Sản phẩm có thể mất đi lượng lớn khách hàng hoặc không còn được lựa chọn mua nữa, dẫn đến tốc độ tăng trưởng giảm.
- Ngược lại, nếu doanh nghiệp biết khai thác tiềm năng thị trường để có kế hoạch đầu tư đúng lúc, làm gia tăng sự quan tâm của khách hàng thì sẽ trở thành ngành hàng chiếm được thị phần cao.
Dấu hỏi chấm có thể trở thành “Ngôi sao” hoặc “ Con bò sữa”, nhưng có thể chúng không đem lại giá trị. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng việc đầu tư nguồn vốn so với sản phẩm đó có tiềm năng tăng trưởng, phát triển nhanh chóng để biến thành “Ngôi sao” không?
Ví dụ: Các thương hiệu con trong mảng thực phẩm của tập đoàn Unilever được xếp vào diện Dấu chấm hỏi. Bởi thị phần phân khúc thực phẩm của Unilever đang sụt giảm hàng năm, thế nhưng mức tăng trưởng doanh số của ngành hàng này lại khá cao.
Vì vậy, Unilever cần chú trọng đầu tư, phát triển sản phẩm thuộc phân khúc này sang SBU Ngôi sao nhằm cạnh tranh với các đối thủ và gia tăng thị phần trong ngành thực phẩm.
SBU Ngôi sao(Star)
Các sản phẩm nằm trong danh mục này có thị phần tương đối lớn và có mức tăng trưởng cao.
Không chỉ được đánh giá tốt về khoản sinh lời mà chúng còn có nhiều cơ hội để đầu tư phát triển trong dài hạn.
Do đó, doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư tài nguyên vào “SBU Ngôi Sao” nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cũng như giữ vững vị thế dẫn đầu hiện tại.
Ví dụ: Dòng sản phẩm iPhone của Apple, với mỗi lần cho ra mắt phiên bản mới của iPhone, Apple lại thiết lập kỷ lục doanh số bán hàng mới. Bằng tư duy cải tiến về thiết kế và công nghệ của mình, Apple tìm được cho mình lượng lớn khách hàng trung thành, dễ dàng cạnh tranh với các nhãn hàng khác trên thị trường.
SBU Con bò sữa(Cash Cow)
SBU Con bò sữa là những sản phẩm có tốc độ tăng trưởng thấp nhưng thị phần của dòng sản phẩm này cao.
Chiếm phần lớn thị phần và vị thế cạnh tranh cao ở các khu vực tăng trưởng thấp, danh mục sản phẩm này tạo ra lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường và tự duy trì từ góc độ dòng tiền.
Trên thực tế, những sản phẩm trong vùng này có tỷ trọng tiền mặt cao, mức độ tăng trưởng thấp nên được khai thác triệt để thu lợi nhuận nhằm tái đầu tư vào các sản phẩm thuộc SBU Ngôi sao.
Ví dụ: Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm của Honda như xe máy Honda Lead, xe máy Honda Wave được xếp vào SBU Con bò sữa. Bởi chúng chiếm thị phần cao, nằm trong ngành có mức tăng trưởng thấp. Tuy đang bị sụt giảm về doanh số bán hàng so với các năm trước nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Hướng dẫn thiết lập mô hình ma trận BCG trong hoạt động Marketing
Dưới đây, EZ Marketing sẽ giới thiệu đến bạn 5 bước ứng dụng mô hình BCG trong lập chiến lược marketing mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp:
- Bước 1: Chọn đơn vị
Ma trận BCG được sử dụng để phân tích một đơn vị doanh nghiệp, thương hiệu hoặc 1 sản phẩm. Đơn vị nào được chọn sẽ chi phối đến toàn bộ kết quả của báo cáo. Vậy nên, cần xác định đơn vị cụ thể trước khi tiến hành phân tíc.
- Bước 2: Xác định thị trường
Nếu thị trường được xác định không chính xác có thể dẫn đến phân loại kém hoặc giảm hiệu quả phân tích.
- Bước 3: Tính thị phần tương đối
Thị phần tương đối có thể được tính bằng cách chia thị phần/ doanh thu của doanh nghiệp cho thị phần của đối thủ cạnh tranh lớn nhất của thương hiệu trong cùng lĩnh vực.
Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện máy. Nếu thị phần của thương hiệu là 15% và của đối thủ cạnh tranh là 25% trong cùng năm, thì thị phần tương đối của doanh nghiệp sẽ chiếm 0,6(Với thị phần tương đối được cho trên trục hoành. Góc trên bên trái được đặt ở 1, điểm giữa ở 0,5 và góc trên cùng bên phải là 0).
- Bước 4: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng của thị trường
Tỷ lệ tăng trưởng của ngành được tính toán bằng cách xem xét tăng trưởng doanh thu trung bình của các doanh nghiệp đầu ngành. Tốc độ tăng trưởng thị trường ngành được đo bằng tỷ lệ phần trăm. Điểm giữa của trục tung thường được đặt ở tốc độ tăng trưởng 10%(một số ngành tăng trưởng với tốc độ bình quân 1% hoặc 2% /năm).Vì vậy, doanh nghiệp nên tính toán tốc độ tăng trưởng đáng kể(điểm giữa) nhằm thu được kết quả khách quan nhất khi thiết lập mô hình BCG
- Bước 5: Vẽ các vòng tròn trên ma trận
Sau khi tính toán tất cả các biện pháp, doanh nghiệp tiến hành vẽ các vòng tròn. Mỗi vòng tròn sẽ đại diện cho một thương hiệu cần xác định. Đồng thời, kích thước của hình tròn phải tương ứng với tỷ lệ doanh thu kinh doanh của thương hiệu đó
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về mô hình BCG và các bước thiết lập ma trận này trong quản trị chiến lược cùng một số ví dụ trong thực tế mà EZ Marketing mang đến cho bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng ứng dụng ma trận BCG vào phát triển doanh nghiệp của mình. Hoặc nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp tận tình.
Hãy để lại bình luận