5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 22/06/2024

Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực marketing thì bạn không còn xa lạ gì với thuật ngữ Marketing Mix, nhưng nếu bạn mới bước chân vào con đường marketing thì đây có thể là 1 thuật ngữ khó hiểu! Vậy Marketing mix là gì? Các mô hình Marketing mix phổ biến.

Marketing mix là gì?

Marketing mix là gì?

Marketing mix là gì?

Marketing mix(còn gọi là marketing hỗn hợp) là một chiến lược marketing bao gồm nhiều chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật và công cụ marketing kết hợp với nhau.

Marketing mix được sử dụng để quảng bá/tiếp thị các sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu doanh nghiệp với mục đích thu hút khách hàng mục tiêu mua sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn và cuối cùng là trở thành khách hàng trung thành.

Mô hình marketing mix đầu tiên là mô hình 4P, được tạo ra vào năm 1960 bởi E. Jerome McCarthy, ông là một chuyên gia về marketing nổi tiếng. Mô hình 4P được coi là mô hình marketing mix nền tảng của mọi mô hình marketing mix hiện nay.

10 mô hình Marketing mix phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là các mô hình marketing mix phổ biến nhất hiện nay:

10 mô hình Marketing mix phổ biến nhất hiện nay

10 mô hình Marketing mix phổ biến nhất hiện nay

Mô hình 4P

Mỗi chữ P trong mô hình 4P bao gồm các chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật và các công cụ liên quan tới chữ P đó.

Ví dụ P trong Product(sản phẩm/dịch vụ) bao gồm các chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật, công cụ liên quan đến Product như thiết kế bao bì sản phẩm sao cho bắt bắt, bao bì sản phẩm thiết kế làm sao để khách hàng dễ sử dụng nhất, sản phẩm /dịch vụ của bạn có tính năng gì, giúp ích gì cho người dùng…

Ví dụ khác P trong Price(giá cả) bao gồm các chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật, công cụ liên quan đến Price như giá sản phẩm của bạn cao hơn hay thấp hơn đối thủ, bạn có giảm giá sản phẩm vào các dịp Lễ không, hay bạn có chiết khấu khi khách hàng mua số lượng nhiều không…

Mô hình 4P bao gồm: 

  1. Product(sản phẩm/dịch vụ): bao gồm những chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật, công cụ liên quan tới sản phẩm, các thành phần cấu tạo nên sản phẩm/dịch vụ để làm thỏa mãn nhu cầu và làm hài lòng khách hàng mục tiêu. Có thể là: Chất lượng, bao bì, mẫu mã, kiểu dáng, nhãn hiệu, đặc điểm sản phẩm, tác dụng, tính chất của sản phẩm/dịch vụ. Bạn cần trả lời: Sản phẩm có thiết kế, kích cỡ và màu sắc phù hợp và hấp dẫn khách hàng mục tiêu không? Điểm độc đáo của sản phẩm là gì? So với đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì nổi trội hơn?
  2. Price(giá cả): bao gồm những chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật, công cụ liên quan tới giá sản phẩm/dịch vụ. Có thể là: chiến thuật giá chiết khấu, giảm giá, khuyến mại, hình thức thanh toán, hoàn tiền khi mua sản phẩm, tặng quà, tích điểm. Bạn cần trả lời: Giá trị của sản phẩm/dịch vụ đối với khách hàng là gì? Mức giá thông thường của sản phẩm/dịch vụ này là bao nhiêu?
  3. Place(Địa điểm, Phân phối): bao gồm những chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật, công cụ liên quan tới địa điểm, nơi phân phối sản phẩm/dịch vụ. Place là nơi, phương tiện, cách thức mà khách hàng có thể liên hệ để mua và nhận sản phẩm hay sử dụng dịch vụ. Ví dụ: Mua tại cửa hàng, siêu thị, đặt hàng online qua website, sàn TMĐT, gọi điện đặt hàng… chọn hình thức phân phối, kênh phân phối, vận chuyển,…Bạn cần tìm các địa điểm, phương pháp phân phối giúp khách hàng dễ dàng nhận được sản phẩm/dịch vụ trong thời gian ngắn nhất. Bạn có thể tìm hiểu xem Place của đối thủ xem họ bán ở đâu và phương thức giao hàng…
  4. Promotion(truyền thông, xúc tiến): bao gồm những chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật, công cụ liên quan tới việc quảng bá, truyền thông để lan truyền thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ…. đến khách hàng mục tiêu, cũng như thúc đẩy quá trình bán hàng được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. quảng cáo, khuyến mại, truyền thông, quan hệ công chúng, bán hàng, trưng bày,… Bạn cần trả lời câu hỏi: Những kênh marketing và kênh truyền thông nào hiệu quả nhất? Kênh truyền thông nào có nhiều khách hàng mục tiêu nhất? Thời điểm nào thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của bạn?

Bạn có thể muốn tìm hiểu thêm về: Mô hình marketing mix 4P và cách áp dụng trong dự án marketing

Mô hình ĐMCN

Mô hình ĐMCN là viết tắt của:

  • ĐƯỢC GÌ: Khách hàng sẽ được gì khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn không phải vì họ muốn sở hữu sản phẩm của bạn mà họ thực sự muốn giải quyết nhu cầu nào đó của họ. Ví dụ họ không muốn mua dao cạo râu mà họ muốn họ muột khuôn mặt nhẵn mịn, đẹp trai. Bởi vậy nói sản phẩm(Product) không chính xác bằng ĐƯỢC GÌ.
  • MẤT GÌ: Khách hàng sẽ mất những gì khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Không chỉ là mất tiền, khách hàng có thể phải mất thời gian, công sức, sức khỏe, công danh,…để có thể dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Bởi vậy, nói giá cả(Price) không chính xác bằng MẤT GÌ.
  • CẢN TRỞ: Điều gì cản trở khách mua sản phẩm/dịch vụ của bạn? Khi khách hàng cần sản phẩm/dịch vụ của bạn thì họ là có thể sở hữu nó ngay hay không, họ không đủ tiền thì họ có được trả góp hay không, họ cần ngay sản phẩm thì họ có thể chạy ra đầu ngõ mua hoặc được giao trong vòng 5 phút hay không? Bởi vậy, nói phân phối(Place) không chính xác bằng CẢN TRỞ.
  • NIỀM TIN: Nhiệm vụ của marketing là truyền cái Được/Mất cho khách hàng và thuyết phục rằng khi họ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn thì họ sẽ Được nhiều hơn Mất. Bởi vậy nói Quảng bá(Promotion) không chính xác bằng tạo NIỀM TIN cho khách hàng về việc Được nhiều và Mất ít khi sở hữu sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Mô hình 7P

4P + 3P => 7P. Tức là, mô hình 7P có các yếu tố giống 4P là Product, Price, Place, Promotion. Ngoài ra, 7P còn có 3 yếu tố khác là:

  1. People(Con người): Cách thức để doanh nghiệp có thể tìm kiếm, đào tạo và sử dụng nhân sự phù hợp cho các vị trí để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Mọi nhân viên của công ty(từ nhân viên bảo vệ, quản lý, lễ tân, giao hàng…) đều sẽ có tác động ít nhiều đến sự hài lòng của khách hàng.
  2. Process(Quy trình): Doanh nghiệp cần xây dựng các quy trình nào để giúp khách hàng tiếp cận, mua hàng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ một cách dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Cần trả lời: công ty có quy trình hiệu quả để giúp khách hàng mua hàng đơn giản, nhanh chóng và có quy trình để giải quyết mọi thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng nhanh chóng, hiệu quả chưa.
  3. Physical Evidences(Bằng chứng hữu hình): doanh nghiệp đã đưa ra các dẫn chứng, bằng chứng(ví dụ như giấy phép kinh doanh, giấy phép an toàn thực phẩm…, review của người quen/người nổi tiếng…) để giúp khách hàng có niềm tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp chưa? Các địa điểm đón tiếp khách hàng có được thiết kế và bài trí làm khách hàng hài lòng chưa?

Mô hình 10P

Ngoài các yếu tố giống Mô hình 7P thì mô hình 10P có thêm 3 yếu tố khác đó là:

  1. Partnertship: đối tác. Các đối tác của doanh nghiệp của bạn có làm cho khách hàng tin tưởng không. Ví dụ công ty của bạn hợp tác với các đối tác có nhiều tiếng xấu thì khách hàng cũng không tin tưởng thương hiệu của bạn.
  2. Policy: các chính sách của doanh nghiệp bạn có lợi cho khách hàng không. Ví dụ chính sách đổi trả, chính sách hoàn tiền, chính sách thanh toán(Trả góp, nhận hàng trả tiền…)
  3. Prestige: uy tín thương hiệu. Làm sao để xây dựng thương hiệu uy tín và làm cho khách hàng tin tưởng vào thương hiệu của bạn?

Mô hình 4C

Mô hình 4C thực chất là một cách diễn đạt khác của 4P, khi các yếu tố mang cùng ý nghĩa với 4P:

  1. Customer solutions(giải pháp dành cho khách hàng): Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết/đáp ứng nhu cầu của khách hàng không?. Do vậy, bạn cần tìm hiểu nhu cầu thật sự của khách hàng là gì và từ đó thiết kế sản phẩm/dịch vụ có thể đáp ứng các nhu cầu đó của khách hàng.
  2. Cost to users(chi phí để có được giải pháp): Sản phẩm/dịch vụ của bạn có xứng đáng để khách hàng bỏ Chi phí ra để sở hữu không. Chi phí ở đây có thể là tiền mặt, chi phí cơ hội, thời gian…
  3. Convinience(sự thuận tiện): khách hàng có thể dễ dàng tìm và mua sản phẩm/dịch vụ của bạn không? Ví dụ khách hàng có thể mua sản phẩm của bạn ở siêu thị gần nhà họ không hoặc bạn có thể giao sản phẩm cho họ trong vòng 15 phút không?
  4. Communication(truyền thông): Khách hàng mục tiêu của bạn đang ở đâu và Làm sao để khách hàng biết tới sản phẩm/dịch vụ của bạn? Thông điệp nào có thể thu hút họ? Hãy cung cấp cho họ những thông tin dựa trên nhu cầu và mong muốn của họ.

Mô hình 7C

Mô hình 7C(còn gọi là mô hình la bàn) được giáo sư Koichi Shimizu tạo ra xuất bản trong sách “Lý thuyết và chiến lược quảng cáo” xuất bản năm 1989.

4C + 3C => 7C. Tức là, mô hình 7C có các yếu tố giống 4C(Customer solutions, Cost to users, Convinience, Communication) và có thêm 3C nữa, đó là:

  • Corporation(Doanh nghiệp): các bên bao gồm doanh nghiệp của bạn, đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan khác sẽ ảnh hưởng đến việc Marketing sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào?
  • Consumer(Người tiêu dùng): nhu cầu và mong muốn của khách hàng là gì? Sản phẩm/dịch vụ có an toàn cho người tiêu dùng không? Những thông tin nào có thể chứng thực những điều đó?
  • Circumstances(Hoàn cảnh, tình huống, sự kiện): doanh ngiệp có các phương án xử lý khi có các tình huống từ môi trường bên ngoài bất ngờ xảy ra như luật pháp thay đổi, thời tiết biến đổi, nền kinh tế biến động, văn hóa thay đổi không?

Mô hình 4E

Mô hình 4E là viết tắt của:

  1. Experience: Trải nghiệm sản phẩm. Làm sao để khách hàng có trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ tốt nhất và làm họ thực sự hài lòng về sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  2. Exchange: trao đổi giá trị. Người ta thường nói “Không có gì trong cuộc sống là miễn phí – kể cả những thứ được ghi là miễn phí!”. Do vậy, doanh nghiệp của bạn phải làm như thế nào để khách hàng thấy những thứ họ bỏ ra(tiền, thời gian, công sức…) xứng đáng với những gì họ nhận lại được từ sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  3. Everyplace: có ở mọi nơi, cần là có ngay. Doanh nghiệp của bạn phải thiết kế quy trình mua hàng, làm sao để khách hàng có thể sở hữu ngay sản phẩm/dịch vụ của bạn một cách nhanh nhất và không gặp bất kỳ trở ngại nào khi họ cần mua.
  4. Evangelism: truyền miệng tích cực. Làm sao để khách hàng(những người đã mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn) có thể nói tốt về sản phẩm/dịch vụ của bạn, chia sẻ thông tin về sản phẩm/dịch vụ của bạn tới những người khác.

Mô hình 4A

Mô hình 4A là viết tắt của:

  1. Acceptability: Khả năng chấp nhận. Làm sao để khách hàng có thể chấp nhận mua sản phẩm/dịch vụ của bạn? Sản phẩm của bạn có thể giúp gì cho khách hàng để họ chấp nhận mua sản phẩm của bạn?
  2. Affordability: Khả năng chi trả. Khách hàng có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của bạn? Làm sao để khách hàng có thể chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ví dụ bạn có thể cho phép khách hàng trả góp, giảm giá…
  3. Assessibility: Khả năng tiếp cận. Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và mua được sản phẩm/dịch vụ của bạn không? Làm sao để khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ví dụ bạn có thể phân phối ở các cửa hàng quanh khu vực của khách hàng mục tiêu.
  4. Awareness: Khả năng nhận biết. Có bao nhiêu người biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn? Làm sao để nhiều người biết tới sản phẩm của bạn hơn. Ví dụ bạn có thể dùng các chương trình quảng cáo Online, chia sẻ thông tin sản phẩm vào các nhóm có nhiều khách hàng tiềm năng…

Mô hình kết hợp 4P + 4C

  1. Sản phẩm(Product) kết hợp với nhu cầu khách hàng(Custormer Neeeds) thông qua nghiên cứu thị trường
  2. Giá cả(Price) kết hợp với chi phí(Cost) mà khách hàng có thể chấp nhận được
  3. Phân phối(Place) kết hợp với Thuận tiện(Convenence)
  4. Quảng bá(Promotion) kết hợp với Kênh Truyền thông(Communication)

Mô hình 8P + 1P(Purple Cow – Con bò tía)

  • Sản phẩm(Product)
  • Giá cả(Pricing)
  • Khuyến mại(Promotion)
  • Định vị trên thị trường(Positioning)
  • Độ nổi tiếng(Pubblicity)
  • Bao bì(Packaging)
  • Truyền thông(Pass-along)
  • Giấy phép(Permission)

Để áp dụng mô hình 8P+1P thì việc đầu tiên bạn cần làm là hoàn thành hết 8P và kết hợp nhuần nhuyễn các thành tố P với nhau. Nếu không kết hợp nhuần nhuyễn thì thông điệp quảng cáo cho nó sẽ hoàn toàn mờ nhạt và không hiệu quả.

Sau khi có 8P thì bạn cần có 1 chữ P mới: Con bò tía(Purple Cow).

Bản chất của Purple Cow(con bò tía) là nó tạo ra sự độc đáo, nó khác biệt hoàn toàn với đàn bò nâu và trở nên nổi bật hơn trong đám đông. Tức là bạn phải làm cho sản phẩm/dịch vụ của bạn có những điểm thật đặc biệt, không 1 sản phẩm/dịch vụ nào trên thị trường hiện tại có những điểm đặc biệt đó.

Điểm đặc biệt, độc đáo đó phải khiến mọi người bàn luận. Một thứ đáng được công nhận, khác biệt, mới mẻ và thú vị, đó chính là con bò tía.

Bạn nên đưa con bò tía vào mọi thứ trong doanh nghiệp của bạn. Bạn không chỉ quảng cáo sản phẩm/dịch vụ đã hoàn thiện mà quảng cáo cả quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ của bạn. Bạn có thể quay video quá trình sản xuất ra một sản phẩm cầu kỳ như thế nào, tốn thời gian như thế nào, tạo ra bởi những người tâm huyết ra sao…

Nên sử dụng mô hình marketing mix nào?

Nên sử dụng mô hình marketing mix nào?

Nên sử dụng mô hình marketing mix nào?

Tùy thuộc loại hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh và loại sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn để lựa chọn mô hình marketing mix phù hợp.

Hiện tại, EZ Marketing đang áp dụng mô hình ĐMCN và mô hình 8P+1P vào các dự án marketing của mình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề marketing mix hoặc nếu bạn muốn đóng góp cho chủ đề này, hãy chat trực tiếp với EZ Marketing, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn và trân trọng mọi đóng góp từ bạn! Nếu thấy bài viết về marketing mix của EZ Marketing hữu ích đối với bạn, hãy chia sẻ nó vào các hội nhóm marketing mà bạn đang tham gia, mình tin bài viết này có thể giúp ích cho nhiều bạn đang tìm hiểu về marketing.