5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 22/06/2024

Có lẽ bạn chưa từng hoặc rất ít khi nghe thấy thuật ngữ “ĐMCN Marketing”, vì đây là 1 chiến lược marketing mix còn khá mới và mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Trong bài viết này, EZ Marketing sẽ trình bày tất tần tật về ĐMCN bao gồm: Mô hình ĐMCN trong marketing là gì? Cách áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án Marketing.

Nội dung bài viết

Tổng quan về ĐMCN Marketing

ĐMCN trong Marketing là gì?

ĐMCN là một trong những chiến lược marketing mix. Nó được phát triển từ mô hình 4P Marketing truyền thống và nó cải thiện được rất nhiều nhược điểm của mô hình 4P Marketing.

ĐMCN là viết tắt của 4 chữ Đ, M, C, N:

ĐMCN là viết tắt của 4 chữ Đ, M, C, N

ĐMCN là viết tắt của 4 chữ Đ, M, C, N

  1. Được gì
  2. Mất gì
  3. Cản trở
  4. Niềm tin

 Giải thích chi tiết về các yếu tố trong mô hình ĐMCN

  • ĐƯỢC GÌ: Khách hàng sẽ được gì khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn không phải vì họ muốn sở hữu sản phẩm của bạn mà họ thực sự muốn giải quyết nhu cầu nào đó của họ. Ví dụ họ không muốn mua dao cạo râu mà họ muốn họ muột khuôn mặt nhẵn mịn, đẹp trai. Bởi vậy nói sản phẩm(Product) không chính xác bằng ĐƯỢC GÌ.
  • MẤT GÌ: Khách hàng sẽ mất những gì khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Không chỉ là mất tiền, khách hàng có thể phải mất thời gian, công sức, sức khỏe, công danh,…để có thể dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Bởi vậy, nói giá cả(Price) không chính xác bằng MẤT GÌ.
  • CẢN TRỞ: Điều gì cản trở khách mua sản phẩm/dịch vụ của bạn? Khi khách hàng cần sản phẩm/dịch vụ của bạn thì họ là có thể sở hữu nó ngay hay không, họ không đủ tiền thì họ có được trả góp hay không, họ cần ngay sản phẩm thì họ có thể chạy ra đầu ngõ mua hoặc được giao trong vòng 5 phút hay không? Bởi vậy, nói phân phối(Place) không chính xác bằng CẢN TRỞ.
  • NIỀM TIN: Bạn phải làm cho khách hàng tin vào những gì công ty của bạn truyền thông, tin vào cái “Được gì” mà công ty của bạn đưa ra trên các kênh truyền thông. Nhiệm vụ của marketing là truyền cái Được/Mất cho khách hàng và thuyết phục rằng khi họ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn thì họ sẽ Được nhiều hơn Mất. Bởi vậy nói Quảng bá(Promotion) không chính xác bằng tạo NIỀM TIN cho khách hàng về việc Được nhiều và Mất ít khi sở hữu sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Cũng giống như mô hình 4P, mỗi yếu tố trong mô hình ĐMCN bao gồm các chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật và các công cụ liên quan tới yếu tố đó. Ví dụ: Đ trong ĐƯỢC GÌ sẽ bao gồm các chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật, công cụ marketing sẽ giải quyết câu hỏi Khách hàng sẽ được gì khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn?

Ví dụ bạn bán sản phẩm máy chấm vân tay, nếu khách hàng mua sản phẩm của bạn thì họ sẽ quản lý nhân sự dễ dàng hơn, chính xác hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với việc chấm công bằng việc ghi chép truyền thống.

Ưu và nhược điểm của mô hình ĐMCN Marketing

Bất kỳ mô hình marketing mix nào cũng có ưu điểm và nhược điểm, và mô hình ĐMCN cũng không ngoại lệ. Bạn cần nắm rõ các ưu và nhược điểm của mô hình ĐMCN để quyết định có nên áp dụng mô hình này vào dự án marketing của mình hay không:

Ưu điểm

Dưới đây là các ưu điểm của mô hình ĐMCN Marketing:

Ưu điểm của mô hình ĐMCN Marketing

Ưu điểm của mô hình ĐMCN Marketing

  1. Tập trung vào khách hàng: khách hàng là 1 yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu 1 doanh nghiệp không có khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ sớm phá sản. Do vậy, ưu điểm của mô hình ĐMCN là tập trung vào khách hàng(khách hàng “Được gì”, “Mất gì” khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn), trong khi mô hình 4P chỉ tập trung vào yếu tố sản phẩm, thiết kế sản phẩm, giá sản phẩm…
  2. Giải quyết được những nguyên nhân cản trở khách hàng mua hàng: Yếu tố “Cản trở” giúp doanh nghiệp nhận diện những cản trở khách mua sản phẩm/dịch vụ của bạn và đưa ra các giải pháp giúp khách hàng dễ dàng sở hữu sản phẩm/dịch vụ của bạn hơn. Từ đó, thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  3. Tạo niềm tin với khách hàng: Yếu tố “Niềm tin” sẽ giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì những sản phẩm tương tự trên thị trường. Nếu sản phẩm của bạn và các đối thủ có cùng tính năng nhưng doanh nghiệp của bạn tạo được “niềm tin” với khách hàng thì doanh nghiệp của bạn sẽ bán được nhiều hàng

Nhược điểm

Dưới đây là các nhược điểm của mô hình ĐMCN Marketing:

Nhược điểm của mô hình ĐMCN Marketing

Nhược điểm của mô hình ĐMCN Marketing

  1. Thiếu yếu tố con người: yếu tố con người ở đây muốn nói tới nhân viên tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ khách hàng. Đây là 1 yếu tố quyết định thành bại của công việc kinh doanh. Nếu bạn thuê phải những nhân viên có thái độ không tốt hoặc không có khả năng hỗ trợ khách hàng, công việc kinh doanh của bạn sẽ sớm lụi tàn.
  2. Thiếu yếu tố quy trình: vì mô hình ĐMCN cần phối hợp đa số các phòng ban trong doanh nghiệp, nếu không có 1 quy trình rõ ràng thì dự án marketing dễ đi đến thất bại và khi đó các phòng ban sẽ đổ trách nhiệm cho nhau.
  3. Chưa có giải pháp với các thay đổi từ môi trường bên ngoài: mô hình ĐMCN tập trung nhiều vào yếu tố khách hàng mà chưa có các giải pháp phòng ngừa các yếu tố có thể phát sinh từ môi trường bên ngoài như công nghệ biến đổi, luật pháp thay đổi, văn hóa vùng miền, thời tiết biến đổi, kinh tế biến động,…

Các bước áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án Marketing hiệu quả nhất

Sau đây, EZ Marekting sẽ trình bày chi tiết 6 bước giúp doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án marketing một cách hiệu quả nhất:

Các bước áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án Marketing hiệu quả nhất

Các bước áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án Marketing hiệu quả nhất

Bước 1: Nghiên cứu kỹ lưỡng khách hàng mục tiêu

Để có thể đạt hiệu quả cao nhất khi áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án marketing thì bạn phải nghiên cứu khách hàng mục tiêu của bạn thật kỹ càng. Bạn phải biết họ là ai, bao nhiêu tuổi, bạn phải hiểu họ thực gì “Muốn gì” khi lựa chọn sản phẩm của bạn. Từ đó, bạn có thể đưa ra các chiến thuật về yếu tố “Được gì”, “Mất gì” một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, bạn phải biết họ thuộc tầng lớp nào, thu nhập của họ bao nhiêu, có con cái hay chưa, có cha mẹ già không…từ đó bạn mới có thể biết những “Cản trở” khách hàng mua sản phẩm của bạn. Và sau đó, bạn đưa ra các giải pháp cho các “Cản trở” đó.

Bạn cần phải biết khách hàng tham gia những hội nhóm nào, họ tin tưởng vào những ai,…Từ đó bạn có thể tạo dựng niềm tin đối với khách hàng và thúc đẩy họ mua sản phẩm của bạn.

Bước 2: Phân tích đối thủ của doanh nghiệp bạn

Bạn thấy đấy, việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu rất quan trọng, nhưng đôi khi, bạn sẽ rất khó để tìm kiếm các thông tin về khách hàng mục tiêu. Do vậy, bạn có thể phân tích khách hàng thông qua việc phân tích đối thủ của bạn. Bạn sẽ cần phân tích các chiến dịch marketing của đối thủ, các mẫu quảng cáo của họ, các kênh marketing họ triển khai…Từ đó, bạn sẽ có 1 cái nhìn chính xác hơn về khách hàng mục tiêu của bạn.

Ngoài ra, việc phân tích đối thủ còn giúp bạn biết điểm mạnh/yếu của đối thủ, từ đó đưa ra các chiến lược, chiến thuật phù hợp cho mô hình ĐMCN của mình.

Bạn có thể xem chi tiết tại: Hướng dẫn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chi tiết

Bước 3: Áp dụng mô hình ĐMCN Marketing vào dự án Marketing

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng khách hàng mục tiêu và phân tích đối thủ của bạn, tiếp theo bạn cần đưa ra các chiến lược, chiến thuật để áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án marketing của mình:

  1. Bạn cần liệt kê tất cả những cái mà khách hàng sẽ “Được” khi mua sản phẩm của bạn, ví dụ như tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, bình an, sức khỏe, hạnh phúc, tự do tài chính, ngủ ngon, có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, cơ hội thăng tiến…
  2. Bạn cũng cần liệt kê tất cả những cái mà khách hàng sẽ “Mất” khi lựa chọn sản phẩm của bạn, ví dụ như cần nhiều thời gian(ví dụ bạn bán sách thì khi mua sách, khách hàng cần nhiều thời gian để đọc sách), mất tiền bạc(tất nhiên mua hàng phải trả tiền), mất tự do, mất nhiều mối quan hệ tốt đẹp(khi đọc sách thì khách hàng ít có thời gian để gặp gỡ nhiều người),…
  3. Tiếp theo, bạn cần liệt kê những thứ cản trở khách hàng mua sản phẩm của bạn, ví dụ như: có ít thời gian(ví dụ nếu bạn bán sách mà người dùng có ít thời gian đọc sách, bạn có thể tặng kèm bản tóm tắt sách), không có đủ tiền(nếu bạn bán ô tô thì khách hàng khó có nhiều tiền, bạn có thể đưa ra giải pháp là cho phép trả góp), khách hàng muốn sở hữu sản phẩm nhanh nhất có thể(nếu bạn chỉ có 1 cửa hàng ở thành phố, bạn có thể sử dụng dịch vụ giao hàng của Grab, chỉ giao trong vòng 1 tiếng – 2 tiếng)…
  4. Cuối cùng là niềm tin, bạn phải làm sao để khách hàng tin vào những gì công ty bạn truyền thông, bạn có thể thuê các KOL mà khách hàng tin tưởng để quảng bá sản phẩm của mình, đưa ra các bằng chứng hữu hình(ví dụ nếu bạn bán thực phẩm thì bạn cần giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước cấp, các văn phòng, cửa hàng được thiết kế ấn tượng, tạo niềm tin với khách hàng…), các nhân viên tư vấn và chăm sóc khách hàng nhiệt tình…

Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện dự án Marketing theo mô hình ĐMCN Marketing

Cũng giống như mọi cách áp dụng chiến lược marketing mix khác, để áp dụng mô hình ĐMCN Marketing thì bạn cũng nên sử dụng mô hình 5W1H, nó sẽ giúp bạn lên kế hoạch thực hiện dễ dàng hơn.

Nhưng trước khi sử dụng mô hình 5W1H để lên kế hoạch thực hiện thì bạn cần có mục tiêu của dự án marketing + ngân sách marketing dự kiến + các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Ngoài ra, sau khi đặt mục tiêu marketing cho cả dự án marketing thì bạn cần đặt mục tiêu marketing cho từng mốc thời gian cụ thể để đánh giá, đo lường, và điều chỉnh mô hình ĐMCN kịp thời nếu dự án marketing không đi đúng theo mục tiêu dự.

Mô hình 5W1H, bao gồm:

  1. What: Có những công việc nào
  2. Why: mục tiêu của từng đầu viên là gì
  3. Who: ai thực hiện các công việc đó
  4. When: thời gian cho mỗi đầu việc
  5. Where: triển khai trên các kênh nào, ở đâu
  6. How: làm mỗi đầu việc như thế nào.

Bước 5: Thực thi dự án Marketing theo kế hoạch thực hiện

Thực thi dự án marketing là 1 bước cực kỳ quan trọng, thành bại đều nằm ở bước này. Nhiều doanh nghiệp lập kế hoạch thực hiện theo mô hình ĐMCN rất tốt nhưng khi triển khai lại mắc rất nhiều sai lầm, dẫn tới dự án marketing bị thất bại. Người quản lý dự án marketing là yếu tố chủ chốt đến việc thành bại của dự án marketing.

Người thực thi dự án marketing phải có khả năng đưa những gì có trong bản kế hoạch vào thực tế, phải có kỹ năng quản lý nhân viên tốt và có khả năng kết hợp với các phòng ban khác trong công ty. Ngoài ra, người này phải biết sử dụng tốt các nguồn lực hiện có của công ty.

Bước 6: Đo lường, đánh giá và cải tiến(nếu cần) dự án Marketing theo mô hình ĐMCN

Trong bản kế hoạch thực hiện đã có các mốc thời gian để đo lường, đánh giá dự án marketing và mục tiêu marketing của từng mốc thời gian. Người quản lý dự án marketing cần đánh giá xem mô hình ĐMCN có đang giúp dự án marketing đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra không. Nếu không thì cần thay đổi, cải tiến các chiến lược, chiến thuật nào trong mô hình ĐMCN.

Phân tích mô hình ĐMCN của Unilever

Có thể nhiều người chưa biết đến Unilever, nhưng nếu nhắc tới các sản phẩm như bột giặt Omo, nước xả Comfort, nước rửa tay và sữa tắm Lifebuoy, kem đánh răng PS, nước rửa chén Sunlight…thì chắc hẳn là ai cũng đã từng sử dụng. Và Unilever chính là công ty sản xuất các sản phẩm kể trên.

Nào cùng EZ Marketing, phân tích mô hình ĐMCN của Unilever nhé!

Yếu tố “Được gì” trong mô hình ĐMCN của Unilever

Khi sử dụng các sản phẩm của Unilever, khách hàng sẽ “Được gì”:

  1. Bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình: ví dụ loại sạch vi khuẩn như nước rửa tay và sữa tắm Lifebuoy, kem đánh răng PS, Vim loại bỏ vi khuẩn bồn cầu…
  2. Tiết kiệm thời gian: ví dụ giặt sạch nhanh với bột giặt Omo
  3. Tự tin: ví dụ như nước xả Comfort, giúp bạn luôn thơm mát mỗi khi ra đường hoặc kem đánh răng PS cho nụ cười thơm tho, xịt lách Rexona…
  4. Gắn kết gia đình: ví dụ như hạt nêm Knorr tạo ra các bữa ăn ngon cho gia đình
  5. Mang đến niềm vui: kem WALL và kem Paddle Pop sẽ giúp bạn thêm gắn kết với mọi người
  6. Giảm đau đớn: ví dụ Vaseline sẽ giúp bạn giảm nứt nẻ da, nứt môi, gót chân…giúp giảm đau đớn mỗi mùa đông về.
  7. Tiết kiệm chi phí: ví dụ TRESemmé cam kết cho một mái tóc đẹp chuẩn salon tại nhà, Pond’s  có 1 làn da đẹp ngay tại nhà
  8. Có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp: ví dụ Axe sẽ giúp đàn ông tự tin khi tiếp xúc với phái nữ, sữa tắm LUX ngát hương, giúp phái nữ tạo Thu Hút Khó Cưỡng với nam giới

Yếu tố “Mất gì” trong mô hình ĐMCN của Unilever

Khi sử dụng các sản phẩm của Unilever, khách hàng sẽ “Mất gì”:

  • Tiền: tất nhiên là mua sản phẩm thì phải mất tiền rồi, không còn gì phải bàn cãi. Nhưng bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn rất nhiều so với số tiền bạn bỏ ra để sở hữu sản phẩm của Unilever

Yếu tố “Cản trở” trong mô hình ĐMCN của Unilever

Theo EZ Marketing đánh giá thì không có yếu tố nào “Cản trở” khách hàng sở hữu sản phẩm của Unilever. Họ đã làm rất tốt ở tất cả các khâu, từ chất lượng sản phẩm(Chắc bạn cũng đã sử dụng sản phẩm của Unilever và cảm thấy hài lòng đúng không), giá cả(ai cũng có thể dễ dàng sở hữu sản phẩm của Unilever vì giá khá rẻ), địa chỉ phân phối(khách hàng có thể mua sản phẩm của Unilever ở bất kỳ đâu gần nhà họ từ cửa hàng tạp hóa cho đến chợ, siêu thị), truyền thông, bằng chứng hữu hình…

Yếu tố “Niềm tin” trong mô hình ĐMCN của Unilever

Unilever đã xây dựng niềm tin vững chắc đối với khách hàng của mình:

  1. Unilever là công ty hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới và được thành lập hơn 100 năm trước.
  2.  Các sản phẩm của họ được bán ở hơn 190 quốc gia trên toàn thế giới
  3. Các sản phẩm chính hãng của Unilever được bán tại 4,4 triệu cửa hàng bán lẻ từ các nhà phân phối tại 10 thị trường mới nổi hàng đầu.
  4. Unilever có 128.000 nhân viên trên toàn thế giới
  5. Họ có 57.000 nhà cung cấp ở khoảng 150 quốc gia
  6. Các sản phẩm của Unilever được sản xuất ở 280 nhà máy do Unilever vận hành
  7. Unilever sở hữu hơn 20.000 bằng sáng chế
  8. Họ được xếp hạng AAA trong năm 2023 về CDP Rừng, Nước và Khí hậu. Họ giảm 74% phát thải khí nhà kính trong các hoạt động của Unilever kể từ năm 2015

Yếu tố nào trong mô hình ĐMCN là quan trọng nhất?

Yếu tố nào trong mô hình ĐMCN là quan trọng nhất?

Yếu tố nào trong mô hình ĐMCN là quan trọng nhất?

Tất cả các yếu tố trong mô hình ĐMCN đều rất quan trọng, sẽ thật khó để quyết định yếu tố nào quan trọng nhất. Mỗi doanh nghiệp phải tập trung cả 4 yếu tố: Được gì, mất gì, cản trở, niềm tin. Nhưng yếu tố quan trọng nhất và khó nhất mà doanh nghiệp cần tập trung đó là “Niềm tin“, khi đã lấy được niềm tin của khách hàng thì mọi việc khác đều sẽ thuận lợi.

Do vậy, doanh nghiệp phải tìm các chiến thuật, chiến lược, phương pháp để lấy được niềm tin của khách hàng. Sau khi khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn thì phải duy trì, giữ vững niềm tin của khách hàng bằng cách thực hiện các “cam kết” của mình với khách hàng. Ví dụ: nếu công ty bạn cam kết bảo hành sản phẩm 2 năm và cho phép đổi trả sau 1 tháng sử dụng thì bạn phải giữ đúng lời cam kết đó.

5 lưu ý khi áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án marketing

Nếu bạn quyết định áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án marketing, thì bạn cần lưu ý những điều sau:

5 lưu ý khi áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án marketing

5 lưu ý khi áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án marketing

1. Phải có mục tiêu dự án marketing rõ ràng, chi tiết

Cũng giống như bất kỳ chiến lược marketing mix nào, trước khi áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án marketing thì bạn phải có mục tiêu marketing rõ ràng, chi tiết. Bạn có thể sử dụng mô hình S.M.A.R.T để lên mục tiêu marketing:

  • Specific: mục tiêu marketing phải cụ thể, dễ hiểu với mọi người tham gia dự án marketing
  • Measurable: mục tiêu marketing phải đo lường được bằng con số
  • Attainable: mục tiêu marketing phải vừa sức đối với người triển khai và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp
  • Relavant: mục tiêu marketing phải có tính thực tế đối với doanh nghiệp
  • Time-Bound: phải có mốc thời gian hoàn thành mục tiêu marketing

Nếu bạn chưa có mục tiêu dự án marketing rõ ràng, chi tiết thì sẽ rất khó để đánh giá, đo lường hiệu quả khi áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án marketing.

2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu rõ ràng

Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cho việc áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án marketing hiệu quả hơn. Ví dụ Khi bạn xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn thuộc giới siêu giàu thì bạn sẽ biết họ muốn “Được gì” từ sản phẩm của bạn, làm sao để tạo “Niềm tin” cho khách hàng, từ đó dễ dàng thúc đẩy họ  mua sản phẩm của công ty bạn.

3. Nghiên cứu thị trường kỹ càng

Nếu bạn không nghiên cứu thị trường kỹ càng thì bạn sẽ không biết bạn sẽ phải đối đầu với những đối thủ như thế nào, nhu cầu thị trường với sản phẩm của bạn có cao không, xu hướng mua sản phẩm của bạn đang tăng hay giảm…Và khi đó, bạn áp dụng mô hình ĐMCN vào dự án marketing 1 cách “phỏng đoán”, không dựa trên tình hình thị trường thực tế.

Ví dụ: nếu hiện nay trên thị trường có quá nhiều sản phẩm cung cấp cùng yếu tố “Được gì” như sản phẩm của bạn nhưng họ lại giảm các yếu tố “Mất gì”, khiến cho khách hàng lựa chọn sản phẩm của họ thay vì của bạn. Do vậy, bạn cần làm sao tăng yếu tố “Được gì”, giảm yếu tố “Mất gì” để khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì chọn đối thủ.

4. Xây dựng quy trình phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban trong doanh nghiệp

Cũng giống như mô hình 4P thì mô hình ĐMCN yêu cầu các phòng ban trong công ty phải phối hợp hiệu quả với nhau. Mà để các phòng ban phối hợp hiệu quả với nhau thì doanh nghiệp bạn phải có quy trình phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban. Từ đó, mô hình ĐMCN mới phát huy hiệu quả cao nhất khi áp dụng vào dự án marketing.

5. Thường xuyên đo lường, đánh giá hiệu quả của mô hình ĐMCN

Để dự án marketing đi đến thành công thì bạn cần đặt ra các mốc thời gian để đo lường, đánh giá hiệu quả của mô hình ĐMCN trong thời gian thực thi dự án. Sau mỗi lần đo lường, đánh giá, nếu thấy dự án marketing đang đi sai hướng mục tiêu đã đề ra, bạn cần thay đổi các chiến thuật, chiến lược trong mô hình ĐMCN.

EZ Marketing thường đo lường, đánh giá hiệu quả của mô hình ĐMCN hàng tuần, tháng, giữa dự án và cuối dự án marketing.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề “ĐMCN Marketing”, hãy chat trực tiếp với EZ Marketing, các chuyên gia marketing của chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Nếu bạn muốn đóng góp cho chủ đề này, hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúng tôi trân trọng mọi đóng góp của bạn! Nếu thấy bài viết này hữu ích đối với bạn, hãy chia sẻ bài viết tới các hội nhóm marketing mà bạn đang tham gia nhé!