Bài viết được cập nhật ngày 17/09/2024
10P Marketing là một trong những chiến lược marketing mix tốt nhất hiện nay, nó giúp cho nhiều dự án marketing đi đến thành công. Vậy 10P trong marketing là gì? Cách để áp dụng mô hình 10 vào dự án marketing để đạt hiệu quả cao nhất!
Nội dung bài viết
- Tổng quan về 10P Marketing
- Ưu và nhược điểm của mô hình 10P Marketing
- 6 bước để áp dụng mô hình 10P vào dự án Marketing hiệu quả nhất
- Bước 1: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
- Bước 2: Phân tích/nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- Bước 3: Áp dụng mô hình 10P Marketing vào dự án Marketing
- Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện dự án Marketing theo mô hình 10P Marketing
- Bước 5: Thực thi dự án Marketing
- Bước 6: Đánh giá, đo lường và cải tiến dự án Marketing theo mô hình 10P
- Phân tích mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- Product(Sản phẩm) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- Price(Giá) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- Place(địa điểm, phân phối) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- Promotion(truyền thông, xúc tiến) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- People(Con người) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- Process(Quy trình) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- Physical Evidences(Bằng chứng hữu hình) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- Prestige(Uy tín thương hiệu) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- Partnertship(đối tác) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- Policy(chính sách khách hàng) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- P nào trong mô hình 10P là quan trọng nhất?
- Những lưu ý khi áp dụng mô hình 10P vào dự án marketing
Tổng quan về 10P Marketing
10P trong Marketing là gì?
10P Marketing là một trong những chiến lược marketing mix hiệu quả nhất hiện nay. Nó được phát triển từ mô hình 7P Marketing và giải quyết được mọi nhược điểm của 7P Marketing. 10P Marketing còn được gọi là marketing mix 10P, mô hình 10P,…
10P là viết tắt của 10 chữ P, đó là:
- Product: sản phẩm/dịch vụ
- Price: giá cả
- Place: Địa điểm, Phân phối
- Promotion: truyền thông, xúc tiến
- People: Con người
- Process: Quy trình
- Physical Evidences: Bằng chứng hữu hình
- Partnertship: đối tác
- Policy: các chính sách của doanh nghiệp với khách hàng
- Prestige: uy tín thương hiệu
Mỗi chữ P trong mô hình 10P bao gồm các chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật và các công cụ liên quan tới chữ P đó.
Ví dụ P trong Prestige(uy tín thương hiệu) sẽ bao gồm các chiến thuật, hoạt động, kỹ thuật, công cụ liên quan đến xây dựng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp. Ví dụ như sử dụng chiến thuật nào để làm cho khách hàng tin tưởng vào thương hiệu của bạn hoặc cần triển khai các hoạt động nào để xây dựng niềm tin của khách hàng.
Giải thích chi tiết về 10 chữ P trong mô hình 10P
7 chữ P đầu tiên(Product, Price, Place, Promotion, People, Process, Physical Evidences) của mô hình 10P, đã được EZ Marketing giải thích rất chi tiết trong bài 7P Marketing và 4P Marketing. Do vậy, trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào 3 chữ P cuối cùng(Partnertship, Policy, Prestige) của mô hình 10P Marketing đó là:
- Partnertship: đối tác. Các đối tác của doanh nghiệp của bạn có làm cho khách hàng tin tưởng không. Ví dụ công ty của bạn hợp tác với các đối tác có nhiều tiếng xấu thì khách hàng cũng không tin tưởng thương hiệu của bạn.
- Policy: các chính sách của doanh nghiệp bạn có lợi cho khách hàng không. Ví dụ chính sách đổi trả, chính sách hoàn tiền, chính sách thanh toán(Trả góp, nhận hàng trả tiền…)
- Prestige: uy tín thương hiệu. Làm sao để xây dựng thương hiệu uy tín và làm cho khách hàng tin tưởng vào thương hiệu của bạn?
Ưu và nhược điểm của mô hình 10P Marketing
Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của mô hình 10P Marketing:
Ưu điểm
Vì mô hình 10P được phát triển từ mô hình 7P nên nó được kế thừa các ưu điểm của mô hình 7P. Ngoài ra, mô hình 10P còn sở hữu các ưu điểm vượt trội như:
- Được bổ sung thêm yếu tố Prestige(Uy tín thương hiệu): so với mô hình 7P thì mô hình 10P được bổ sung thêm yếu tố “Uy tín thương hiệu. Khi doanh nghiệp xây dựng được “Uy tín thương hiệu” thì doanh nghiệp sẽ “phát triển bền vững, lâu dài”.
- Có thêm yếu tố Partnertship(đối tác): Đối tác của doanh nghiệp bạn là 1 yếu tố để khách hàng có quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không. Nếu đối tác của doanh nghiệp bạn có nhiều tiếng xấu thì khách hàng sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn. Mô hình 7P không có yếu tố này, và nó chỉ được phát triển trong mô hình 10P.
- Bổ sung thêm yếu tố Policy(chính sách khách hàng): nếu doanh nghiệp của bạn xây dựng được 1 chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả thì doanh nghiệp không còn phải lo vấn đề “tìm khách hàng mới”, vì khi đó khách hàng sẽ trở thành khách hàng trung thành và giới thiệu nhiều khách hàng mới cho doanh nghiệp. Hiện nay, 1 số doanh nghiệp có chính sách khách hàng khá tốt như cho phép khách hàng đổi trả trong 30 ngày, bảo hành tới 2 năm, xem hàng mới phải trả tiền, hỗ trợ tư vấn khách hàng 24/7,…
Nhược điểm
Tuy đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm từ mô hình 7P Marketing, nhưng mô hình 10P vẫn có những điểm yếu như:
- Kém linh hoạt: cũng giống như mô hình 4P và mô hình 7P, mô hình 10P cũng phải kết hợp đa số các phòng ban trong doanh nghiệp. Do vậy tính linh hoạt khi triển khai mô hình 10P sẽ kém hơn.
- Có nhiều hạn chế trong môi trường kinh doanh hiện đại: mô hình 10P cũng sở hữu 1 nhược điểm khá nguy hiểm, đó là thiếu đi các yếu tố có thể phát sinh từ môi trường bên ngoài như kinh tế biến động, công nghệ thay đổi, luật pháp thay đổi, thời tiết biến đổi, văn hóa vùng miền…
6 bước để áp dụng mô hình 10P vào dự án Marketing hiệu quả nhất
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước giúp bạn áp dụng mô hình 10P Marketing vào dự án Marketing đạt hiệu quả tốt nhất:
Bước 1: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Có thể nói “Khách hàng chính là yếu tố quan trọng nhất của mọi dự án marketing”. Nếu không hiểu khách hàng, công ty bạn không thể bán được hàng. Do vậy, trước khi áp dụng 10P Marketing vào dự án Marketing, bạn ần tìm hiểu rất kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
Một số thông tin quan trọng mà bạn cần nghiên cứu về đối khách hàng mục tiêu bao gồm:
- Phân tích nhân khẩu học của họ: họ là ai, họ ở đâu(địa lý), thu nhập trung bình của họ là bao nhiêu, thuộc tầng lớp xã hội nào,…
- Thói quen – sở thích của họ: họ có sở thích gì, họ thường truy cập vào website nào, họ xem gì ở trên đó…
- Phân tích nhu cầu của họ: họ đang gặp vấn đề gì, họ mong muốn gì, sản phẩm của bạn có giải quyết được vấn đề và đáp ứng mong muốn của họ không,…
- …
Bước 2: Phân tích/nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Để có thể thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn thì bạn phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, để xem vì sao khách hàng lại mua và sử dụng sản phẩm của họ. Từ đó, có thể đưa ra chiến lược 10P Marketing phù hợp để thu hút khách hàng.
Để phân tích đối thủ hiệu quả, bạn cần:
- Tìm xem trên thị trường hiện nay có những sản phẩm/dịch vụ nào có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng và giải quyết vấn đề của khách hàng giống như sản phẩm của bạn.
- Những sản phẩm đó có gì đặc biệt, những sản phẩm đó có ưu điểm và nhược điểm gì
- Xem sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì nổi trội hơn những sản phẩm/dịch vụ của đối thủ không.
- …
Bước 3: Áp dụng mô hình 10P Marketing vào dự án Marketing
Sau khi đã thấu hiểu khách hàng và hiểu đối thủ, bạn tiến hành áp dụng mô hình 10P Marekting vào dự án Marketing của mình.
Từ các thông tin về khách hàng và đối thủ, bạn sẽ quyết định:
- Sản phẩm có tính năng gì, thiết kế ra sao và có cần bổ sung thêm tính năng gì không để có thể giải quyết vấn đề của khách hàng và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của họ.
- Sản phẩm có giá bán bao nhiêu, chiết khấu bao nhiêu…để khách hàng chấp nhận được mức giá đó
- Sử dụng các kênh phân phối nào để khách hàng dễ dàng tìm mua sản phẩm/dịch vụ của bạn: mở cửa hàng hay bán trên Online, bán lẻ hay qua nhà cung cấp,…
- Sử dụng các kênh truyền thông nào để dễ tiếp cận khách hàng nhất, sử dụng thông điệp truyền thông nào…
- Doanh nghiệp cần xây dựng những quy trình nào để các bộ phân trong công ty phối hợp tốt với nhau và tạo sự hài lòng của khách hàng
- Doanh nghiệp cần tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân sự như thế nào để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất khi mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.
- Những bằng chứng hữu hình nào có thể giúp khách hàng tin tưởng vào thương hiệu: giấy phép kinh doanh, giấy an toàn thực phẩm, nhà máy với thiết bị hiện đại, cửa hàng được thiết kế trang trọng…
- Nên hợp tác với những đối tác nào để khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ do công ty bạn tạo ra
- Làm sao để xây dựng uy tín thương hiệu bền vững và lâu dài
- Cần có những chính sách khách hàng nào để chiếm trọn niềm tin của khách hàng: cho phép khách hàng đổi trả trong 30 ngày, bảo hành sản phẩm tới 2 năm và bảo hành sửa chữa tại nhà, xem hàng mới phải trả tiền, hỗ trợ tư vấn khách hàng 24/7,…
Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện dự án Marketing theo mô hình 10P Marketing
Sau khi áp dụng mô hình 10P vào dự án Marketing, bạn cần lên kế hoạch các công việc chi tiết cần thực hiện.
Đầu tiên, bạn cần có mục tiêu của cả dự án marketing và ngân sách marketing dự kiến. Sau đó, bạn có thể sử dụng mô hình 5W1H để lên kế hoạch thực hiện dự án Marketing chi tiết.
Mô hình 5W1H bao gồm:
- What: Có những công việc nào
- Why: mục tiêu của từng đầu viên là gì
- Who: ai thực hiện các công việc đó
- When: thời gian cho mỗi đầu việc
- Where: triển khai trên các kênh nào, ở đâu
- How: làm mỗi đầu việc như thế nào.
Để dự án marketing không đi sai hướng, bạn cần đo lường, đánh giá hiệu quả của dự án theo từng mốc thời gian cụ thể. Nếu dự án marketing chưa đạt tiến độ tại các mốc thời gian thì bạn cần điều chỉnh chiến lược 10P Marketing ngay để có thể đạt mục tiêu khi kết thúc dự án. EZ Marketing thường đặt ra các mốc thời gian bao gồm hàng tuần, tháng, giữa dự án để đo lường, đánh giá hiệu quả của dự án marketing đang triển khai.
Bước 5: Thực thi dự án Marketing
Sau khi đã có kế hoạch, giờ là lúc bạn cần bắt tay vào thực thi dự án marketing. Dự án marketing theo mô hình 10P có thành công hay không, phần lớn dựa vào người triển khai dự án. Người triển khai dự án phải phối hợp thật tốt với các phòng ban khác để dự án có thể đi đến thành công.
Bước 6: Đánh giá, đo lường và cải tiến dự án Marketing theo mô hình 10P
Mỗi công ty sẽ có bộ chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả của dự án marketing khác nhau. Thông thường, các công ty sẽ đánh giá xem tại thời điểm đánh giá thì dự án marketing đã đạt bao nhiêu % mục tiêu, các KPI marketing nào đã hoàn thành, KPI Marketing nào đang bị chậm và tìm ra lý do, sau đó thay đổi chiến lược 10P để dự án đi đúng tiến độ.
Tại mỗi thời điểm trong dự án, EZ Marketing sẽ lấy các bộ chỉ số đo lường hiệu quả của dự án marketing khác nhau. Ví dụ: đầu dự án Marekting, EZ Marketing sẽ tập trung vào đánh giá bộ chỉ số liên quan tới công việc như các công việc có được hoàn thành theo kế hoạch không, hoàn thành tốt không, nếu không thì lý do tại sao và cần thay đổi những gì. Giai đoạn giữa dự án thì EZ Marketing sẽ tập trung vào các bộ chỉ số liên quan tới mục tiêu như: đo lường xem dự án marketing đã đạt được bao nhiêu % mục tiêu, có cần thay đổi chiến lược 10P không…
Phân tích mô hình 10P của thương hiệu Samsung
Samsung là 1 trong những công ty hàng đầu trong ngành công nghệ, với các sản phẩm điện tử được mọi người sử dụng hàng ngày. Chắc chắn gia đình bạn cũng đang sở hữu ít nhất 1 món đồ của Samsung, có thể là điện thoại Samsung, tivi, tai nghe, máy giặt, tủ lạnh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh…
Dưới đây là các phân tích của EZ Marketing về mô hình 10P của thương hiệu Samsung:
Product(Sản phẩm) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- Samsung tạo ra đa dạng các dòng các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cho nhiều phân khúc khách hàng. Mọi phân khúc khách hàng như phân khúc bình dân, trung cấp và cao cấp đều có thể lựa chọn được 1 sản phẩm Samsung phù hợp. Bạn có thể tìm thấy những chiếc điện thoại Samsung có giá dưới 3 triệu nhưng cũng có những chiếc điện thoại Samsung trên 30 triệu. Nhưng phân khúc chính mà Samsung tập trung chính là phân khúc trung cấp.
- Các sản phẩm của Samsung tập trung vào độ bền và liên tục cập nhật các công nghệ mới nhất với mức giá phù hợp với mọi đối tượng người dùng, dù bạn thuộc phân khúc bình dân, trung cấp hay cao cấp thì bạn đều có thể lựa chọn được sản phẩm Samsung đáp ứng nhu cầu của mình.
- Vỏ hộp của các sản phẩm của Samsung được thiết kế đơn giản nhưng sang trọng, vỏ hộp được làm từ bột giấy đóng khuôn giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho người dùng.
- Các sản phẩm của Samsung sử dụng các công nghệ tiên tiến giúp giảm mức sử dụng năng lượng, giảm chi phí tiền điện và bảo vệ môi trường. Các sản phẩm của Samsung có thể tái chế, giúp giảm rác thải và bảo vệ môi trường.
Price(Giá) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
Mỗi phân khúc khách hàng thì Samsung sử dụng 1 chiến lược giá khác nhau. Bạn có thể thấy 2 chiến lược giá nổi bật của Samsung là:
- Chiến lược định giá cao cấp(Premium pricing): được Samsung áp dụng cho các loại sản phẩm hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp. Ví dụ: một số mẫu Smart phone Samsung Galaxy có mức giá cao ngang với những chiếc iPhone đắt nhất. Chiến lược giá này giúp Samsung khẳng định giá trị thương hiệu của họ và tối đa hóa lợi nhuận.
- Chiến lược định giá dựa trên giá trị(Value-based pricing): đây là chiến lược định giá dựa trên giá trị của sản phẩm kết hợp với nhận thức của khách hàng trong việc định giá các sản phẩm tương tự trên thị trường. Định giá dựa trên giá trị cho phép Samsung đặt ra các mức giá hấp dẫn dựa trên phân khúc khách hàng mục tiêu.
Place(địa điểm, phân phối) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
Samsung thực hiện chiến lược phân phối có chọn lọc. Chiến lược này tập trung vào việc phân phối các loại sản phẩm thông qua một mạng lưới phân phối được chọn lọc kỹ càng và có sự kiểm soát của Samsung.
Hiện nay, Samsung đang phân phối sản phẩm qua 4 kênh chính:
- Đại lý ủy quyền của Samsung
- Cửa hàng trải nghiệm Samsung
- Các website thương mại điện tử Samsung
- Nhà phân phối
Samsung đã kết hợp các địa điểm, kênh phân phối(Place) truyền thống và các kênh thương mại điện tử để giúp khách hàng có trải nghiệm liền mạch. Hầu hết các sản phẩm của Samsung đều được bán thông qua các đại lý được ủy quyền của họ. Các đại lý được ủy quyền này phân phối sản phẩm của Samsung và tuân thủ các quy định của Samsung(ví dụ như quy định về giá cả và khuyến mãi). Các cửa hàng trải nghiệm của Samsung mang đến cho khách hàng mục tiêu những trải nghiệm sử dụng sản phẩm thực tế. Các trang web thương mại điện tử của Samsung giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc mua hàng.Ngoài ra, Samsung còn sử dụng các nhà phân phối để cung cấp các sản phẩm của họ ra thị trường, ở Việt Nam có 1 số nhà phân phối của Samsung như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viettel Store,…
Promotion(truyền thông, xúc tiến) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
Samsung kết hợp giữa các kênh marketing Offline(marketing truyền thống) và marketing online(marketing hiện đại). Các hoạt động truyền thông của Samsung phổ biến:
- Quảng cáo trên TV, trang web và phương tiện truyền thông dạng in ấn(như báo giấy, tạp chí,…)
- Sales promotion(Khuyến mãi)
- Tài trợ sự kiện
- Bán hàng cá nhân(Personal Selling)
- Quan hệ công chúng(PR)
Quảng cáo là hoạt động truyền thông/quảng bá chính của Samsung. Ví dụ: Samsung quảng cáo các smartphone và máy tính bảng mới ra mắt của họ trên TV, phương tiện truyền thông dạng in ấn và các trang web hoặc các phương tiện kỹ thuật số. Samsung sử dụng quảng cáo để đảm bảo khả năng hiển thị thương hiệu được tối ưu và góp phần quảng bá các sản phẩm công nghệ khác của công ty. Ngoài ra, Samsung sử dụng các chương trình khuyến mãi như mã giảm giá, giảm giá trực tiếp trên sản phẩm dành cho các sản phẩm mới ra mắt để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm mới của Samsung.
Samsung thường xuyên tài trợ cho các sự kiện liên quan đến công nghệ để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. chẳng hạn như World Cyber Games(một sự kiện thể thao điện tử), Samsung triển khai nhiều chương trình hỗ trợ Việt Nam phát triển nhân tài công nghệ(như Dự án Phát triển Nhân tài Công nghệ SIC) để tăng khả năng hiển thị thương hiệu. Ngoài ra, Samsung tham gia Hội chợ Điện tử Tiêu dùng(CES) hàng năm để giới thiệu những công nghệ mới nhất của họ.
Samsung triển khai các hoạt động Quan hệ công chúng bao gồm đăng tin tức về sản phẩm, công nghệ, các chương trình hỗ trợ cộng đồng và thông cáo báo chí trên website của công ty.
People(Con người) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
Samsung xây dựng một đội ngũ toàn cầu, ai cũng có cơ hội làm việc và có cơ hội phát triển như nhau, không phân biệt giới tính, màu da hay tôn giáo, mọi nhân viên được truyền cảm hứng để trở thành người tài năng. Mọi nhân viên cùng nỗ lực xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Samsung thúc đẩy một môi trường công nghệ hòa nhập bằng cách tích hợp các nỗ lực DEI đa dạng vào các hoạt động và sản phẩm của họ.
Process(Quy trình) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
Tất cả các quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm và bán hàng của Samsung, đều hướng tới việc bảo vệ môi trường, các sản phẩm của Samsung có thể tái chế được, từ đó bảo vệ môi trường. Samsung tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường.
Thứ hai, Samsung ưu tiên sự an toàn và sức khỏe con người. Họ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, tạo ra môi trường làm việc thoải mái và ngăn ngừa tai nạn bất cẩn.
Physical Evidences(Bằng chứng hữu hình) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
- Samsung có 50 Cửa hàng trải nghiệm các sản phẩm của Samsung tại Việt Nam. Các cửa hàng này có thiết kế tối giản nhưng cực kỳ sang trọng. Khi đến đây, khách hàng không chỉ được trải nghiệm không gian trải nghiệm cao cấp, sử dụng các mẫu sản phẩm mới nhất của Samsung, mà khách hàng còn được cung cấp dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng hoàn thiện nhất với nhiều chương trình hậu mãi hấp dẫn nhất.
- Các sản phẩm của Samsung được thiết kế đơn giản nhưng rất sang trọng
- Samsung có 4 nhà máy tại Việt Nam với hơn 100.000 nhân viên
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung Việt Nam (SRV) tại Hà Nội với hơn 2000 kỹ sư. Trung tâm này được thiết kế với 16 tầng nổi và 3 tầng hầm, với tổng diện tích xây dựng là 11.603 m² và diện tích sàn là 79.511 m².
Prestige(Uy tín thương hiệu) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
Mọi chính sách và lời tuyên bố của Samsung đưa ra đều đã được họ thực hiện nghiêm túc. Điều này, làm cho thương hiệu Samsung có được niềm tin từ phía khách hàng.
Partnertship(đối tác) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
Samsung rất “kỳ công chọn lọc” những đối tác chất lượng, những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, từ những tập đoàn toàn cầu khổng lồ đến những nhà cung cấp phần mềm uy tín, để giúp Samsung hiện thực hóa những ý tưởng đột phá công nghệ, để đưa ra thị trường các giải pháp đẳng cấp thế giới.
Các đối tác của Samsung có thể kể đến IBM, Microsoft, Cisco…Đây đều là những tập đoàn công nghệ lớn, nổi tiếng trên toàn thế giới.
Policy(chính sách khách hàng) trong mô hình 10P của thương hiệu Samsung
Tất cả chính sách khách hàng của Samsung là 1 bộ quy tắc “chuẩn mực” mà mọi doanh nghiệp nên áp dụng:
- Có những phần cứng của sảm phẩm được Samsung bảo hành lên tới 20 năm như Máy nén Inverter của tủ lạnh, Mô tơ Inverter của máy giặt và máy sấy. Bạn có thể xem chi tiết thời hạn bảo hành các sản phẩm Samsung tại: Thông tin bảo hành sản phẩm của Samsung
- Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Samsung sẽ hỗ trợ bạn 24/7. Bạn chỉ cần gọi số 1800 588 889 và nhấn phím 1-9-6 để nghe tiếng Việt.
- Samsung còn có tính dịch vụ Ngôn Ngữ Ký Hiệu hỗ trợ người Điếc/người Nghe kém. Bạn có thể xem chi tiết tại Ngôn ngữ ký hiệu Samsung
- Ngoài ra, Samsung còn có các dịch vụ lắp đặt, sữa chữa tại nhà cho khách hàng đối với 1 số thiết bị cụ thể.
P nào trong mô hình 10P là quan trọng nhất?
Mỗi chữ P trong mô hình 10P đều rất quan trọng. Nếu thiếu 1 trong 10 chữ P đều thể ảnh hưởng lớn tới kết quả dự án Marketing.
Tùy mục đích và mục tiêu của từng doanh nghiệp, mà câu trả lời cho câu hỏi “P nào trong mô hình 10P là quan trọng nhất?” sẽ khác nhau.
Nhưng theo EZ Marketing, trong mọi chiến dịch marketing đều cần 2 chữ P đó là: Product(Sản phẩm) và People(Con người). Ví dụ: Nếu bạn tạo ra 1 sản phẩm kém chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì dù cho 9 chữ P còn lại bạn thực hiện rất tốt thì khách hàng cùng lắm cũng chỉ mua sản phẩm của bạn 1 lần và không bao giờ quay lại, sớm muộn doanh nghiệp của bạn cũng phá sản. Còn nếu nhân viên(các người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng) có thái độ không tốt với khách hàng, không tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, thì doanh nghiệp sẽ mất đi 1 lượng lớn khách hàng, thậm chí là không có 1 khách hàng nào mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Nếu doanh nghiệp của bạn muốn phát triển bền vững thì bạn cần tập trung xây dựng yếu tố Prestige(uy tín thương hiệu). Nếu muốn thu hút lượng lớn khách hàng thì có thể tập trung vào yếu tố Price(giá cả). Nếu muốn khách hàng tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ của bạn thì cần tập trung vào yếu tố Physical Evidences(Bằng chứng hữu hình) và Policy(các chính sách của doanh nghiệp với khách hàng)…Đây chỉ là những gợi ý của EZ Marketing, còn việc lựa chọn chữ P nào để tập trung xây dựng thì còn tùy lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ và chiến lược của công ty bạn.
Những lưu ý khi áp dụng mô hình 10P vào dự án marketing
Nếu bạn muốn mô hình 10P marketing phát huy hiệu quả tối đa, bạn cần lưu ý những điều sau:
Phải có mục tiêu marketing rõ ràng
Trong cuộc sống, nếu bạn muốn thành công thì việc đầu tiên bạn cần làm là phải xác định một đích đến rõ ràng(vị trí đích đó ở đâu, với nguồn lực và khả năng của bạn thì có đến được đích đó hay không, thời hạn để đến đích là bao giờ). Nếu không, bạn chỉ đang đi lòng vòng mà không bao giờ đến được đích. Cũng như vậy, muốn dự án marketing thành công, bạn phải có mục tiêu marketing rõ ràng.
Bạn có thể sử dụng mô hình S.M.A.R.T để tạo ra mục tiêu marketing. Tạo mục tiêu S.M.A.R.T bao gồm:
- S – Specific: mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng
- M – Measurable: Mục tiêu phải đo lường được bằng con số
- A – Achievable: mục tiêu đó phải có khả năng thực hiện
- R – Realistic: mục tiêu đó phải có tính thực tế
- T – Time bound: và mục tiêu phải có mốc thời gian hoàn thành
Ví dụ: mục tiêu marketing là có 100 khách hàng mới trong vòng 1 năm với ngân sách marketing là 10 triệu.
Tùy từng nguồn lực của doanh nghiệp, tùy lĩnh vực kinh doanh, tùy khả năng thực hiện của doanh nghiệp, cung – cầu thị trường và tình hình kinh tế, chính trị… mà mục tiêu có thể thực hiện được hay không. Ví dụ trong lĩnh vực bất động sản có 100 khách hàng mới trong vòng 1 năm có thể là nhiệm vụ bất khả thi nhưng để có 100 khách hàng mới trong lĩnh vực đồ gia dụng thì đây là 1 mục tiêu khá dễ dàng.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu rõ ràng
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa xác định đối tượng khách hàng mục tiêu rõ ràng mà chỉ đổ tiền vào quảng cáo ngay. Như vậy, vừa lãng phí ngân sách marketing vừa không đạt được mục tiêu dự án marketing. Nếu sản phẩm của bạn dành cho mọi đối tượng thì bạn vẫn cần phân chia thành các nhóm đối tượng khách hàng rõ ràng để tạo ra các chiến lược 10P phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng đó.
Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn sản xuất nước khoáng cho mọi người nhưng bạn vẫn cần phân nhóm đối tượng vì thông điệp truyền thông cho người trẻ khác người già, người mang bầu khác phụ nữ sau sinh…
Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi sử dụng 10P
Nếu bạn không nghiên cứu kỹ càng thị trường, rất có thể sản phẩm của bạn sẽ không được khách hàng đón nhận.
Ví dụ: nếu bạn bán laptop A với giá 15 triệu, trên thị trường có nhiều rất đối thủ bán laptop A với giá chỉ 10 triệu đồng. Nếu bạn không nghiên cứu thị trường trước khi bán laptop A thì bạn sẽ không bán được chiếc laptop A nào. Nhưng nếu bạn đã nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng thì bạn sẽ có thể đưa ra các yếu 10P khác để thu hút khách hàng ngoài yếu tố cạnh tranh giá. Ví dụ bạn có thể đưa ra yếu tố Policy(chính sách khách hàng) là bảo hành laptop tại nhà trong vòng 5 năm, đổi trả laptop trong 30 ngày không cần lý do, chắc chắn laptop A của bạn tuy giá cao nhưng có thể bán rất chạy.
Nghiên cứu thị trường chính là nghiên cứu tình hình cung – cầu của thị trường, nghiên cứu điểm mạnh – yếu của đối thủ, xu hướng tiêu dùng của khách hàng, tình hình kinh tế vi mô – vĩ mô…
Xây dựng quy trình phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban trong doanh nghiệp
Vì mô hình 10P Marketing cần phối hợp đa số các phòng ban trong doanh nghiệp, nếu các phòng ban phối hợp không tốt thì mô hình 10P rất có thể sẽ đi đến thất bại.
Do vậy, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban. Mỗi phòng ban đều phải biết công việc và trách nhiệm của mình.
Thường xuyên đo lường, đánh giá hiệu quả của mô hình 10P
Nếu bạn chỉ xây dựng mô hình 10P xong để đấy thì việc bạn làm là hoàn toàn vô ích và gây ra lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.
Do vậy, để mô hình 10P phát huy hiệu quả cao nhất, bạn cần đặt ra các mốc thời gian để đo lường, đánh giá hiệu quả của mô hình 10P mang tới cho dự án marketing của bạn. Và thay đổi mô hình 10P khi cần thiết.
Tại EZ Marketing, chúng tôi thường đo lường, đánh giá hiệu quả của mô hình 10P Marketing theo tuần, tháng, giữa dự án và cuối dự án.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới chủ đề “10P trong Marketing”, hãy chat trực tiếp với chúng tôi, các chuyên gia marketing của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Ngoài ra, bạn có thể đóng góp ý kiến về chủ đề này bằng cách chat trực tiếp hoặc comment dưới bài viết này, EZ Marketing trân trọng mọi đóng góp từ bạn! Nếu thấy bài viết về “10P trong Marketing” này hữu ích đối với bạn, hãy chia sẻ bài viết vào các hội nhóm marketing mà bạn đang tham gia nhé, có nhiều người đang theo đuổi ngành marketing cần những thông tin này!
Hãy để lại bình luận